Đề kiểm tra cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách Cánh diều (Có đáp án)

Câu 1: Khi đun nóng hóa chất lỏng trong cốc thủy tinh phải dùng lưới thép lót dưới đáy cốc để

 

A. cốc không bị đổ.                                      B. tránh nứt vỡ cốc.

 

C. hóa chất không sôi mạnh.                        D. dẫn nhiệt tốt.

 

Câu 2: Trong các loại phản ứng: phản ứng tạo gỉ kim loại, phản ứng quang hợp, phản ứng nhiệt phân, phản ứng đốt cháy. Trong các loại phản ứng trên, có bao nhiêu loại cần cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?

 

A. 1.                      B. 2.                      C. 3.                      D. 4.

 

Câu 3: Trong phản ứng hóa học, yếu tố nào sau đây không thay đổi?

 

A. Số phân tử trước và sau phản ứng.

 

B. Liên kết giữa các nguyên tử trước và sau phản ứng.

 

C. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng.

 

D. Trạng thái chất trước và sau phản ứng.

 

Câu 4: Acid là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?

 

A. Xanh.                B. Đỏ.                    C. Tím.                   D. Vàng.

 

Câu 5: Điền vào chỗ trống: "Acid là những . trong phân tử có nguyên tử . liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion ."

 

A. Đơn chất, hydrogen, OH−.                B. Hợp chất, hydroxide, H+.

 

C. Đơn chất, hydroxide, OH−.               D. Hợp chất, hydrogen, H+.

 

Câu 6: Công thức hóa học của acid có trong dịch vị dạ dày là

 

A. CH3COOH.       B. H2SO4.               C. HNO3.               D. HCl.

 

Câu 7: Trong các muối NaCl, CaCO3, KNO3, BaSO4, CuSO4, AgCl, MgCO3, số lượng muối tan trong nước là

 

A. 3.                       B. 4.                       C. 5.                       D. 6.

docx 14 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 25/05/2024 Lượt xem 153Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách Cánh diều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách Cánh diều (Có đáp án)
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I – KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 – CÁNH DIỀU
1. Khung ma trận và đặc tả đề kiểm tra cuối kì I môn Khoa học tự nhiên, lớp 8
a) Khung ma trận
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì I khi kết thúc nội dung chủ đề 4. Tác dụng làm quay của lực.
- Thời gian làm bài: 60 phút.
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận).
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
- Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm, (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm; 
- Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
- Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (2,5 điểm , 36 tiết, 15 tiết/điểm)
- Nội dung nửa sau học kì 1: 75% (7,5 điểm, 31 tiết, 4 tiết/điểm )
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Tổng số câu
Điểm số

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1. Mở đầu (3 tiết)
 
1

 
 
 

 

1
0,25
2. Chủ đề 1: Phản ứng hóa học (22 tiết)
 


2
1
 
 
 
1
2
1,5
3. Chủ đề 2: Acid – Base – pH – Oxide – Muối (11 tiết)
 
2

1 
 
 
 
 

3
0,75
4. Chủ đề 2: Acid – Base – pH – Oxide – Muối (tiếp theo) (10 tiết)

6

4





10
2,5
5. Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất (12 tiết )

5

3
1 
 
 
 
1
8
3,0
6. Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực (9 tiết)

2

2


1

1
4
2,0
Số câu

16

12
2

1

2
28
10,00
Điểm số

4

3
2

1

3
7
10 
Tổng số điểm
4,0 điểm
3,0 điểm
2,0 điểm
1,0 điểm
10,0 điểm
10,0 điểm

b) Bản đặc tả
Nội dung
Mức độ
Yêu cầu cần đạt
Số câu hỏi
Câu hỏi
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
1. Mở đầu (3 tiết)




Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8
Nhận biết
– Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9.
– Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu những hoá chất trong môn Khoa học tự nhiên 8).
 – Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8. 

1

C1
Thông hiểu
– Trình bày được cách sử dụng điện an toàn.




2. Chủ đề 1: Phản ứng hóa học (22 tiết)




– Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học
– Phản ứng hóa học và năng lượng các phản ứng hoá học
– Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hoá học
– Mol và tỉ khối của chất khí
– Tính theo phương trình hoá học
– Nồng độ dung dịch
– Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Nhận biết 

– Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.
– Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm.
– Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm
– Nêu được khái niệm về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt.
– Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.
– Nêu được khái niệm phương trình hoá học và các bước lập phương trình hoá học.
– Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử). 
– Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.
– Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 0C
– Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng 
– Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau.
– Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.




Thông hiểu

– Trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu).
– Trình bày được ý nghĩa của phương trình hoá học.
– Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học.
– Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.
– Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.
– Đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt.

2

C2
C3
Vận dụng
– Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hoá học, khối lượng được bảo toàn.
– Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 0C.
– Lập được sơ đồ phản ứng hoá học dạng chữ và phương trình hoá học (dùng công thức hoá học) của một số phản ứng hoá học cụ thể.
– Tính được khối lượng mol (M); Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối lượng (m)
– So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.
– Sử dụng được công thức để chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 0C.
– Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức.
1

C29

Vận dụng cao
– Tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.
– Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước.
– Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn:
+ So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học;
+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng.




3. Chủ đề 2: Acid – base – pH – oxide –muối (11 tiết)




– Acid
– Base
– Thang pH
– Oxide
Nhận biết
– Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+).
– Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH–).
– Nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước.
– Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch.
– Nêu được khái niệm oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.

2

C4
C5

Thông hiểu
– Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH).
– Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.
– Tra được bảng tính tan để biết một hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base không tan.
– Tiến hành được thí nghiệm base là làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với acid tạo muối, nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của base.
– Tiến hành được thí nghiệm oxide kim loại phản ứng với acid; oxide phi kim phản ứng với base; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của oxide.
– Tiến hành được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả,...).

1

C6

Vận dụng
– Viết được phương trình hoá học tạo oxide từ kim loại/phi kim với oxygen.
– Phân loại được các oxide theo khả năng phản ứng với acid/base (oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính, oxide trung tính).




Vận dụng cao
– Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất.




4. Chủ đề 2: Acid – base – pH – oxide –muối (tiếp theo) (10 tiết)




– Muối
– Phân bón hóa học
Nhận biết
– Nêu được khái niệm về muối (các muối thông thường là hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của acid bởi ion kim loại hoặc ion 
– Đọc được tên một số loại muối thông dụng.
– Chỉ ra được một số muối tan và muối không tan từ bảng tính tan.
– Nêu được thành phần và tác dụng cơ bản của một số loại phân bón hoá học đối với cây trồng (phân đạm, phân lân, phân kali, phân N–P–K).

6

C7
C8
C9
C10
C11
C12
Thông hiểu
– Trình bày được một số phương pháp điều chế muối.
– Trình bày được mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối; rút ra được kết luận về tính chất hoá học của acid, base, oxide.
– Trình bày được vai trò của phân bón (một trong những nguồn bổ sung một số nguyên tố: đa lượng, trung lượng, vi lượng dưới dạng vô cơ và hữu cơ) cho đất, cây trồng.
– Tiến hành được thí nghiệm muối phản ứng với kim loại, với acid, với base, với muối; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối.

4

C13
C14
C15
C16
Vận dụng
– Trình bày được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hoá học (không đúng cách, không đúng liều lượng) đến môi trường của đất, nước và sức khoẻ của con người.




Vận dụng cao
– Đề xuất được biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân bón.




5. Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất (12 tiết)




– Khối lượng riêng
– Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó
– Áp suất
– Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí 
Nhận biết
– Nêu được định nghĩa khối lượng riêng.
– Liệt kê được một số đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng.
– Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được: áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt, áp suất = áp lực/diện tích bề mặt.
– Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.
– Nêu được: Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng; lấy được ví dụ minh hoạ.

5

C17
C18
C19
C20
C21
Thông hiểu
– Thực hiện thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng của một khối hộp chữ nhật, của một vật có hình dạng bất kì, của một lượng chất lỏng.
– Thực hiện thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng, rút ra được: Điều kiện định tính về vật nổi, vật chìm; định luật Archimedes (Acsimet).
– Mô tả được sự tạo thành tiếng động trong tai khi tai chịu sự thay đổi áp suất đột ngột.
– Liệt kê được một số đơn vị đo áp suất thông dụng.

3

C22
C23
C24
Vận dụng
– Xác định được khối lượng riêng qua khối lượng và thể tích tương ứng, khối lượng riêng = khối lượng/thể tích. 
– Thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương.
1

C30

Vận dụng cao
– Giải thích được một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống (ví dụ như: giác mút, bình xịt, tàu đệm khí).




6. Chủ đề 4. Tác dụng làm quay của lực (9 tiết)




– Lực có thể làm quay vật
– Đòn bẩy
Nhận biết
– Thực hiện thí nghiệm để mô tả được tác dụng làm quay của lực.
– Nêu được: tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực.

2

C25
C26
Thông hiểu
– Lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.

2

C27
C28
Vận dụng
– Dùng dụng cụ đơn giản, minh họa được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.




Vận dụng cao
– Sử dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.
1

C31


c) Đề kiểm tra
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8
Thời gian làm bài 60 phút
A. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau (Mỗi câu đúng 0,25 điểm):
Câu 1: Khi đun nóng hóa chất lỏng trong cốc thủy tinh phải dùng lưới thép lót dưới đáy cốc để
A. cốc không bị đổ. 	B. tránh nứt vỡ cốc.
C. hóa chất không sôi mạnh. 	D. dẫn nhiệt tốt.
Câu 2: Trong các loại phản ứng: phản ứng tạo gỉ kim loại, phản ứng quang hợp, phản ứng nhiệt phân, phản ứng đốt cháy. Trong các loại phản ứng trên, có bao nhiêu loại cần cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
Câu 3: Trong phản ứng hóa học, yếu tố nào sau đây không thay đổi?
A. Số phân tử trước và sau phản ứng.
B. Liên kết giữa các nguyên tử trước và sau phản ứng.
C. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng.
D. Trạng thái chất trước và sau phản ứng.
Câu 4: Acid là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?
A. Xanh.	B. Đỏ.	C. Tím.	D. Vàng.
Câu 5: Điền vào chỗ trống: "Acid là những ... trong phân tử có nguyên tử ... liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion ..."
A. Đơn chất, hydrogen, OH−.	B. Hợp chất, hydroxide, H+.
C. Đơn chất, hydroxide, OH−.	D. Hợp chất, hydrogen, H+.
Câu 6: Công thức hóa học của acid có trong dịch vị dạ dày là
A. CH3COOH.	B. H2SO4.	C. HNO3.	D. HCl.
Câu 7: Trong các muối NaCl, CaCO3, KNO3, BaSO4, CuSO4, AgCl, MgCO3, số lượng muối tan trong nước là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 8: Muối của hydrochloric acid có tên gọi là:
A. Muối chloride.	B. Muối phosphate.	
C. Muối carbonate.	D. Muối sulfate.
Câu 9: Chất nào dưới đây là muối?​
A. K2O.	B. HCl.	C. K2SO4.	D. H2SO4.
Câu 10: Muối nào sau đây không tan trong nước?
A. KCl.	B. NaCl.	C. AgCl.	D. CuCl2.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các muối carbonate đều tan.
B. Tất cả các muối của kim loại K, Na đều tan.
C. Tất cả các muối của kim loại Cu, Ag đều tan.
D. Tất cả các muối sulfate đều không tan.
Câu 12: Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:
A. các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
B. nguyên tố nitrogen và một số nguyên tố khác.
C. nguyên tố phosphorus và một số nguyên tố khác.
D. nguyên tố kali và một số nguyên tố khác.
Câu 13: Phân bón hóa học được chia thành các loại:
A. đa lượng, đơn lượng, vi lượng.	B. đa lượng, đơn lượng, trung lượng.
C. đa lượng, trung lượng, vi lượng.	D. trung lượng, vi lượng, đơn lượng.
Câu 14: Phân bón đa lượng không chứa nguyên tố dinh dưỡng nào?
A. N.	B. P.	C. S.	D. K.
Câu 15: Phân Urea có công thức hóa học là:
A. NH4NO3.	B. NH4Cl.	C. (NH2)2CO.	D. (NH4)2SO4.
Câu 16: Phân đạm cung cấp nguyên tố gì cho cây trồng?
A. P.	B. K.	C. N.	D. Ca.
Câu 17: Công thức liên hệ giữa khối lượng m, thể tích V và khối lượng riêng D của một vật là
A. D = m.V 	B. m = D.V	C. V = m.D	D. m = D/V
Câu 18: Đơn vị của áp suất là:
