Đề kiểm tra cuối học kì II môn Khoa học - Năm học 2016-2017

doc 5 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 707Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Khoa học - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì II môn Khoa học - Năm học 2016-2017
MA TRẬN ĐỀ CUỐI NĂM HỌC
MÔN: KHOA HỌC – LỚP 5
Năm học: 2016 - 2017
Mạch kiến thức,
kĩ năng
Số câu và 
số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
1. Sự biến đổi của chất
Số câu
1
1
1
2
1 
Số điểm
0,5
0,5
1,5
1
1,5 
2. Sự dụng năng lượng
Số câu
1
1
1 
Số điểm
0,5
0,5
1 
3. Sự sinh sản của thực vật và động vât
Số câu
1
1
1
3
Số điểm
1,5
0,5
0.5
2,5
4. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Số câu
1
1
2
Số điểm
 2
0,5
2,5
5. Mối quan hệ giữa môi trường và con người
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
0,5
1,5
0,5
1,5
Tổng
Số câu 
3
3
3
1
1
9
2
Số điểm
2.5
3
1.5
1,5
1,5
7
3
PHÒNG GD & ĐT TP THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯƠNG SƠN
 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
 MÔN: KHOA HỌC
 NĂM HỌC 2016 – 2017
 (Thời gian làm bài: 40 phút)
Họ và tên: . Lớp: 5 ..
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY CÔ
I. Trắc nghiệm
Câu 1: (0,5đ) Mức 1
 Chất lỏng có đặc điểm gì? 
Không có hình dạng nhất định,chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.
 Có hình dạng nhất định nhìn thấy được.
Không có hình dạng nhất định, có dạng của vật chứa nó nhìn thấy được.
Câu 2: (0,5đ) Mức 2
 Để sản xuất ra muối biển từ nước biển người ta dùng phương pháp nào? 
A. Lọc 
B. Lắng 
C. Chưng cất 
D. Phơi nắng
Câu 3: (0,5đ) Mức 1
Nguồn năng lượng chủ yếu trên trái đất là:
A. Mặt trời
B. Mặt trăng
C. Gió
D. Cây xanh
Câu 4: (1,5đ) Mức 1
 Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm trong những câu sau: 
A. Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là: .
B. Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt, mà một số cây có thể mọc lên từ.. hoặc từ.., hoặc từ.
C. Những loài động vật khác nhau có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ , có loài đẻ.
Câu 5: (0,5đ) Mức 2
Trong các con vật sau loài nào đẻ nhiều con trong một lứa:
A. Voi, Lợn, Gà 
B. Lợn, Chó, Chim
C. Chó, Lợn
Câu 6: (0,5đ) Mức 3
Chọn đáp án đúng nhất nói về chu trình sinh sản của loài ếch:
Trứng được thụ tinh phát triển thành phôi và nở ra nòng nọc. Nòng nọc qua quá trình sinh trưởng và biến thái phát triển thành ếch con. Nhờ quá trình tăng trưởng ếch con phát triển thành ếch trưởng thành. Sau đó ếch trưởng thành lại sinh sản.
Qua quá trình thụ tinh trứng được sinh trưởng và phát triền nở ra ếch con. Nhờ quá trình tăng trưởng ếch con phát triển thành ếch trưởng thành.
Ếch trưởng thành sinh sản ra ếch con. Nhờ quá trình tăng trưởng ếch con phát triền thành ếch trưởng thành.
Câu 7: (2,0đ) Mức 2
Cột A là các loại môi trường, cột B gồm những thành phần của môi trường. Hãy nối cột A với cột B để được đáp án đúng.
 Các loại môi trường
Nối
Những thành phần của môi trường
1. Môi trường rừng gồm:
a. Con người, thực vật, động vật.
- Nhà cửa, phố xá, nhà máy, phương tiện giao thông,.
- Nước, không khí, ánh sáng, đất.
2. Môi trường nước gồm: 
b. Thực vật, động vât (sống trên cạn hoặc dưới nước).
- Nước, ánh sáng, không khí, đất.
 3. Môi trường làng quê gồm: 
c. Thực vật, động vât .(dưới nước).
- Nước, ánh sáng, không khí, đất
4. Môi trường đô thị gồm: 
d. Con người, thực vật, động vât.
- Làng xóm, đồng ruộng, công cụ lao động, phương tiện giao thông,.
- Nước, không khí, ánh sáng, đất.
Câu 8: (0,5đ) Mức 3
Câu nào sau đây nói đúng về vai trò của tài nguyên thực vật và động vật:
A. Cung cấp cho hoạt động sống của con người, thực vật, động vật.
B. Là môi trường sống của thực vật động vật
C. Cung cấp thức ăn cho con người, taọ ra chuỗi thức ăn trong tự nhiên, duy trì sự sống trên Trái đất.
Câu 9: (0,5đ) Mức 3
Trong các việc làm sau đây việc làm nào gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên?
 A. Vứt rác và sả nước thải công nghiệp bừa bãi, chặt phá rừng, săn bắn các động thực vật quý hiếm
 B. Vứt rác đúng nơi quy định, trồng cây gây rừng, dùng thuốc nổ để đánh bắt động vật quý hiếm.
 C. Sả rác bừa bãi, không đốt rừng.
II.Tự luận
Câu 10: (1,5đ) Mức 3 
Trong các hiện tượng sau đây hãy chứng tỏ có sự biến đổi lí học hay hóa học?
 A. Trộn xi măng với cát.
 B. Trộn xi măng với nước và cát. 
..
Câu 11: (1,5đ) Mức 4
Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
.
	(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN 
I. Trắc ghiệm
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: A
Cấu 4: (Mỗi ý đúng được 0,25đ)
A. Sự thụ phấn
B. Thân, rễ, lá
C. Trứng, con
Câu 5: C
Câu 6: A
Câu 7: (Mỗi ý đúng đc 0,25đ)
b
c
d
a
Câu 8: C
Câu 9: A
II. Tự luận 
Câu 10: Mỗi ý 0,5đ
Hiện tượng biến đổi lí học vì xi măng trộn với cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát không tạo ra chất mới, tính chất của xin măng và cát vẫn giữ nguyên.
Hiện tượng hóa học vì xin măng trộn nước và cát tạo thành một hỗn hợp là vữa xi măng. Vữa xi măng có tính chất hoàn toàn khác với xi măng, nước và cát.
Câu 11: Vì 
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống của con người.
Môi trường là nơi cung cấp mọi thứ cho cuộc sống của con người nếu ta không bảo vệ sẽ dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên không khai thác hơp lí, không được bảo vệ sẽ gây ra cạn kiệt.
Ngoài ra khi môi trường bị ô nhiễm còn dẫn tới tình trạng suy thoái đất đai khiến cho động thực vật sẽ chết dần chết mòn. Sau đó sẽ ảnh hưởng đến con người và cuối cùng môi trường bị phá hủy

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_khoa_hoc_nam_hoc_2016_2017.doc