Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Thủy An

doc 7 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Thủy An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Thủy An
PHÒNG GD & ĐT TX ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỦY AN
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - LỚP 4
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN: TIẾNG VIỆT
 Họ và tên: .............................................................. Lớp ......................
Trường: Tiểu học Thủy An
ĐIỂM
PHẦN NHẬN XÉT VÀ KÝ TÊN (GHI RÕ HỌ TÊN) CỦA GV
Đọc
Viết
Chung
A. Bài kiểm tra viết
I. Chính tả : Nghe - viết: 15 phút.
Bài viết : Đường đi Sa Pa
Viết đoạn: Hôm sau. đến hết. Trang 102– SGK tiếng việt 4 tập 2
II. Tập làm văn: (35phút)
Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.
B. Bài kiểm tra đọc:
I.Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm (20 phút)
VÕ SĨ BỌ NGỰA
Bọ Ngựa leo xuống gốc cây, rún cẳng nhảy một nhảy ra khỏi bụi hồng, đi từng bước chững chạc trên bãi cỏ. Mỗi khi nhấc chân lên, nó lại giơ hai càng ra đằng trước. Làm điệu múa mênh, gạt đỡ, ra lối ta đây con nhà võ nghệ. Cái mặt thì vênh vác, đưa sang bên nọ, bên kia, để xem có ai xung quanh nhìn thấy mình đương đi bằng một dáng oai hùng nhất thiên hạ không.
Đang trịnh trọng đi, bỗng Bọ Ngựa sững lại. Có cái gì đang động đậy trong bụi cỏ trước mặt. Hai cái râu đen thò ra. Thì ra là một chú Châu Chấu Ma đương lừ lừ gặm cỏ. Sau vài câu thăm dò, Bọ Ngựa bổ cho Châu Chấu Ma mấy gươm. Châu Chấu Ma kêu làng kêu nước rầm rĩ. Bọ Ngựa buông Châu Chấu Ma ra, rồi hống hách hỏi :
- Từ hôm nay, ngươi là đồ đệ của ta. Gọi ta là võ sĩ Đại Mã! Rõ chưa ?
Một ngày kia, Bọ Ngựa nghe tiếng đồn Dế Mèn vừa đi du lịch tứ xứ trở về. Danh tiếng nổi như cồn của Dế Mèn khiến cu cậu sốt cả ruột. Cu cậu bèn rủ Châu Chấu Ma và Gián Ống đi du lịch nhưng cả hai đều từ chối, viện cớ không đủ sức theo hầu. Thế là Bọ Ngựa lên đường một mình.
Đương đi bỗng nghe một tiếng động mạnh trước mặt, cu cậu ngẩng lên, thấy một con quái vật trông gồ gồ như một viên đá, sắc mình đen sì và bóng loáng, chỉ trừ hai cái vạch trắng ở hai bên mắt. Đó là bác Cồ Cộ hay đậu trên những thân cây dừa, cây cau và kêu cồ cộ. Cồ Cộ hỏi :
- Bọ Ngựa kia, đến đây làm chi ?
Thấy Cồ Cộ căn vặn như thế, Bọ Ngựa liền thách thức :
- Định đấu gươm với ta chăng ?
Cồ Cộ cười ha hả :
- Ta không nỡ đánh mi nhưng sẽ làm cho mi mở mắt ra.
Nói rồi, Cồ Cộ quắp ngang lưng Bọ Ngựa, giương cánh, bay tít lên ngọn cây dừa gần đó. Bọ Ngựa hoảng hồn, rúm cả chân, rúm cả càng, nhắm tịt mắt lại. Bốn xung quanh gió thổi ro ro. Cồ Cộ đã ở trên ngọn cây dừa. Nó bảo Bọ Ngựa :
- Muốn sống, muốn tốt, phải quay về ngay với mẹ.
Bọ Ngựa được buông xuống đất, chạy biến ngay về cành hồng cũ.
Mươi hôm sau, mẹ nó về. Nghe kể chuyện, mẹ nó bảo :
- Bác Cồ Cộ nể mẹ, thương con nên chỉ dạy dỗ để con mở mắt ra thôi. Ngày mai, mẹ sẽ dẫn con đến nhà bác để xin lỗi.
Nghe mẹ nói, Bọ Ngựa đứng ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. Chú Bọ Ngựa bé con mà hợm mình đã biết hối lỗi. 
 Theo Tô Hoài
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:	
Câu 1: Hành động của Bọ Ngựa trong đoạn mở đầu cho thấy tính cách của cậu ta thế nào ? M1
A. Rất nghịch ngợm B. Rất điệu đà, duyên dáng
C. Rất hợm hĩnh, huênh hoang D. Rất rụt rè, nhút nhát
Câu 2 : Sau khi làm Châu Chấu Ma khiếp sợ, Bọ Ngựa xưng là ai ? M1
A. Là đồ đệ của Châu Chấu Ma B. Là võ sĩ Đại Mã
C. Là một nhà du lịch D. Là một vận động viên
Câu 3: Vì sao Bọ Ngựa muốn đi du lịch ? M1
A. Vì Bọ Ngựa rất nghịch ngợm 
B. Vì Bọ Ngựa muốn nổi tiếng giống Dế Mèn 
C. Vì Bọ Ngựa muốn đấu gươm với bác Cồ Cộ 
D. Vì Bọ Ngựa bay lên ngọn dừa
Câu 4: Chi tiết Bọ Ngựa đứng ngẩn ra, hai hàng nước mắt rưng rưng thể hiện điều gì? M2
	A. Bọ Ngựa đã biết hối lỗi
 	B. Bọ Ngựa biết sợ mẹ 
	C. Bọ Ngựa ngại đến xin lỗi bác Cồ Cộ
	D. Bọ Ngựa đã sợ phải đi du lịch một mình
Câu 5: Cụm từ “Sau vài câu thăm dò” trong câu “Sau vài câu thăm dò, Bọ Ngựa bổ cho Châu Chấu Ma mấy gươm.” là trạng ngữ chỉ : M3
	A. Chỉ thời gian B. Chỉ nơi chốn
	C. Chỉ nguyên nhân D. Chỉ mục đích
Câu 6: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?(M 2)