A. N.	B. Pa.	C. m/s.	D. kg.
Câu 19: Áp lực là
A. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. lực ép có phương song song với mặt bị ép.
C. lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
D. lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
Câu 20: Mối liên hệ giữa áp lực F, diện tích bị ép S và áp suất p là
A. p = F.S	B. S = p.F	C. p = F/S	D. F = p/S
Câu 21: Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng
A. càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng lớn.
B. càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng nhỏ.
C. không phụ thuộc độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng.
D. chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
Câu 22: Áp suất tăng khi
A. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S tăng.
B. diện tích bị ép S tăng, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S không đổi.
C. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S giảm.
D. áp lực tăng bao nhiêu lần thì diện tích bị ép S cũng tăng lên bấy nhiêu lần.
Câu 23: Vì sao cái áo phao không chìm trong nước?
A. Vì khối lượng của áo phao nhỏ hơn khối lượng của nước.
B. Vì khối lượng riêng của áo phao nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
C. Vì áo phao nhẹ.
D. Vì thể tích của áo phao lớn hơn nước.
Câu 24: Lực đẩy Acsimet có độ lớn phụ thuộc vào
A. lượng chất lỏng trong bình và khối lượng của vật.
B. thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và bản chất của chất lỏng.
C. độ sâu của vật bị nhúng chìm so với đáy bình.
D. khối lượng riêng của vật.
Câu 25: Vật sẽ bị quay trong trường hợp nào dưới đây?
A. Dùng dao cắt bánh sinh nhật.	B. Dùng tay mở cần gạt của vòi nước.
C. Dùng tay vuốt màn hình của điện thoại.	D. Dùng búa đóng đinh vào tường.
Câu 26: Moment của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho?
A. Tác dụng kéo của lực.	B. Tác dụng nén của lực.
C. Tác dụng uốn của lực.	D. Tác dụng làm quay của lực.
Câu 27: Trục quay của cái kéo khi dùng để cắt là
A. mũi kéo.	B. lưỡi kéo.	
C. tay cầm.	D. đinh ốc gắn 2 lưỡi kéo.
Câu 28: Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy ?
A. kìm cắt móng tay.	B. Đẩy xe lên nhà bằng tấm ván.
C. Bánh xe ở đỉnh cột cờ.	D. Cầu trượt.
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29 (1,0 điểm): Cốc (1) chứa dung dịch sulfuric acid loãng, cốc (2) chứa một viên zinc (kẽm). Đổ cốc (1) vào cốc (2), zinc tác dụng với sulfuric acid loãng tạo thành zinc sulfate và khí hydrogen. Viết phương trình chữ và phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng trên.
Câu 30 (1,0 điểm): Vì sao trên nắp ấm pha trà thường có một lỗ nhỏ?
Câu 31 (1,0 điểm): Ở chiếc kéo cắt chỉ, mỗi nhánh kéo gồm cán và phần lưỡi kéo có thể quay quanh chốt cố định, có vai trò như đòn bẩy. Hãy sử dụng các mũi tên biểu diễn lực để mô tả cách dùng lực tác dụng lên cán kéo để cắt được chỉ.
---HẾT---
d) Hướng dẫn chấm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 – CÁNH DIỀU
A. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
B
C
C
B
D
D
A
A
C
C
B
A
C
C
Câu 
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
Đáp án
C
C
B
B
A
C
A
A
B
B
B
D
D
A
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
29
(1,0đ)
- Phương trình chữ: 
Sulfuric acid + Zinc g Zinc sulfate + Hydrogen
- Phương trình bảo toàn khối lượng:
 m sulfuric acid + m zinc = m zinc sulfate + m hydrogen
0,5đ
0,5đ
30
(1,0đ)
- Do có lỗ nhỏ trên nắp ấm mà khí trong ấm thông với không khí bên ngoài.
- Áp suất của khí trong ấm cùng với áp suất của nước sẽ lớn hơn áp suất của không khí bên ngoài ấm,
g làm cho nước trong ấm chảy ra ngoài dễ dàng hơn khi rót.
0,25đ
0,5đ
0,25đ
31
(1,0đ)

Vẽ được mỗi lực đạt 0,25đ
---HẾT---

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_8_sach_c.docx