Câu 1. Khu vực Đông Nam Á được biết đến là quê hương của loại cây trồng:
A. Nho.
B. Lúa nước.
C. Bạch dương.
D. Ô liu.
Câu 2. Trên lĩnh vực chính trị, sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã:
A. nắm độc quyền về sắt và muối.
B. bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.
C. sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
D. di dân Hán tới, cho ở lẫn với người Việt.
Câu 3. Bao trùm trong xã hội Âu Lạc thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa:
A. nông dân với địa chủ phong kiến.
B. nông dân công xã với hào trưởng người Việt.
C. địa chủ người Hán với hào trưởng người Việt.
D. người Việt với chính quyền đô hộ.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc của người Việt dưới thời Bắc thuộc ?
A. Chủ động tiếp thu chữ Hán và tiếng Hán để thay thế ngôn ngữ mẹ đẻ.
B. Học một số phát minh kĩ thuật như : làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh.
C. Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp.
D. Tiếp thu tư tưởng phụ quyền nhưng vẫn tôn trọng phụ nữ.
Câu 5. Sự kiện lịch sử ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài là:
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
B. Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
C. Khởi nghĩa Lí Bí (năm 542).
D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (năm 938).
PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC TRƯỜNG TH&THCS TRUNG THÀNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ nhân thức Tổng % tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH TG (phút) Số CH TG (phút) Số CH TG (phút) Số CH TG (phút) Số CH TG (phút) TN TL PHẦN LỊCH SỬ 1 Chương 3. Xã hội cổ đại (tiếp) Bài 10. Hy Lạp - Rô Ma cổ đại 2 Chương 4. Đông Nam Á từ những thế kỷ tiếp giáp đầu Công nguyên đến thế kỳ X Bài 11. Các quốc gia sơ kỳ ở Đông Nam Á Bài 12. Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc Đông Nam Á (từ thế kỷ VII-X) 3 Chương 5. Việt Nam từ khoảng thế kỷ VII trước công nguyên đến đầu thế kỷ X Bài 14. Nước Văn Lang - Âu Lạc Bài 15. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế, văn hoá của Việt Nam thời Bắc thuộc 2 (0,5) Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X 1/3* (1,0) Bài 17. Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt 1 (0,25) 1/3** (0,5) Bài 18. Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X 1 (0,25) Bài 19. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X 1/3 (2,0) Bài 20. Vương quốc Phù Nam 1 (0,25) PHẦN ĐỊA LÍ Tổng 3 (1,5) 4,5 1/3 (2,0) 1/3 (1,0) 1/3 (0,5) 3 1 45 50 Tỉ lệ % 15 20 10 5 15 35 Tỉ lệ chung (%) 35 15 50 PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC TRƯỜNG TH&THCS TRUNG THÀNH BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao PHẦN LỊCH SỬ 1 Chương 3. Xã hội cổ đại (tiếp) Bài 10. Hy Lạp - Rô Ma cổ đại * Nhận biết: - Giới thiệu được vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) của Hy Lạp và La Mã cổ đại; - Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở La Mã và Hy Lạp; - Nêu được một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã; * Thông hiểu: - Lí giải được nguồn gốc của những thành tựu văn hóa - văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại. * Vận dụng: - Nhận xét được tác động của điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã. * Vận dụng cao: - Liên hệ thực tiễn: Xác định được những thành tựu văn hóa của Hy Lạp - La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay. 2 Chương 4. Đông Nam Á từ những thế kỷ tiếp giáp đầu Công nguyên đến thế kỳ X Bài 11. Các quốc gia sơ kỳ ở Đông Nam Á * Nhận biết: - Trình bày được quá trình xuất hiện và sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kỳ ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ VII; - Kể được tên một số quốc gia sơ kỳ ở Đông Nam Á. * Thông hiểu: - Mô tả vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á. * Vận dụng: - Phân tích được tác động của việc giao lưu thương mại đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á. * Vận dụng cao: - Sưu tầm những câu thành ngữ tục ngữ của người Việt Nam liên quan đến lúa gạo. 1 (0,25) Bài 12. Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc Đông Nam Á (từ thế kỷ VII-X) * Nhận biết: - Nêu được sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ X); - Kể tên các sản phẩm của vương quốc Sri-giay-a hấp dẫn thương nhân nước ngoài; - Trình bày hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á (từ thế kỷ VII đến thế kỷ thứ X); - Xác định được những lợi thế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á để phát triển kinh tế; * Thông hiểu: * Vận dụng: - Phân tích được tác động chính của quá trình giao lưu thương mại ở các Vương quốc phong kiến Đông Nam Á đến thế kỷ thứ X. Vận dụng cao: - Viết đoạn văn ngắn mô tả sự hấp dẫn của nguồn gia vị ở các Vương quốc Đông Nam Á đối với thương nhân nước ngoài. 3 Chương 5. Việt Nam từ khoảng thế kỷ VII trước công nguyên đến đầu thế kỷ X Bài 14. Nhà nước Văn Lang Âu Lạc * Nhận biết: - Nêu được khoảng thời gian thành lập và xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang - Âu Lạc; - Trình bày được tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc; - Nêu được ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang; - Trình bày được những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc; - Trình bày được những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang Âu Lạc; - Nêu được một số thành tựu tiêu biểu của thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc. * Thông hiểu: - Mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang Âu Lạc; - Mô tả đời sống vật chất (nguồn lương thực, nơi ở, phương tiện đi lại, trang phục, đồ trang sức,... của người Việt cổ; - So sánh nhà nước nước Âu Lạc với nhà nước Văn Lang. * Vận dụng: - Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước. * Vận dụng cao: - Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu thời Văn Lang - Âu Lạc; - Liên hệ thực tiễn: Tìm hiểu ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Bài 15. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế, văn hoá của Việt Nam thời Bắc thuộc * Nhận biết: - Nêu được một số chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc; - Nhận biết được một số chuyển biến cơ bản về kinh tế và xã hội của người Việt cổ dưới ách cai trị, đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. * Thông hiểu: - Giải thích được lý do vì phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt; - Mô tả được hậu quả của chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta. * Vận dụng: - Đánh giá được những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. * Vận dụng cao: 1 (0,25) 1 (0,25) Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X * Nhận biết: - Trình bày được những nét chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng). - Nêu được kết quả và ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kỳ Bắc thuộc trước thế kỷ X. * Thông hiểu: - Lập được sơ đồ (bảng thống kê) về các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Mai Thúc Loan và Phùng Hưng theo gợi ý: thời gian bùng nổ, nơi đóng đô của chính quyền tự chủ (nếu có), kết quả, ý nghĩa. - Giải thích được nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng). * Vận dụng: - Nhận xét về tinh thần đấu tranh chống quân xâm lược của nhân dân ta. * Vận dụng cao: - Liên hệ thực tiễn: Tìm hiểu hiện nay có những con đường, trường học, di tích lịch sử nào mang tên hay là nơi thờ phụng Hai Bà Trưng Lý Bí và Mai Thúc Loan. Điều này gợi cho em suy nghĩ gì ? 1/3* (1,0) Bài 17. Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt * Nhận biết: - Trình bày được những biểu hiện trong việc giữ gìn văn hóa của người Việt trong thời kỳ Bắc thuộc. - Nhận biết được sự phát triển của văn hóa dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa trong thời kỳ Bắc thuộc. * Thông hiểu: * Vận dụng: * Vận dụng cao: - Liên hệ thực tiễn: Tìm hiểu những phong tục của người Việt trong thời kỳ Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay. 1 (0,25) 1/3** (0,5) Bài 18. Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X * Nhận biết: - Trình bày được những nét chính (nội dung, kết quả, ý nghĩa) về các cuộc vận động giành quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của họ Khúc và họ Dương. - Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. * Thông hiểu: - Mô tả được những nét chính trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 và những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền. - Giải thích được lí do Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán. * Vận dụng: - Nhận xét về trận địa cọc Bạch Đằng (gây khó khăn gì cho quân giặc). - Đánh giá công lao của Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc. * Vận dụng cao: - Giới thiệu về một nhân vật lịch sử trong thế kỷ 10 mà em yêu thích nhất và chia sẻ với bạn. 1 (0,25) Bài 19. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X * Nhận biết: - Xác định được vị trí của vương quốc Chăm-pa trên lược đồ Việt Nam. - Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Chăm-pa. - Nhận biết được một số thành tựu tiêu biểu của vương quốc Chăm-pa trong lịch sử. * Thông hiểu: - Mô tả được sự thành lập, quá trình ra đời và phát triển của vương quốc Chăm-pa. - Vẽ sơ đồ mô tả các thành phần trong xã hội Chăm Pa và nêu nhận xét. - Lập bảng tóm tắt những nét chính về hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội và thành tựu văn hóa của Chăm-pa. - So sánh những điểm giống và khác nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc. * Vận dụng: - Nhận xét về công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm xưa. * Vận dụng cao: - Viết đoạn giới thiệu về một di tích văn hóa Chăm ở nước ta. Theo em cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. 1/3 (2,0) Bài 20. Vương quốc Phù Nam * Nhận biết: - Xác định được vị trí của Vương quốc Phù Nam xưa trên lược đồ Việt Nam. - Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam. - Nhận biết được một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Phù Nam. * Thông hiểu: - Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam xưa. - Lập trục thời gian thể hiện các mốc hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam. - So sánh các tầng lớp trong xã hội Phù Nam và xã hội Chăm-pa, chỉ ra được những nét tương đồng. - So sánh về hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội giữa cư dân Phù Nam và cư dân Chăm-pa. * Vận dụng: * Vận dụng cao: - Liên hệ thực tiễn: Tìm hiểu những nét văn hóa của cư dân Phù Nam xưa còn được lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ hiện nay. 1 (0,25) PHẦN ĐỊA LÍ ... Tổng 3 1/3 1/3 1/3 PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC Đề chính thức ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học : 2021 - 2022 Môn : Lịch sử và Địa lí - Lớp 6 (Thời gian làm bài : 90 phút) I. TRẮC NGHIỆM : (3,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng nhất (A, B, C, D) trong các câu sau rồi ghi vào bài làm. Câu 1. Khu vực Đông Nam Á được biết đến là quê hương của loại cây trồng: A. Nho. B. Lúa nước. C. Bạch dương. D. Ô liu. Câu 2. Trên lĩnh vực chính trị, sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã: A. nắm độc quyền về sắt và muối. B. bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý. C. sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. D. di dân Hán tới, cho ở lẫn với người Việt. Câu 3. Bao trùm trong xã hội Âu Lạc thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa: A. nông dân với địa chủ phong kiến. B. nông dân công xã với hào trưởng người Việt. C. địa chủ người Hán với hào trưởng người Việt. D. người Việt với chính quyền đô hộ. Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc của người Việt dưới thời Bắc thuộc ? A. Chủ động tiếp thu chữ Hán và tiếng Hán để thay thế ngôn ngữ mẹ đẻ. B. Học một số phát minh kĩ thuật như : làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh. C. Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp. D. Tiếp thu tư tưởng phụ quyền nhưng vẫn tôn trọng phụ nữ. Câu 5. Sự kiện lịch sử ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài là: A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). B. Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248). C. Khởi nghĩa Lí Bí (năm 542). D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (năm 938). Câu 6. Một trong những trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng của Vương quốc Phù Nam là: A. Trà Kiệu. B. Óc Eo. C. Pi-rê. D. Pa-lem-bang. II. TỰ LUẬN : (7,0 điểm) Câu 1 : (3,5 điểm) a) Hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc có điểm nào giống và khác nhau ? b) Em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta trước thế kỷ X ? c) Theo em, những phong tục nào của người Việt trong thời kỳ Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay ? Hết Họ và tên HS :.............................................................. Số báo danh : ................. PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học : 2021 - 2022 Môn : Lịch sử và Địa lí - Lớp 6 I. TRẮC NGHIỆM : (3,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C D A D B Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm II. TỰ LUẬN : (7,0 điểm) Câu Phần Nội dung Điểm Câu 1 (3,5 điểm) a) Những điểm giống và khác nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc (2,0 điểm) a1. Giống nhau : Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước. 0,5 a2. Khác nhau : - Cư dân Văn Lang - Âu Lạc : + Trồng các loại cây hoa màu, trồng dâu, nuôi tằm; + Các nghề thủ công như nghề luyện kim được chuyên môn hóa; nghề đúc đồng phát triển mạnh, bước đầu biết rèn sắt. 0,75 - Cư dân Chăm-pa : + Chăn nuôi gia súc, gia cầm; + Sản xuất các mặt hàng thủ công; + Phát triển nghề khai thác lâm hải sản; + Giỏi nghề đi biển; + Giao thương hàng hải. 0,75 b) Nhận xét về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta trước thế kỷ X (1,0 điểm) Chứng tỏ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, liên tục, bất khuất của một dân tộc "không chịu cúi đầu" khiến chính quyền đô hộ của người Hán phải thừa nhận đó là dân tộc "rất khó cai trị". 1,0 c) Những phong tục của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay (0,5 điểm) - Tục: Ăn trầu ở một số vùng quê, làm bánh chưng, bánh giày trong các dịp lễ tết, xăm mình. - Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, 0,5 Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng, giáo viên nắm được nội dung trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm ; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài làm có sáng tạo.
Tài liệu đính kèm: