I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng nhất (A, B, C, D) trong các câu sau rồi ghi vào bài làm:
Câu 1. Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lý ở thế kỷ XV là:
A. Nghiên cứu địa chất.
B. Muốn thám hiểm những vùng đất mới.
C. Thăm dò sự phát triển của các dân tộc trên thế giới.
D. Giai cấp tư sản châu Âu cần vàng bạc, nguyên liệu, thị trường.
Câu 2. Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của:
A. Xã hội Nguyên thủy.
B. Xã hội Phong kiến.
C. Xã hội Chiếm hữu nô lệ.
D. Xã hội Tư bản.
Câu 3. Ngô Quyền lên ngôi vua đóng đô ở đâu ?
A. Bạch Hạc
B. Hoa Lư
C. Cổ Loa
D. Phong Châu
Câu 4. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là:
A. Hình thư
B. Hình luật
C. Quốc triều hình luật
D. Hoàng Việt luật
Câu 5. Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào ?
A.Vua nắm quyền tuyệt đối.
B. Phong kiến phân quyền.
C. Trung ương tập quyền.
D. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng % tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) Sô CH Thời gian (phút) TN TL 1 Lịch Sử thế giới trung đại Bài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu Bài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB ở Châu Âu 1 (0,25) 1 1 1 2,5 Bài 4. Trung quốc thời phong kiến Bài 5. Ấn Độ thời phong kiến Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á Bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến 1 (0,25) 1 1 1 2,5 2 Chương I. Buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập 1 (0,25) 1 1 1 2,5 Bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê 3 Chương II. Nước Đại Việt thời Lý Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước 1 (0,25) 1 1 1 2,5 Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hoá 4 Chương III. Nước Đại Việt thời Trần Chủ đề: Đại Việt dưới thời nhà Trần (Bài 13, Bài 14, Bài 15) 2 (0,5) 2 1 (4,0) 18 2 1 20 45 Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV 1 (0,25) 1 1 1 2,5 5 Chương IV. Đại Việt thời Lê sơ Bài 18. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV 1 (0,25) 1 1 1 2,5 Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) 1 (0,25) 1 1 1 2,5 Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) 1 (2,0) 10 1 10 20 6 Chương V. Đại Việt ở các thế kỷ XVI - XVIII Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) 1 (0,25) 1 1 (1,0) 5 1 1 6 12,5 Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII 1 (0,25) 1 1 1 2,5 Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII 1 (0,25) 1 1 1 2,5 Tổng 12 (3,0đ) 12 1 (4,0đ) 18 1 (2,0đ) 10 1 (1,0đ) 5 12 (3,0đ) 3 (7,0đ) 45 100 Tỉ lệ (%) 30 40 20 10 100 Tỉ lệ chung (%) 70 30 100 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 Lịch Sử thế giới trung đại 1.1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu Nhận biết: - Biết được sự thành lập các vương quốc mới của người Giéc man trên đất của đế quốc Rô Ma đã tan rã và sự hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu. Thông hiểu: - Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc điểm chính của kinh tế lãnh địa. Vận dụng: - Thể hiện sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến. Vận dụng cao: 1.2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB ở Châu Âu Nhận biết: - Biết được nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí và những cuộc phát kiến địa lí lớn ở châu Âu thời trung đại. Thông hiểu: - Hiểu rõ hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí như là một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. - Giải thích được vì sao các cuộc phát kiến đia lý lớn hầu như đều bắt nguồn từ Châu Âu. Vận dụng: - Đánh giá được tác động của các cuộc phát kiến địa lý đối với nhân loại. Vận dụng cao: - Liên hệ được với vấn đề giao thông đường biển hiện nay. 1 1.3. Trung quốc thời phong kiến Nhận biết: - Biết được: + Sự hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc. + Những đặc điểm kinh tế, văn hóa của xã hội phong kiến Trung Quốc. Thông hiểu: - Hiểu được giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu văn hóa Trung Quốc. Vận dụng: - Đánh giá được giá trị những thành tựu của người Trung