TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ HIẾN THÀNH Họ và tên: ....................................................... Lớp: 3A ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3 Họ và tên: ........................................................ Lớp: .......... Nhận xét của giáo viên: ................................................................................................ KIỂM TRA ĐỌC Đọc thành tiếng ( 6 điểm) Đọc hiểu: ( 4 điểm) Đọc thầm văn bản sau: Chuyện của loài kiến Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn. Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo : - Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh. Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo : - Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được. Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn. Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt. Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM Đọc thầm bài Chuyện của loài kiến, sau đó khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây : Câu 1 (0,5 điểm): Ngày xưa, loài kiến sống thế nào ? A. Sống theo đàn. B. Sống theo nhóm. C. Sống lẻ một mình. Câu 2 (0,5 điểm): Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì? A. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn. B. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn. C. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày. Câu 3 (0,5 điểm): Vì sao họ hàng nhà kiến không bị ai bắt nạt? A. Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động. B. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ. C. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết lại. Câu 4 (0,5 điểm): Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? A. Đàn kiến đông đúc. B. Người đông như kiến. C. Người đi rất đông. Câu 4 (0,5 điểm): Hình ảnh nào dưới đây được nhân hóa: A. Đặt vó đừng sốt ruột. B. Mặt trời nằm đáy vó. C. Đáy vó toàn những tôm. Câu 5 (0,5 điểm): Từ ngữ in nghiêng trong câu : ‘‘ Tại giờ cao điểm cứ 90 giây lại có một chuyến tàu.’’ trả lời cho câu hỏi nào ? Ở đâu ? Khi nào ? Vì sao ? Câu 6 (0,5 điểm): Câu : ‘‘ Những cánh hoa xinh xắn tách khỏi đài hoa bay cùng với Gió.’’ thuộc kiểu câu nào ? Ai ( con gì, cái gì ) là gì ? Ai ( con gì, cái gì ) thế nào ? Ai ( con gì, cái gì ) làm gì ? Câu 7 (0,5 điểm): Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ngữ chỉ nơi diễn ra hoạt động học tập ? Nhà trường, trường đấu, hội trường. Nhà trường, trường sở, sân trường. Nhà trường, tới trường, chiến trường. Câu 8 (0,5 điểm) : Từ ngữ nào trong câu : ‘‘ Tôi học lời chim chóc đang nói về bình minh.’’ trả lời câu hỏi ‘‘ Làm gì ?’’ Học lời chim chóc. Đang nói về bình minh. Học lời chim chóc đang nói về bình minh. KIỂM TRA VIẾT Chính tả Nghệ nhân Bát Tràng Em cầm bút vẽ lên tay Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa Cánh cò bay lả, bay la Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng Con đò lá trúc qua sông Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa Bút nghiêng lất phất hạt mưa Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn Hài hòa đường nét hoa văn Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng. Tập làm văn : Học sinh chọn 1 trong 3 đề sau : - Kể về người lao động trí óc. - Kể về một ngày lễ hội ở quê em.
Tài liệu đính kèm: