Đề kiểm tra cuối học kì I môn Khoa học Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Như Thụy

doc 4 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 454Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Khoa học Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Như Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì I môn Khoa học Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Như Thụy
MA TRẬN CÂU HỎI MÔN KHOA HỌC LỚP 4
 Năm học: 2017 – 2018 
Tên các nội dung, chủ đề, mạch kiến thức.
Các mức độ nhận thức
TỔNG
Mức 1
Nhận biết
Mức 2
Thông hiểu
Mức 3
Vận dụng
Mức 4
VD nâng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Trao đổi chất ở người
Số câu
1
1
Câu số
1
7
Số điểm
0,5
2
Ăn phối hợp đạm động vật vật và đạm thực vật
Ăn phối họp nhiều loại thức ăn
Số câu
1
Câu số
10
Số điểm
1
Vai trò của chất đạm và chất béo
Số câu
Câu số
Số điểm
Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Số câu
2
1
Câu số
2,5
8
Số điểm
1
2
Nước, không khí
Số câu
2
1
Câu số
3,4
9
Số điểm
1
2
An toàn trong cuộc sống
Số câu
1
Câu số
6
Số điểm
0,5
Tổng số
Số câu
3
2
1
2
2
1
Số điểm
1,5
1
2
0,5
4
1
3
7
10
Trường: Tiểu học Như Thụy
Lớp: 4
Họ và tên: .
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn : Khoa học
NĂM HỌC : 2017 - 2018
Thời gian 40 phút ( không kể thời gian phát đề)
ĐIỂM 
BẰNG SỐ
ĐIỂM 
BẰNG CHỮ
Nhận xét
Phần A- Trắc nghiệm (3 điểm):
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng và hoàn các bài tập sau theo yêu cầu !
Câu1: (0,5đ) Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình gì?
a. Quá trình trao đổi chất.	b. Quá trình hô hấp.
c. Quá trình tiêu hoá.	d. Quá trình tuần hoàn.
Câu2 :(0,5 đ) Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, cần: 
a. Ăn nhiều thịt, cá	b. Ăn nhiều hoa quả
c. Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí	d. Không ăn thịt, cá
Câu 3: (0,5 đ) Trong không khí có những thành phần nào sau đây?
a. Khí ô-xi và khí ni-tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác
b. Khí ô-xi, khí ni-tơ và khí các-bô-níc	
c. Khí ô-xi và khí ni-tơ
d.. Khí ô-xi 
Câu 4: (0,5 đ) Hành động nào nên làm để bảo vệ nguồn nước? 
a. Uống ít nước	b. Hạn chế tắm giặt
c. Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước; không xả rác, nước thải,...vào nguồn nước.
d. Ném xác súc vật xuống nguồn nước.
Câu 5: (0,5 điểm): Không khí và ước có tính chất gì giống nhau: 
a. Hòa tan một số chất. b. Không màu, không mùi.
	c. Chảy từ cao xuống thấp d. Chảy lan ra khắp mọi phía. 
Câu 6:(0,5 đ) Trước khi bơi, cần phải làm gì?
a. Vận động tay, chân cho ra mồ hôi	b. Chuẩn bị quần áo.
c. Tập các bài thể dục khởi động.	b. Chuẩn bị thức ăn.
Phần B- Tự luận: (7 điểm) 
Câu 7:(2 đ) Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho thích hợp:
A
B
Thiếu chất đạm
Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù loà
Thiếu vi- ta- min A
Bị còi xương
Thiếu i-ốt
Bị suy dinh dưỡng
Thiếu vi- ta- min D
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ
Câu 8:(2 điểm) Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 9:(2 điểm) Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 10 (1 điểm) Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp đạm đông vật và đạm thực vât? 
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ BÀI KT HỌC KÌ I
 MÔN KHOA HỌC 4
Phần A- Trắc nghiệm : 3 điểm
Câu 1 : a Câu 2 : c Câu 3 : a Câu 4 : c 
Câu 5 : b Câu 6 : c 
Từ câu 1 đến câu 6 (Mỗi câu 0,5 điểm)
Phần B- Tự luận : 7 điểm 
Câu 7: (2 điểm) Nối đúng 1 ý được 0,5 điểm
A
B
Thiếu chất đạm
Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù loà.
Thiếu vi- ta- min A
Bị còi xương.
Thiếu i-ốt
Bị suy dinh dưỡng
Thiếu vi- ta- min D
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.
Câu 8: 2 điểm: Các việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước là:
Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum vại, bể nước phải có nắp đậy.
Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ. Tuyệt đối không lội qua sông, suối khi trời mưa lũ, dông bão.
Trẻ em nên tập bơi nhưng chỉ tập bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
Câu 9: 2 điểm: Chúng ta cần tiết kiệm nước vì:
 - Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có nước sạch để dùng. Vì vậy, không được lãng phí nước.
 - Tiết kiệm nước là để dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng. 
Câu 10(1 điểm): Chúng ta cần ăn phối hợp đạm đông vật và đạm thực vât vì: 
- Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_lop_5_nam_hoc_2017_20.doc