Quốc đối với nhân loại. Vận dụng cao: - Liên hệ thực tiễn: Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở Châu Á, là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử của Việt Nam. 1.4. Ấn Độ thời phong kiến Nhận biết: - Biết được một số thành tựu của văn hóa Ấn Độ thời cổ, trung đại. Thông hiểu: - Lập được bảng niên biểu các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ từ thời kỳ của Vương triều Gúp-ta đến giữa thế kỷ XIX. Vận dụng: - Đánh giá được một số thành tựu của văn hóa Ấn Độ trung đại. - Làm rõ Ấn Độ là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại. Vận dụng cao: 1.5. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á Nhận biết: - Biết được sự ra đời những quốc gia cổ đại 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên. Thông hiểu: - Lập được bảng niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực. Vận dụng: - Làm rõ lịch sử sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc Đông Nam Á, trong lịch sử các quốc gia Đông Nam Á cũng có những thành tựu đóng góp cho văn minh nhân loại. Vận dụng cao: 1.6. Những nét chung về xã hội phong kiến Nhận biết: - Nắm được: + Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến. + Nền tảng kinh tế và hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến. + Thể chế chính trị của nhà nước phong kiến. Thông hiểu: - Phân biệt được thể chế chính trị của nhà nước phong kiến phương Đông với phương Tây. Vận dụng: - Đánh giá được vai trò và sự tiến bộ của nhà nước phong kiến so với chế độ chiếm hữu nô lệ. Vận dụng cao: 1 2 Buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê 2.1. Nước ta buổi đầu độc lập Nhận biết: - Biết được sự ra đời của triều đại nhà Ngô, tổ chức nhà nước thời Ngô. Thông hiểu: - Hiểu rằng: + Ngô Quyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến nước ngoài nhất là về tổ chức nhà nước. + Quá trình thống nhất nước của Đinh Bộ Lĩnh. Vận dụng: - Đánh giá được công lao của Ngô Quyền, Đinh bộ Lĩnh trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước về đời sống, kinh tế xã hội. - Thể hiện ý thức độc lập tự chủ, thống nhất đất nước của mọi người dân. Biết ơn các bậc tiền bối đã có công xây dựng đất nước. Vận dụng cao: 1 2.2. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh -Tiền Lê Nhận biết: - Biết được nhà Tống xâm lược nước ta nhưng chúng đã bại quân dân ta đánh cho đoạn bại. Thông hiểu: - Hiểu và nắm được: + Thời Đinh - Tiền Lê bộ máy Nhà nước đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh không còn đơn giản như thời Ngô Quyền. + Ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn. + Nhà Đinh và Tiền Lê đã bước đầu xây dựng được nền kinh tế tự chủ (nông nghiệp, đúc tiền) và văn hóa phát triển. Vận dụng: - Lí giải được nguyên nhân làm cho nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê phát triển. - Biết nhận xét được cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa cũng có nhiều thay đổi. - Đánh giá được công lao của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 1. Vận dụng cao: 3 Nước Đại Việt thời Lý 3.1. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước Nhận biết: - Biết được việc tổ chức lại bộ máy Nhà nước, xây dựng luật pháp (bộ luật Hình thư) và quân đội (tổ chức và chính sách). Thông hiểu: - Nắm vững các sự kiện: nhà Lý ra đời, dời đô và đổi tên nước. Vận dụng: - Giải thích được lí do dời đô. - Phân tích và nhận xét được các chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước của nhà Lý (luật pháp và quân đội). - Đánh giá được công lao của nhân vật lịch sử tiêu biểu (thời Lý). - So sánh được tổ chức bộ máy nhà nước. Vận dụng cao: - Liên hệ bản thân: Ý thức chấp hành pháp luật và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 1 3.2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống Nhận biết: - Biết được: + Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn thứ hai và chiến thắng to lớn của quân dân Đại Việt. + Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống. Thông hiểu: - Hiểu được cuộc tiến công tập kích sang đất Tống (giai đoạn thứ nhất - năm 1075) của Lý Thường Kiệt và hành động