Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Quàng Văn Cương

doc 5 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 521Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Quàng Văn Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Quàng Văn Cương
TRƯỜNG TH CHIỀNG ĐÔNG A
Lớp 4C – Trung tâm
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT
Năm học: 2017 - 2018
Người thực hiện: Quàng Văn Cương
1. Khung ma trận đề kiểm tra phần đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt lớp 4
Mạch kiến thức và kĩ năng
Số câu
Số điểm
M1
M2
M3
M4
Tổng
1. Đọc hiểu văn bản
- XĐ hình ảnh nhân vật, chi tiết trong bài học.
- NX đơn giản về cảnh đẹp và con người ở Sa Pa
- Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.
- 
Số câu
2
2
1
1
6
Số điểm
1
1
1
1
4
2. Kiến thức TV:
- Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm: Khám phá thế giới
- XĐ được các kiểu câu, các từ loại, các bộ phận chính, phụ trong câu đã được học.
- Nhận biết và cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa 
Số câu
1
1
1
1
4
Số điểm
0,5
0,5
1
1
2
Tổng
Số câu
3
3
2
2
10
Số điểm
1,5
1,5
2
2
7
2. Khung ma trận đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 4
Nội dung kiểm tra
Số câu và số điểm 
Mức 1 
Mức 2
Mức 3 
Mức 4
Tổng
TN
KQ
TL
HT khác
TN
KQ
TL
HT khác
TNKQ
TL
HT khác
TNKQ
TL
HT khác
TNKQ
TL
HT khác
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc TT
Số câu
1
1
Số điểm
3
3
II. Đọc hiểu và kiến thức TV
1. Đọc hiểu
Số câu
2
2
1
1
4
2
Câu số
1,2
3,4
5
6
Số điểm
1
1
1
1
2
2
2. Kiến thức TV
Số câu
1
1
1
1
2
2
Câu số
8
7
9
10
Số điểm
0,5
0,5
1
1
1
2
B. Kiểm tra viết
1. Nghe-viết
Số câu
1
1
Số điểm
2
2
2. Viết đoạn, bài
Số câu
1
1
Số điểm
8
8
C. Nghe-nói
Tích hợp trong kiểm tra đọc
Tổng
Số câu
3
3
2
2
1
2
6
4
3
Số điểm
1,5
1,5
5
2
8
2
3
4
13
A. Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3đ)
	HS bốc thăm đọc thành tiếng một đoạn văn trong bài và trả lời câu hỏi trong đoạn vừa đọc trong các bài tập đọc sau:
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (SGK – TV4 tập 2, trang 114)
Đọc đoạn 1
Câu hỏi: Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? 
.
 Ăng-co Vát (SGK – TV4 tập 2, trang123)
Đọc đoạn 2
Câu hỏi: Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
 Con chuồn chuồn nước (SGK - TV 4 tập 2, trang 127)
Đọc đoạn 1
Câu hỏi: Chú chuồn chuồn được miêu tả bẳng những hình ảnh so sánh nào?
..
Vương quốc vắng nụ cười (SGK –TV 4 tập 2, trang 132)
Đọc đoạn 1
Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
Tiếng cười là liều thuốc bổ ( SGK – TV 4 tập 2, trang 153)
Đọc đoạn 2
Câu hỏi: Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
II. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7đ)
	Đọc thầm bài “Đường đi Sa Pa” và viết lại câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau:
Đường đi Sa Pa
 Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
 Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
 Hôm sau chúng tôi đi SaPa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
	Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
 Theo Nguyễn Phan Hách
Câu 1. – M1 (0,5đ) Sa Pa là một cảnh đẹp thuộc tỉnh nào?
	A. Lai Châu	 
	B. Lào Cai	 
	C. Lạng Sơn	
	D. Thái Nguyên
Câu 2. – M1 (0,5đ) Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước?
	A. Vùng núi
	B. Vùng đồng bằng
	C. Vùng biển
	D. Vùng trung du
Câu 3. – M2 (0,5đ) Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “ món quà tặng diệu kì ” của thiên nhiên?
	A. Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.
	B. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
	C. Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp và ở Sa Pa sự đổi mùa trong một ngày rất lạ lùng, hiếm có.
	D. Vì phố huyện rực rỡ sắc màu.
Câu 4. – M2 (0,5đ) Bức tranh vẽ cảnh đẹp đường lên Sa Pa là:
 A. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
 B. Những thác trắng xóa tựa mây trời.
 C. Những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
 D. Cả 3 ý trên.
Câu 5. – M3 (1đ) Thiên nhiên ở Sa Pa biến đổi trong ngày được tả trong mấy mùa? Đó là mùa nào?
Câu 6. – M4 (1đ) Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
Câu 7. – M2 (0,5đ) Câu: “Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả?
	A. So sánh
	B. Nhân hóa
	C. Cả so sánh và nhân hóa
	D. Tất cả đều sai
Câu 8. – M1 (0,5đ) Câu nói nào giữ được phép lịch sự?
	A. Chiều nay, đón em nhé!
	B. Chiều nay, chị phải đón em đấy!
	C. Chiều nay, chị đón em nhé!
	D. Chiều nay, nhớ đón em đấy!
Câu 9. – M3 (1đ) Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe.” là kiểu câu kể nào? Đặt câu hỏi để tìm vị ngữ của câu trên?
..
Câu 10 – M4 (1đ) Đặt một câu có sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn.
..
II/ Kiểm tra viết (10 điểm)
1) Chính tả: Nghe- viết (2 điểm) - Thời gian viết bài: 15 phút
Bài viết: Con chuồn chuồn nước- Sách Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – trang 127.
Viết đề bài và đoạn “Rồi đột nhiên ..... xanh trong và cao vút”
2) Tập làm văn (8 điểm). Thời gian làm bài: 25 phút
Hãy viết một bài văn tả một con vật mà em yêu thích.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN TIẾNG VIỆT – Lớp 4
Năm học: 2017 – 2018
	A. Kiểm tra đọc
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Đọc rõ ràng và lưu loát đoạn văn - 1 điểm.
- Trả lời được câu hỏi trong đoạn văn - 1 điểm.
- Đọc đúng tốc độ, ngắt nghỉ hợp lí, đọc diễn cảm - 1 điểm.
2. Đọc hiểu (7 điểm)
Câu 1: B (0,5 đ)
Câu 2: A (0,5 đ)
Câu 3: C (0,5 đ)
Câu 4: D (0,5 đ)
Câu 5: Thiên nhiên ở Sa Pa biến đổi trong ngày được tả trong ba mùa. Đó là mùa xuân, hạ, thu (1 đ)
Câu 6: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của tác giả (1 đ)
Câu 7: A (0,5 đ)
Câu 8: C (0,5 đ)
Câu 9: Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe.” là kiểu câu kể Như thế nào? (1 đ)
- Nắng phố huyện như thế nào?
Câu 10: Ở nhà, em thường giúp mẹ nấu cơm (1 đ)
	B. Kiểm tra viết
	I. Viết chính tả (2 điểm)
	- Thời gian kiểm tra khoảng 15 phút.
	- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng qui định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
	- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi được 1 điểm)
	II. Viết đoạn bài (8 điểm)
	1.Mở bài: Viết được mở bài theo đúng yêu cầu của đề (1 điểm).
	- Mở bài giới thiệu đúng chủ đề (1 điểm).
	- Mở bài theo kiểu trực tiếp, sáng tạo: 1 điểm (tùy mức độ viết bài của HS trừ điểm)
	2. Thân bài (4 điểm).
	3. Kết bài: Viết được kết bài theo đúng yêu cầu của đề, có rút ra ý nghĩa câu chuyện (1 điểm)
	4. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm).
	- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, không mắc quá 5 lỗi được (0,5 điểm)
	5. Dùng từ, đặt câu(0,5 điểm).
	- Dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp, có hình ảnh (0,5 điểm)
	6. Sáng tạo (1 điểm).
	- Bài viết tự nhiên, có ý độc đáo, không đập khuôn theo văn mẫu, (1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2017.doc