Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn: Tiếng Việt – Lớp 4 năm học: 2014 - 2015 thời gian làm bài: 80 phút

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn: Tiếng Việt – Lớp 4 năm học: 2014 - 2015 thời gian làm bài: 80 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn: Tiếng Việt – Lớp 4 năm học: 2014 - 2015 thời gian làm bài: 80 phút
PHÒNG GD&ĐT ĐAN PHƯỢNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
Năm học: 2014-2015
Thời gian làm bài: 80 phút
(Đối với phần đọc thầm và làm bài tập + Phần B)
Họ và tên: .......................................................................... Lớp: 4........ 
Điểm đọc: ........... Điểm viết:........
Điểm chung: ..............
Nhận xét: ...........................................
...........................................................
Giáo viên chấm
(Họ tên, chữ ký)
Phụ huynh
(Họ tên, chữ ký)
PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm) :
1. Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do GV chuẩn bị) để chọn bài đọc.
2. Nội dung kiểm tra: : Học sinh đọc một đoạn văn hoặc một đoạn thơ khoảng 100 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 34, sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) 
 Anh bù nhìn
 Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc ruộng mạ non mới gieo... đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ, tay anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. Đầu cần câu buộc túm một nắm giấy, tốt hơn thì dùng túm lá chuối khô tước nhỏ,giống như vẫn buộc ở đầu gậy của người chăn vịt trên đồng.
 Có nhiều loài chim bị mắc lừa, rất sợ anh bù nhìn, sợ cái cần câu ấy, vì chỉ hơi thoáng gió thì từ tấm áo, cái nón đến thanh roi ấy đều cử động phe phẩy, đung đưa... Bọn trẻ chúng tôi đứng từ xa mà nhìn cũng thấy đúng là một người đang ngồi, tay cầm que để đuổi chim...
 Nhưng anh bù nhìn thaaytj hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và cũng chẳng bao giờ kể công. Các anh cũng không sợ nắng gắt, gió lạnh, mưa bão. Anh có bj gió xô ngã thì rồi cũng có người đỡ anh dậy, anh chẳng kêu khóc gì bao giờ.
 Chỉ tiếc là có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ thế là lần sau cứ xuống và còn đi gọi cả đàn xuống, vừa tra ngô, tỉa đỗ, mà lại phải làm lại từ đầu, vì chúng đã ăn hết cả hạt vừa gieo.Người ta vốn khôn ngoan hơn, lại phải thay lại tấm áo, cái nón và cái cần câu mới, buộc thêm vào đấy nhiều mẩu giấy có các màu, làm như đó là một người bảo vệ mới.
 Bọn trẻ chúng tôi thích các anh bù nhìn ấy vì các anh không bao giờ dọa chngs tôi, không bao giờ lên mặt hoặc cáu gắt, dù chúng tôi có ào xuống ruộng bắt châu chấu, đuổi cào cào, giẫm cả lên cái mầm ngô, mầm đõ mới nhú...
 Qủa là các anh bù nhìn hiền lành đáng yêu, đã giúp người nông dân, trong đó có cha mẹ tôi, một cách khá tốt...
 ( Theo Băng Sơn)
 Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1. Anh bù nhìn được làm bằng gì?
 a . Giấy và bao tải cũ.
 b. Gỗ và áo tơi lá cũ.
 c. Thanh tre, bao tải rách, áo tơi lá cũ.
2. Anh bù nhìn có nhiệm vụ gì?
 a . Dọa tre con.
 b. Dọa chim, bảo vệ ruộng mới gieo hạt.
 c. Làm đồ chơi cho trẻ con.
3. Người nông dân làm gì khi lũ chim ăn hết hạt mới gieo ngoài đồng ? 
 a. Gieo lại hạt và làm một anh bù nhìn khác.
 b. Gieo lại hạt và làm bẫy chim.
 c. Vừa làm bẫy chim vừa làm anh bù nhìn khác.
4.Các anh bù nhìn đáng yêu ở điểm nào ?
 a. Hiền lành, tốt bụng.
 b. Vui tính, không cáu gắt. 
 c. Không dọa dẫm, cáu gắt, lên mặt với trẻ con, giúp người nông dân bảo vệ ruộng mới gieo hạt.	
5. Câu sau: Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và chẳng bao giờ kể công.” Thuộc câu kể :
 a. Câu Ai làm gì ?
 b. Câu Ai là gì ?
 c. Câu Ai thế nào ?
6. Trong câu “ Tay anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu.” Chủ ngữ là:
 a. Tay
 b. Tay anh bù nhìn
 c. Anh bù nhìn
7. Trong câu “ Chỉ tiếc là có nững con chim ranh ma , một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ.” Có thể thay từ ranh ma bằng từ nào dưới đây:
 8. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì ?
 Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo...đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn.
 a . Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
 b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật.
 c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là các ý liệt kê.
 PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT(10 ĐIỂM)
I- Chính tả ( Nghe - viết): (4 điểm)
 Bài “ Con chuồn chuồn nước” (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 2 - Trang 127) 
 Đoạn: “ Ôi chao! ...lướt nhanh trên mặt hồ.”
 II- Tập làm văn (6 điểm)
Tả con vật nuôi trong nhà mà em biết.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ II
Môn: Tiếng Việt
Năm học 2014- 2015
I- Phần đọc thầm và làm bài tập ( 6 điểm):
Câu 1; 2; 3; 4; 5; 7 Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm.
Câu 6; 8; 9 Mỗi câu đúng cho 1 điểm.
Đáp án: Câu 1 - b Câu 4 - a
 Câu 2 - c Câu 5 - b 
 Câu 3 - b Câu 6 - a
 Câu 7 - a - mà 
Câu 8 , Vế 1: CN: Thời Lượng ; VN: vừa học giỏi, chuyên cần, ngoan ngoãn
 Vế 2: CN: cậu ; VN:được mọi người quý mến.
Câu 9: Các cặp từ hô ứng là : a,đâu đó
 b, chưađó
* Lưu ý: Học sinh chỉ khoanh tròn vào một phương án cho là đúng, nếu khoanh tròn vào hai phương án trở lên không cho điểm.
II- Chính tả: Bài viết: Út Vịnh.( 4 điểm)
- Học sinh viết đẹp, đúng mẫu cỡ chữ, không sai lỗi chính tả - cho 4 điểm.
- Sai mỗi lỗi chính tả - trừ 0,25 điểm.
- Nếu học sinh viết không bị sai lỗi chính tả mà chưa đẹp, chưa đúng mẫu cỡ chữ thì giáo viên trừ toàn bài từ mức điểm: 0,5 hoặc 1điểm, tùy theo mức độ. 
III- Tập làm văn ( 6 điểm):
- Bài viết đảm bảo đúng yêu cầu sau được 6 điểm:
+ Học sinh viết được bài văn tả một cảnh đẹp đúng với yêu cầu của đề bài và có đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài đúng theo yêu cầu đã học.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, có hình ảnh, biết lồng cảm xúc khi miêu tả.
+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tùy theo mức độ sai sót trong bài làm của học sinh ( về đặt câu, về cách dùng từ, cách diễn đạt, chữ viết, ) có thể cho các mức điểm : 5,5- 5- 4,5 - 4 - 3,5 - 3 -2,5 - 2 - 1,5- 1 - 0,5.
* Nếu học sinh không viết được gì hoặc viết sai yêu cầu đề bài thì không cho điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_TV_ky_2_nam_hoc_2014_2015.doc