tự vệ chính đáng của ta ; ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó. - Giải thích được nguyên nhân thắng lợi và vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống. Vận dụng: - Chứng minh được cuộc tiến công tập kích sang đất Tống (giai đoạn thứ nhất - năm 1075) của Lý Thường Kiệt là hành động tự vệ chính đáng của ta. - Chỉ ra, phân tích được những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt. Vận dụng cao: 3.3. Đời sống kinh tế, văn hoá Nhận biết: - Biết được những nét chính về giáo dục và văn hóa thời Lý. Thông hiểu: - Hiểu được văn hóa giáo dục thời Lý phát triển hình thành Văn hóa Thăng Long. Vận dụng: - Nhận xét về nghệ thuật thời Lý. Vận dụng cao: - Liên hệ bản thân: Ý thức xây dựng và bảo vệ văn hóa dân tộc, ý thức vươn lên trong xây dựng dất nước độc lập, tự chủ. 4 Nước Đại Việt thời Trần 4.1. Chủ đề: Đại Việt dưới thời nhà Trần (Bài 13, Bài 14, Bài 15) Nhận biết: - Nêu được: + Thời gian nhà Trần thay thế nhà Lý, bộ máy nhà nước thời Trần. + Tên bộ luật được ban hành dưới thời Trần. + Thành tựu nổi bật về nông nghiệp và thương nghiệp. - Nét chính về giáo dục và sự ra đời của Quốc sử viện, Đại Việt sử kí toàn thư. Thông hiểu: - Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước dưới thời Trần. - Lập được bảng thống kê theo ý chính (cuộc kháng chiến lần, âm mưu xâm lược của Mông Cổ/nhà Nguyên, chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần, các chiến thắng tiêu biểu, kết quả). - Lí giải được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên. Vận dụng: - Đánh giá các thành tựu xây dựng nhà nước và pháp luật thời Trần. Vận dụng cao: 1 1 1 4.2. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV Nhận biết: - Nêu được hoàn cảnh thành lập nhà Hồ. - Biết được nội dung, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly. Thông hiểu: - Chỉ ra được những mặt tích cực và hạn chế cơ bản của cải cách Hồ Quý Ly. Vận dụng: - Nhận xét, đánh giá về nhân vật Hồ Quý Ly. Vận dụng cao: 1 5 Đại Việt thời Lê sơ 5.1. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV Nhận biết: - Nêu được những nét chính về cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm, không dựa vào nhân dân. Thông hiểu: - Hiểu được âm mưu bành trướng, những thủ đoạn thống trị của nhà Minh và các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỷ XV. Vận dụng: - So sánh điểm khác nhau gữa đường lối của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên với đường lối của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh. Vận dụng cao: 1 5.2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) Nhận biết: - Nêu được tên một số nhân vật và địa danh lịch sử cùng những chiến công tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Trình bày được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kỳ chủ động tiến công giải phóng đất nước. Thông hiểu: - Hiểu được: + Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cơ bản của cuộc khởi nghĩa. + Vai trò của các tầng lớp nhân dân, sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn. + Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Lập được niên biểu diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Vận dụng: - Nhận xét về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn. - Đánh giá công lao của nhân vật lịch sử tiêu biểu (Lê Lợi, Nguyễn Trãi). Vận dụng cao: - Liên hệ bản thân: Tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên. 1 5.3. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) Nhận biết: - Nêu được những nét cơ bản về tình hình chính trị, quân sự, pháp luật, kinh tế, giáo dục và thi cử thời Lê Sơ. Thông hiểu: - Hiểu được thời Lê Sơ nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được xây dựng và củng cố vững mạnh, quân đội hùng mạnh, có tổ chức chặt chẽ, được huấn luyện thường xuyên ; pháp luật có những điều khoản tiến bộ, đã quan tâm bảo vệ phần nào quyền lợi cho dân chúng và khuyến khích sản xuất phát triển. Trên các mặt kinh tế, giáo dục và thi cử đều có bước phát triển mạnh, đạt được nhiều thành tựu. - Giải thích được nguyên nhân vì sao thời Lê sơ lại đạt được những thành tựu trên. Vận dụng: - Chứng minh được thời Lê sơ là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền. - Nhận xét được: + Chủ trương tổ chức quân đội của nhà nước Lê sơ. + Tình hình thủ công nghiệp, giáo dục, thi cử thời Lê sơ. Vận dụng cao: - Liên hệ bản thân: Ý thức trách nhiệm trong học tập và tu dưỡng. 1 6 Đại Việt ở các thế kỷ XVI - XVIII 6.1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) Nhận biết: - Biết được nhân và ý nghĩa phong trào nông dân đầu thế kỉ XVI. Thông hiểu: - Hiểu được: + Đến đầu thế kỷ XVI, những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt chính trị, xã hội. + Nguyên nhân và hậu quả của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều, chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài. Vận dụng: - Nhận xét về tình hình chính trị, xã nước ta ở các thế kỷ XVI - XVIII. Vận dụng cao: - Liên hệ bản thân: + Ý thức bảo vệ, sự đoàn kết thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ. + Suy nghĩ của bản thân và rút ra bài học lịch sử từ cuộc nội chiến ở thế kỷ XVI - XVIII. 1 1 6.2. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII Nhận biết: - Nêu được những nét chính về kinh tế nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII để thấy được điểm mới so với giai đoạn trước. - Biết được sự khác nhau về kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. Thông hiểu: - Hiểu được: + Tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp ở các thế kỷ này (khả năng khách quan và trở ngại do đất nước bị chia cắt). + Những nét chính về tình hình văn hóa (tôn giáo, sự ra đời chữ Quốc ngữ, văn học, nghệ thuật dân gian) bấy giờ. - Lí giải được nguyên nhân vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao. Vận dụng: - So sánh để làm sáng tỏ được điểm mới về kinh tế so với giai đoạn trước. Vận dụng cao: 1 6.3. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII Nhận biết: - Biết được: + Tình hình chính trị Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. + Các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Thông hiểu: - Hiểu được: + Sự mục nát cực độ của chính quyền phong kiến Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài làm cho kinh tế nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp sa sút, điêu tàn. Nông dân cơ cực phiêu tán đã bùng lên mãnh liệt chống lại chính quyền phong kiến. + Tính chất quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài mà đỉnh cao là khoảng 30 năm giữa thế kỷ XVIII. - So sánh phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII so với các thế kỷ trước. Vận dụng: - Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở TK XVIII. Vận dụng cao: 1 Tổng 12 1 1 1 PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC Đề chính thức ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2021 - 2022 Môn Lịch sử - Lớp 7 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng nhất (A, B, C, D) trong các câu sau rồi ghi vào bài làm: Câu 1. Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lý ở thế kỷ XV là: A. Nghiên cứu địa chất. B. Muốn thám hiểm những vùng đất mới. C. Thăm dò sự phát triển của các dân tộc trên thế giới. D. Giai cấp tư sản châu Âu cần vàng bạc, nguyên liệu, thị trường. Câu 2. Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của: A. Xã hội Nguyên thủy. B. Xã hội Phong kiến. C. Xã hội Chiếm hữu nô lệ. D. Xã hội Tư bản. Câu 3. Ngô Quyền lên ngôi vua đóng đô ở đâu ? A. Bạch Hạc B. Hoa Lư C. Cổ Loa D. Phong Châu Câu 4. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là: A. Hình thư B. Hình luật C. Quốc triều hình luật D. Hoàng Việt luật Câu 5. Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào ? A. Vua nắm quyền tuyệt đối. B. Phong kiến phân quyền. C. Trung ương tập quyền. D. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền. Câu 6. Cơ quan chuyên viết sử thời Trần có tên là gì ? A. Quốc sử quán B. Quốc sử viện C. Ngự sử đài D. Hàn lâm viện Câu 7. Cải cách của Hồ Quý Ly có tác dụng: A. Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. B. Đưa đất nước phát triển mạnh mẽ. C. Không có tác dụng, đất nước vẫn khủng hoảng. D. Không có tác dụng, tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Câu 8. