Đề kiểm tra cuối học kì I môn Công nghệ Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cam Thượng (Có đáp án)

docx 5 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Công nghệ Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cam Thượng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì I môn Công nghệ Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cam Thượng (Có đáp án)
Trường THCS Cam Thượng
Họ và tên:........................................
Lớp:.................................................
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I
Năm học 2022 – 2023
Môn: Công nghệ 9
Thời gian: 45 Phút
(không kể thời gian giao đề)
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
A. TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm)
Câu 1: Ý nào sau đây không phải điều kiện làm việc của nghề trồng cây ăn quả?
A. Tư thế làm việc luôn thay đổi.
B. Làm việc ngoài trời.
C. Làm việc ở trong văn phòng.
D. Tiếp xúc với hoá chất độc hại.
Câu 2: Yêu cầu của nghề trồng cây ăn quả đối với người lao động là gì? 
A. Yêu nghề.	C. Có tri thức.
B. Có sức khoẻ.	D. Yêu nghề, có sức khoẻ và tri thức.
Câu 3: Chọn phát biểu sai: Đối tượng lao động của nghề trồng cây ăn quả là:
A. Các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.	
B. Các giống cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao.
C. Người lao động.
D. Các giống cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
Câu 4: Đâu không phải là giá trị của nghể trồng cây ăn quả?
A. Giá trị dinh dưỡng.	
B. Giá trị bảo vệ môi trường.	
C. Cung cấp lương thực cho con người.	
D. Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến bánh kẹo, nước ngọt.
Câu 5: Theo em, rễ của cây ăn quả có mấy loại?
A. 1	C. 3
B. 2	 D. 4
Câu 6: Cây ăn quả có mấy loại hoa?
A. 3	C. 4
B. 2	D. 5
Câu 7: Bón thúc cho cây ăn quả vào những thời kì nào?
A. Chuẩn bị ra hoa.	C. Chuẩn bị ra hoa và sau thu hoạch quả.
B. Khi mới trồng.	D. Sau khi thu hoạch quả.
Câu 8: Các phương pháp nhân giống vô tính thường áp dụng đối với cây ăn quả là?
A. Giâm, chiết, ghép.	C. Nuôi cấy mô.
B. Giâm và chiết.	D. Ghép và chiết.
Câu 9: Cây thanh long được nhân giống bằng phương pháp nào?
A. Gieo hạt.	C. Giâm cành.
B. Chiết cành.	D. Ghép cành.
Câu 10: Quy trình giâm cành gồm mấy bước?
A. 3	C. 5 
B. 4	D. 6
Câu 11: Bước 1 trong quy trình giâm cành là gì?
A. Cắt cành giâm.	C. Cắm cành giâm.
B. Xử lí cành giâm.	D. Chăm sóc cành giâm..
Câu 12: Cắt bớt lá hoặc phiến lá khi giâm cành để làm gì? 
A. Giảm quá trình thoát hơi nước qua lá của cành giâm.
B. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí.
C. Tăng quá trình quang hợp.
D. Giảm sâu bệnh cho cành giâm.
Câu 13: Quy trình chiết cành có mấy bước?
A. 6	C. 4
B. 5	D. 3
Câu 14: Bước thứ hai trong quy trình chiết cành là gì?
A. Chọn cành chiết.	C. Trộn hỗn hợp bó bầu.
B. Khoanh vỏ.	D. Bó bầu.
Câu 15: Đường kính cành chiết là bao nhiêu cm?
A. 2,0 - 2,5 cm.	B. 2,5 - 3,0 cm.
C. 0,5 - 1,5 cm.	D. Đáp án khác.
Câu 16: Đường kính của bầu đất đối với cây vải sau khi bó là bao nhiêu cm?
A. 2 - 4 cm.	C. 4 - 5 cm.
B. 3 - 4 cm.	D. 6 - 8 cm.
Câu 17: Tại sao phải cắt vát cành chiết?
A. Cho cành chiết đẹp.	C. Cho cành chiết không bị héo.
B. Cho cành chiết khoẻ.	D. Tăng diện tích tiếp xúc với đất, dễ cắm.	
Câu 18: Rơm hoặc rễ bèo tây băm nhỏ trộn trong hỗn hợp bó bầu có tác dụng?
A. Giữ cành.	B. Làm cho đất khô.	C. Buộc cho chắc. 	D. Giữ ẩm, làm xốp đất.
Câu 19: Quy trình ghép chữ T gồm mấy bước?
A. 6.	B. 3.	C. 5. 	D. 4.
Câu 20: Bước 2 trong quy trình ghép chữ T là gì?
A. Cắt mắt ghép.	B. Cắt cành ghép.
C. Chọn cành ghép	..	D. Chọn vị trí ghép..	
Câu 21: Ghép mắt là bước số mấy trong quy trình ghép chữ T?
A. Bước 2.	C. Bước 1.
B. Bước 3.	D. Bước 4.
Câu 22: Khi quấn dây ni lông cố định mắt ghép thì cần chú ý điều gì?
A. Quấn lỏng tay.	B. Quấn thật chặt.
C. Không đè lên mầm ngủ và cuống lá	.	D. Quấn càng nhiều càng tốt.
Câu 23: Loại cây nào dưới đây được nhân giống bằng phương pháp ghép mắt?
A. Bưởi.	C. Dâu tây.
B. Dâu tằm.	D. Thanh long.
Câu 24: Ghép áp là phương pháp:
A. ghép mắt.	C. ghép mắt nhỏ có gỗ.
B. ghép cành.	D. ghép chữ T.
Câu 25: Cây nào sau đây là cây ăn quả có múi?
A. Quýt.	C. Táo.
B. Khế.	D. Hồng xiêm.
Câu 26: Nhiệt độ thích hợp đối với cây ăn quả có múi là bao nhiêu?
A. 160C - 180C.	C. 200C - 220C.
B. 180C - 200C.	D. 250C - 270C.
Câu 27: Các tỉnh phía Bắc có thể trồng cây ăn quả có múi vào khoảng thời gian nào?	
A. Tháng 2 - tháng 4.	B. Tháng 8 - tháng 10.
C. Tháng 2 - tháng 4 và tháng 8 - tháng 10.	D. Đáp án khác.
Câu 28: Sử dụng loại phân gì để bón lót khi trồng cây ăn quả có múi?
A. Phân đạm.	C. Phân hữu cơ, phân lân.
B. Phân kali.	D. Phân chuồng.
B. TỰ LUẬN (3.0 điểm)
Câu 1: Trong thực tế có những cây hoa giấy có nhiều màu hoa. Theo em người ta đã làm cách nào để tạo ra những cây hoa giấy như vậy?
Câu 2: Kể tên một số giống cây ăn quả có múi được trồng ở địa phương em và cho biết kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi?
Bài làm

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_cong_nghe_lop_9_nam_hoc_2022_2.docx