A. Mát mẻ, mơn mởn, lấp lánh, thì thầm, mênh mông.
B. Thiết tha, ao ước, thoang thoảng, vắng lặng, chen chúc.
C. Vi vu, trầm bổng, phố xá, mềm mại, lâng lâng.
D. Thoang thoảng, vi vu, trầm bổng, lấp lánh, mát mẻ.	
Câu 7: Tìm và ghi lại một câu khiến có trong truyện trên. M2
..
Câu 8: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: M3
	Danh tiếng nổi như cồn của Dế Mèn khiến cu cậu sốt cả ruột. 
- Chủ ngữ : ..
- Vị ngữ : .
Câu 9 : Thêm bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu sau: (M4) 	 
Trên đường đến trường,...
II. Đọc thành tiếng: (3 Điểm)
 Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. 
 Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 34, SGK Tiếng Việt 4, tập II. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. 
PHÒNG GD & ĐT TX ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỦY AN
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - LỚP 4
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN: TIẾNG VIỆT
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM LỚP 4 MÔN TIẾNG VIỆT
A. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm).
I. Chính tả: 2đ
- Bài viết không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng; đúng mẫu chữ; đảm bảo độ cao, rộng; nét chữ trơn đều; trình bày bài đúng thể thức (4 điểm)
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai về phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy địnhtrừ 0,25 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.
Lưu ý: Tùy thuộc vào bài viết của học sinh mà giáo viên chấm các mức điểm tương ứng, phù hợp.
II. Tập làm văn (8 điểm)
à Nội dung: (7,5 điểm) 
a) Mở bài: (1,0 điểm)
 - Giới thiệu được con vật yêu thích.
b) Thân bài: (5,5 điểm)
+ Tả hình dáng: (2 điểm)
+ Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật đó. (3,5 điểm)
c) Kết bài: (1,0 điểm) 
- Nêu được cảm nghĩ đối với con vật đó.
à Hình thức: (0,5 điểm) 
 - Bài viết đủ 3 phần trình bày đúng các phần , chữ viết rõ ràng, cả bài không sai quá 5 lỗi chính tả. (0,5 điểm )
Lưu ý: Tùy thuộc vào nội dung miêu tả trong bài làm của học sinh mà giáo viên chấm các mức điểm tương ứng, phù hợp.
B. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc hiểu (7 điểm)
Đáp án đúng và biểu điểm:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
B
A
A
A
Số điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
1
Câu 7 : ( 1 điểm) 
 Từ hôm nay, ngươi là đồ đệ của ta. 
Hoặc: Gọi ta là võ sĩ Đại Mã! 
Câu 9: 1 Điểm. 
- Chủ ngữ: Danh tiếng nổi như cồn của Dế Mèn
- Vị ngữ: Khiến cu cậu sốt cả ruột
Câu 9: HS đặt câu đúng và có nghĩa 1 điểm
VD: Trên đường đến trường, em gặp rất nhiều bạn.
II. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
 Giáo viên kiểm tra mỗi học sinh đọc một đoạn văn, hoặc đoạn thơ khoảng 90 đến 100 chữ trong số các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 10.
- Đọc đúng tiếng, đúng từ, lưu loát, rõ ràng: 1điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ: 1điểm
- Giọng đọc có biểu cảm: 0,5điểm
- Đảm bảo tốc độ đọc: 0,5điểm
* Lưu ý:- Giáo viên cần chấm điểm linh hoạt.
	 - Điểm của bài kiểm tra là điểm trung bình cộng của bài kiểm tra đọc và kiểm tra viết, được làm tròn theo nguyên tắc: 
	+ Từ 0,5 điểm trở lên được làm tròn thành 1 điểm.
+ Dưới 0,5 điểm làm tròn thành 0 điểm. 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
Chủ đề
Số câu, số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đọc hiểu văn bản
- Xác định được nhân vật, hình ảnh, chi tiết trong bài đọc; nêu đúng ý nghĩa của hình ảnh, chi tiết đó.
- Giải thích được những chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản từ bài học.
Số câu
3
1
1
1
6
Câu số
1,2,3
4
7
5
Số điểm 
1,5
0,5
1
1
5
Kiến thức tiếng Việt
- Nhận biết từ láy; Xác định đúng thành phần trong câu.
- Biết đặt câu đúng theo yêu cầu bài và có sử dụng hình ảnh đẹp.
Số câu
1
1
1
3
Câu số
6
8
9
Số điểm 
1
1
1
3
Tổng
Số câu
3
2
1
1
1
1
9
Số điểm
1,5
1,5
1
1
1
1
7

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2017.doc