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh do triều Hồ lãnh đạo thất bại nhanh chóng do: A. Quân Minh quá đông, mạnh. B. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến, lực lượng quân đội nhỏ bé. C. Nhà Hồ không có tinh thần kháng chiến. D. Không được nhân dân ủng hộ. Câu 9. Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là: A. Lê Lai B. Lê Lợi C. Nguyễn Trãi D. Nguyễn Chích Câu 10. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân bùng bổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI ? A. Triều đình nhà Lê suy yếu, rối loại. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. B. Triều đình không quan tâm đến đời sống nhân dân. C. Các phe trong triều tranh giành quyền lực với nhau, nên nông dân nổi dậy để diệt trừ các phe phái. D. Quan lại ở địa phương ra sức bóc lột, ức hiếp nhân dân. Đời sống nhân dân khổ cực. Câu 11. So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài: A. phát triển hơn. B. ngưng trệ hơn. C. ngang bằng. D. lúc phát triển hơn, lúc kém hơn. Câu 12. Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật ? A. vua Lê giành lại được thực quyền. B. chúa Trịnh tiến hành cải cách bộ máy nhà nước. C. chính quyền phong kiến được củng cố. D. chính quyền phong kiến suy sụp. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13 (4,0 điểm): Vì sao cả ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhà Trần đều thắng lợi ? Câu 14 (2,0 điểm): Chứng minh thời Lê sơ là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền. Câu 15 (1,0 điểm): Em có suy nghĩ gì về các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn ? Hết Họ và tên HS :.............................................................. Số báo danh : .......................... HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Lịch sử - Lớp 7 I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 diểm Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Đáp án D B C A C B A D B C B D II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 13 (4,0 điểm) Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên, nhà Trần đều thắng lợi là vì: - Thắng lợi ấy là nhờ toàn dân tích cực tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước (nhân dân theo lệnh của triều đình thực hiện “vườn không nhà trống”, tự vũ trang đánh giặc, hăng hái tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình) ; - Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo toàn diện ; giải quyết các bất hòa trong nội bộ vương triều Trần, tạo nên sự đoàn kết dân tộc ; - Thắng lợi của ba lần chống quân Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần ; - Thắng lợi đó không thể tách rời với những chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, của vương triều Trần, đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đặc biệt là nhà lí luận quân sự tài ba Trần Quốc Tuấn.... như kế sách ”vườn không nhà trống”, tận dụng thời cơ mở cuộc phản công đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi... 1,0 1,0 1,0 1,0 Câu 14 (2,0 điểm) - Thời Lê sơ nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được xây dựng và củng cố vững mạnh ; - Quân đội hùng mạnh, có tổ chức chặt chẽ, được huấn luyện thường xuyên () ; - Pháp luật có những điều khoản tiến bộ, đã quan tâm bảo vệ phần nào quyền lợi cho dân chúng và khuyến khích sản xuất phát triển () ; - Trên các mặt kinh tế, giáo dục và thi cử đều có bước phát triển mạnh, đạt được nhiều thành tựu (). Đây là thời kì phát triển Cường Thịnh của Quốc gia Đại Việt. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 15 (1,0 điểm) - Đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa giành giật quyền lợi thống trị đất nước giữa các tập đoàn phong kiến gây đau thương tổn hại cho dân tộc -> Bài học về sự đoàn kết thống nhất... 0,5 0,5 Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng, giáo viên nắm được nội dung trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm ; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có sáng tạo.
Tài liệu đính kèm: