Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018

doc 4 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018
TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1	 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	Năm học: 2017 – 2018
Lớp 5	. . . .	Môn: Tiếng Việt (phần đọc) 
Thời gian:  phút
 Điểm	Nhận xét của giáo viên.	 	Giám khảo 1 Giám khảo 2 
A. PHẦN ĐỌC:
a. Đọc thành tiếng: (1 điểm) (mức 1- hình thức khác)
Học sinh bốc thăm đọc một trong các đoạn văn sau (thời gian đọc khoảng 1 phút).
Đoạn 1: “Một sớm chủ nhật có gì lạ đâu hả cháu” Bài Chuyện một khu vườn nhỏ sách TV5 tập 1 trang 103.
Đoạn 2: “Sự sống cứ tiếp tục nhấp nháy vui mắt” Bài Mùa thảo quả sách TV5 tập 1 trang 114.
Đoạn 3: “Nhờ phục hồi vững chắc đê điều” Bài Trồng rừng ngập mặn sách TV5 tập 1 trang 129.
Đoạn 4: “Học thuộc lòng ba khổ thơ cuối bài” Bài Hạt gạo làng ta sách TV5 tập 1 trang 139.
Đoạn 5: “Y Hoa đến bên gài Rok xem cái chữ nào” Bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo sách TV5 tập 1 trang 144, 145.
Đoạn 6: “Hải Thượng Lãn Ông cho thêm gạo, củi” Bài Thầy thuốc như mẹ hiền sách TV5 tập 1 trang 153.
Đoạn 7: “Cụ Ún làm nghề thầy cúng cụ mới chịu đi” Bài Thầy cúng đi bệnh viện sách TV5 tập 1 trang 158.
Đoạn 8: “Khách đến xã Trịnh Tường đất hoang trồng lúa” Bài Ngu Công xã Trịnh Tường sách TV5 tập 1 trang 164.
b. Đọc thầm bài văn sau: (4 điểm)
Cảnh đông con
Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.      
Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh. 
Thạch Lam
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.
Câu 1: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ: (mức 1-trắc nghiệm)
a. Ruộng của nhà bác Lê.	b. Đi làm mướn. 
c. Đồng lương của bác Lê.	d. Đi xin ăn. 
Câu 2:  Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là: (mức 2-trắc nghiệm)
a. Ăn đói, mặc rách. 	b. Nhà cửa lụp xụp. 
b. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc. 	d. Cả 3 ý trên đều đúng. 
Câu 3: Trong câu “Bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa” quan hệ từ là: (mức 1-trắc nghiệm)
a. Vì	b. Gì	c. Làm	d. Không 
Câu 4: Chủ ngữ trong câu : “mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn.” là: (mức 2-trắc nghiệm)
a. Mùa nực	b. Mùa rét	c. Bác ta	d. Bác ta phải trở dậy 
Câu 5: Từ trái nghĩa với cực khổ là: (mức 2-trắc nghiệm)
a. Sung sướng	b. Siêng năng	c. Lười biếng	d. Cực khổ 
Câu 6: Quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau: “Học tập quả là khó khăn .. gian khổ” (mức 2-trắc nghiệm)
a. Nhưng	b. Mà	c. Và	d. Thì 
Câu 7: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói. (mức 4- tự luận)
B. PHẦN VIẾT: (40 phút)
a. Viết chính tả: (2 điểm). (Mức 1 - hình thức khác)
GV đọc cho học sinh nghe viết, thời gian khoảng 15 phút.
Công nhân sửa đường.
Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay của bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
b. Tập làm văn: (3 điểm). (Mức 3 - tự luận)
Tả một người thân trong gia đình em mà em yêu quý nhất.
Đáp án-Hướng dẫn chấm:
PHẦN ĐỌC
1. Đọc thành tiếng rành mạch, lưu loát, diễn cảm, tốc độ 110 tiếng/ phút: 1 điểm
 2. Khoanh đúng mỗi câu từ câu 1- 6, mỗi câu được 0,5 điểm.
 Kết quả là : 
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
b
d
a
c
a
c
Câu 7: 1 điểm. Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói là gia đình không có ruộng, đông con. 
B. Phần viết:
1. Viết chính tả: (2 điểm).
Sai 1 lỗi (âm đầu, vần, thanh, viết hoa) thì trừ 0,25 điểm. Bài viết không sai lỗi nào nhưng trình bày dơ, chữ viết cẩu thả thì trừ 0,25 điểm.
2. Tập làm văn: (3 điểm).
Yêu cầu chung: Viết được bài văn khoảng 20 dòng đúng thể loại, trình bày đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Biết chọn các chi tiết nổi bật về hình dáng và tính tình của người để tả. Nêu được cảm nghĩ đối với người mình tả. Biết dùng từ, đặt câu, ít sai lỗi chính tả. 
Tuỳ mức độ, GV cho điểm theo các mốc: 3- 2,5- 2- 1,5- 1- 0,5
Tham khảo đề thi học kì 1 lớp 5:
https://vndoc.com/de-thi-hoc-ki-1-lop-5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2017.doc