MA TRẬN ĐỀ KTĐK MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TNKQ TL HT khác TN KQ TL HT khác TNKQ TL HT khác TNKQ TL HT khác 1. Đọc a) Đọc thành tiếng Số câu 1 Số điểm 1 1 0,5 0,5 b) Đọc hiểu Số câu 2 (1,2) 2 (3,7) 2 (5,9) 1 (4) 1 (8) 2 (6, 10) Số điểm 1 1 1 1 1 2 2. Viết a) Chính tả Số câu 1 Số điểm 2 b) Đoạn, bài Số câu 1 Số điểm 4 2 1 1 Tổng Số câu 2 1 2 1 1 2 2 1 2 Số điểm 1 4 3 1 2 1 1 2 0,5 1 3 0,5 PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN DÂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Năm học : 2018 - 2019 Môn Tiếng Việt - Lớp 5 (Phần đọc hiểu + viết) Thời gian làm bài: 70 phút – Không kể thời gian giao đề Đọc hiểu I. Đọc thầm ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : « Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ? ». Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. « Cháu hát hay quá ! ». một giọng nói vang lên : « Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ ». Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. « Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay. » - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe ? Hoàng Phương B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Vì sao cô bé bị thâỳ giáo loại khỏi dàn đồng ca ? a. Vì cô bé không có bạn chơi cùng. b. Vì cô không có quần áo đẹp. c. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng , cũ và bẩn. Câu 2: Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì ? a. Suy nghĩ và khóc một mình. b. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già. c. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả. Câu 3: Cụ già đã làm gì cho cô bé ? a. Cụ nói : “ Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. b. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn. c. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát. Câu 4: Tình tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ và xúc động nhất ? Câu 5: Câu “ Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” Dấu phẩy câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu? a. Ngăn cách bộ phận cùng chức vụ trong câu. b. Ngăn cách bộ phận trạng ngữ trong câu. c. Ngăn cách để thay thế cho quan hệ từ. Câu 6: Đặt hai câu có từ tai, một câu mang nghĩa gốc,một câu mang nghĩa chuyển. Câu 7: Dòng nào nêu đúng chủ ngữ của câu: “ Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” a, Một ca sĩ b, Cô bé c, Cô bé đã trưởng thành Câu 8: Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ vui vẻ? a. vui tươi, vui mắt, mừng vui vui mừng, vui sướng, vui vầy vui cười, vui tính, vui lòng Câu 9: Từ ghép nào dưới đây được tạo ra từ các cặp tiếng có nghĩa trái ngược nhau? A. Béo gầy B. Đoàn kết C. Thấp bé D. Nhân ái Câu 10 : Từ hay trong hai câu sau là tính từ, động từ hay quan hệ từ: a. Cô bé nghĩ xem mình có nên tiếp tục hát hay thôi. b. Cô bé mới hay tin ông cụ qua đời. B. Chính tả ( Học sinh nghe – viết) C. Tập làm văn Đề bài: Em hãy tả một người thân trong gia đình em. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Phần: Chính tả (Thời gian 15 phút ) Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết Kì diệu rừng xanh Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Phần: Đọc thành tiếng Đọc thành tiếng: Nhúp phiếu một trong hai đoạn sau: Phiếu đọc 1: Mïa th¶o qu¶ Sù sèng cø tiÕp tôc trong ©m thÇm, hoa th¶o qu¶ n¶y díi gèc c©y kÝn ®¸o vµ lÆng lÏ. Ngµy qua, trong s¬ng thu Èm ít vµ ma r©y bôi mïa ®«ng, nh÷ng chïm hoa khÐp miÖng b¾t ®Çu kÕt tr¸i. Th¶o qu¶ chÝn dÇn. Díi ®¸y rõng, tùa nh ®ét ngét, bçng rùc lªn nh÷ng chïm th¶o qu¶ ®á chon chãt, nh chøa löa, chøa n¾ng. Rõng ngËp h¬ng th¬m. Rõng s¸ng nh cã löa h¾t lªn tõ díi ®¸y rõng. Rõng say ng©y vµ Êm nãng. Th¶o qu¶ nh nh÷ng ®èm löa hång, ngµy qua ngµy l¹i th¾p thªm nhiÒu ngän míi, nhÊp nh¸y vui m¾t. * Trả lời câu hỏi: Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp? Phiếu đọc 2: ThÇy thuèc nh mÑ hiÒn H¶i Thîng L·n ¤ng lµ mét thÇy thuèc giµu lßng nh©n ¸i, kh«ng mµng danh lîi. Cã lÇn, mét ngêi thuyÒn chµi cã ®øa con nhá bÞ bÖnh ®Ëu nÆng, nhng nhµ nghÌo, kh«ng cã tiÒn ch÷a. L·n ¤ng biÕt tin bÌn ®Õn th¨m. Gi÷a mïa hÌ nãng nùc, ch¸u bÐ n»m trong chiÕc thuyÒn nhá hÑp, ngêi ®Çy môn mñ, mïi h«i tanh bèc lªn nång nÆc. Nhng L·n ¤ng vÉn kh«ng ng¹i khæ. ¤ng ©n cÇn ch¨m sãc ®øa bÐ suèt mét th¸ng trêi vµ ch÷a khái bÖnh cho nã. Khi tõ gi· nhµ thuyÒn chµi, «ng ch¼ng nh÷ng kh«ng lÊy tiÒn mµ cßn cho thªm g¹o, cñi * Trả lời câu hỏi: Lòng nhân ái của Lãn Ông được thể hiện qua chi tiết nào trong việc chữa bệnh cho người thuyền chài? PHÒNG GIÁO DỤC $ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc thành tiếng: 3 điểm - Đọc đúng, lưu loát toàn bài, tốc độ đọc khoảng 100 - 110 tiếng/ phút và trả lời đúng câu hỏi (3 điểm). II- Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm): Từ câu 1,2,3,5,7,9 mỗi câu trả lời đúng: 0,5điểm. Câu 4, 8 mỗi câu trả lời đúng: 1điểm. Câu 1 2 3 5 7 8 9 P.án đúng C C A B C B A Câu 4: Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát lại là một người bị điếc, không có khả năng nghe. Câu 6: (1 đ) Đặt đúng 1câu có từ tai mang nghĩa gốc, 1 câu có từ tai mang nghĩachuyển Câu 10: (1đ)Xác định đúng từ hay trong mỗi câu được 0,5 đ Câu a: Từ hay là QHT Câu b: Từ hay là động từ B. Kiểm tra viết: 10 điểm I. Viết chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng: 2 điểm - Sai từ lỗi thứ 2 trở đi,cứ mắc 2 lỗi chính tả (sai phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm Lưu ý: Chữ viết xấu, sai về độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn toàn bài trừ 0,5 điểm. II. Tập làm văn: (8 điểm) 1. Thể loại và bố cục: Viết đúng thể loại miêu tả người. 2. Trình tự: - Tả ngoại hình. - Tả tính tình. 3. Cách diễn đạt: Dùng từ ngữ phù hợp, đặt câu gãy gọn, lời văn rõ ràng, mạch lạc, viết đúng ngữ pháp,... 4. Trình bày: - Các ý liên kết chặt chẽ. - Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. - Không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng , sạch sẽ. - Độ dài bài viết khoảng từ 15 câu trở lên. * Lưu ý: - Khuyến khích bài văn biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi tả. Thang điểm: - Điểm 7,5 - 8: Bài làm đạt trọn vẹn cả 4 yêu cầu trên. - Điểm 6 -7,5: Đạt cả 5 yêu cầu nhưng giọng văn thiếu hấp dẫn hoặc đạt được các yêu cầu nhưng cách viết đơn điệu, không làm nổi bật các hình ảnh tiêu biểu , sai từ 5 đến 8 lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1 - 5,5: Giáo viên căn cứ và yêu cầu thang điểm đã cho để vận dụng khi chấm cụ thể từng bài làm của học sinh. - Điểm 0,25: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng không làm bài.
Tài liệu đính kèm: