Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng Việt 4 - Năm học: 2017 - 2018

doc 6 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng Việt 4 - Năm học: 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng Việt 4 - Năm học: 2017 - 2018
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - TIẾNG VIỆT 4
Năm học: 2017 - 2018
I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
 1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
	- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 80 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 11 đến Tuần 17 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 1) do HS bốc thăm.
	- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc theo yêu cầu của giáo viên.
 2- Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) 	Đọc thầm bài Ông Trạng thả diều (Sgk Tiếng Việt 4, tập 1 – trang 104); rồi đánh dấu X vào £ mà em cho là đúng nhất và trả lời một số câu hỏi liên quan đến phân môn Luyện từ và câu:
Câu 1: Ông Trạng thả diều Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào ?
£ Trần Nhân Tông.
£ Trần Thánh Tông.
£ Trần Thái Tông.
Câu 2: Những chi tiết nào trong bài nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ?
 a. £ Còn bé nhưng đã biết làm diều để chơi, lên 6 tuổi, học đến đâu hiểu ngay đến đấy.
 b. £ Có trí nhớ lạ thường, có thể học thuộc 20 trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
 c. £ Cả hai ý trên đều đúng. 
Câu 3: Dòng nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền ?
 a. £ Nhà nghèo không có điều kiện đi học, Hiền tranh thủ chơi thả diều khi đi chăn trâu.
 b. £ Hiền mượn vở về học, dùng lưng trâu, nền cát làm giấy, ngón tay hay mảnh gạch vỡ làm bút, vỏ trứng thả đom đóm vào trong làm đèn, mỗi lần có kỳ thi, Hiền làm bài vào lá chuối và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
c. £ Cả hai ý trên đều đúng.
	 Câu 4: Đọc truyện “Ông Trạng thả diều”, em có nhận xét gì về cậu bé Nguyễn Hiền ?
 Câu 5: Nội dung chính của bài đọc trên là gì ? 
 Câu 6: Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ? 
Câu 7: Có bao nhiêu tính từ trong câu văn sau ? Đó là những tính từ nào ?
 Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. 
a. £ 3 tính từ. Đó là: ....
b. £ 4 tính từ. Đó là:.....
c. £ 5 tính từ. Đó là: ....
Câu 8: Em hãy viết từ láy chỉ mức độ so với từ gốc sao cho phù hợp ?
Từ láy có nghĩa
giảm nhẹ
Từ gốc
Từ láy có nghĩa
mạnh thêm
.....................................
Chậm
.....................................
Câu 9: Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con thỏ à ?”
Trong tình huống trên, câu hỏi này được dùng để làm gì ?
£ Dùng để hỏi điều chưa biết.
£ Dùng để tự hỏi chính bản thân.
£ Dùng để bộc lộ yêu cầu, mong muốn.
£ Dùng để thể hiện thái độ chê.
	Câu 10: Em hãy đặt 1 câu kể “Ai làm gì ?” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa ?
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
Chính tả (Nghe – viết) (3 điểm) – 20 phút 
Bài viết: Chiếc áo búp bê (Sgk TV4-Tập 1- trang 135) 
................................................................................................................................ ................................................................................................................................
 2. Tập làm văn : (7 điểm) - 30 phút: 
	Đề bài: Em hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
................................................................................................................................ ................................................................................................................................
................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................
Ma trận câu hỏi đề kiểm tra cuối học kì I - Tiếng Việt lớp 4
Năm học 2017 - 2018
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
2
1
1
1
1
6
Câu số
1; 3
2
5
4
6
Số điểm
1
0,5
0,5
1
1
2
Kiến thức tiếng Việt
Số câu
1
1
1
1
4
Câu số
9
8
7
10
Số điểm
0,5
0,5
1
1
Tổng
Số câu
3
1
2
2
2
10
Số điểm
1,5
0,5
1
2
2
7
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KỲ I - LỚP 4
Năm học: 2017 - 2018
I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
 - Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ với tốc độ khoảng 80 tiếng/phút trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 11 đến Tuần 17 (Sgk Tiếng Việt 4 – Tập 1) do HS bốc thăm.(2 điểm)
 - Trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. (1 điểm)
 2. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) 
Đọc thầm bài Ông Trạng thả diều (Sgk Tiếng Việt 4, tập 1 – trang 104); rồi khoanh vào trước câu trả lời đúng và trả lời một số câu hỏi liên quan đến phân môn Luyện tà và câu:
Câu 1: c. Trần Thái Tông.
Câu 2: c. Cả hai ý trên đều đúng. 
Câu 3: b. Hiền mượn vở về học, dùng lưng trâu, nền cát làm giấy, ngón tay hay mảnh gạch vỡ làm bút, vỏ trứng thả đom đóm vào trong làm đèn, mỗi lần có kỳ thi, Hiền làm bài vào lá chuối và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
	 Câu 4: Nhận xét về cậu bé Nguyễn Hiền – mặc dù được sinh ra trong một gia đình nghèo và mồ côi cha từ nhỏ nhưng Nguyễn Hiền đã có ý chí vượt khó, ham học hỏi và có tư chất thông minh.
 Câu 5: Bài văn ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi – một ông trạng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước ta.
 Câu 6: Phải có ý chí vượt khó; ham học; phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn..
Câu 7: a. 2 tính từ. Đó là: xám, trắng, xanh.
Câu 8: 
Từ láy có nghĩa
giảm nhẹ
Từ gốc
Từ láy có nghĩa
mạnh thêm
Chầm chậm
Chậm
Chậm chạp
	Câu 9: d. Dùng để thể hiện thái độ chê.
	Câu 10: 
Ví dụ: Nắng lên, dòng sông khoác lên mình chiếc áo lụa đào thướt tha trông tuyệt đẹp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_tieng_viet_4_nam_hoc_2017_2018.doc