PHÒNG GD & ĐT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS Môn: Công nghệ 8 ĐỀ A Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: .., SBD: .. I. TRẮC NGHIỆM : ( 7 điểm ) Hãy chọn chữ cái đầu câu trả lời phù hợp nhất Câu 1: Trên bản vẽ kĩ thuật, vị trí của hình chiếu bằng là A. ở dưới hình chiếu đứng. B. ở bên phải hình chiếu cạnh. C. ở dưới hình chiếu cạnh. D. ở bên phải hình chiếu đứng. Câu 2: Hình biểu diễn ở bản vẽ kĩ thuật được vẽ bằng phép chiếu nào ? A. Phép chiếu xuyên tâm. B. Phép chiếu vuông góc. C. Phép chiếu song song. D. Phép chiếu tổng hợp. Câu 3: Trình tự đọc bản vẽ chi tiết như thế nào là đúng ? A. Hình biểu diễn - kích thước - khung tên - yêu cầu kỹ thuật - tổng hợp. B. Hình biểu diễn -khung tên - kích thước – tổng hợp - yêu cầu kỹ thuật. C. Khung tên - hình biểu diễn - kích thước - yêu cầu kỹ thuật – tổng hợp. D. Kích thước - hình biểu diễn - tổng hợp - khung tên - yêu cầu kỹ thuật. Câu 4: Theo qui ước vẽ ren nhìn thấy, đường nào sau đây được vẽ bằng nét liền mảnh ? A. Đường đỉnh ren. B. Đường chân ren. C. Đường giới hạn ren. D. Vòng đỉnh ren. Câu 5: Muốn biết sản phẩm cơ khí có bao nhiêu chi tiết, mỗi chi tiết làm bằng vật liệu gì ta dựa vào nội dung nào của bản vẽ lắp ? A. Hình biểu diễn. B. Kích thước của bản vẽ lắp. C. Bảng kê. D. Khung tên. Câu 6: Trong cơ khí đặc biệt quan tâm đến 2 tính chất là A. cơ tính và lí tính. B. cơ tính và hóa tính. C. cơ tính và tính công nghệ. D. lí tính và hóa tính. Câu 7: Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại là A. tính dẫn điện. B. tính đàn hồi. C. thành phần sắt và cacbon. D. khả năng tái chế. Câu 8: Sự khác nhau cơ bản giữa chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn là A. tính dẫn điện. B. tính đàn hồi. C. thành phần sắt và cacbon. D. khả năng tái chế. Câu 9: Tua vít thuộc nhóm dụng cụ nào sau đây ? A. Dụng cụ đo và kiểm tra. B. Dụng cụ tháo lắp. C. Dụng cụ kẹp chặt. D. dụng cụ gia công. Câu 10: Phần tử nào sau đây KHÔNG phải là chi tiết máy ? A. Mảnh vỡ máy. B. Vòng bi. C. Khung xe đạp. D. Đai ốc. Câu 11: Mối ghép nào sau đây thuộc mối ghép động ? A. Mối ghép đinh tán. B. Mối ghép bằng ren. C. Mối ghép bu long. D. Mối ghép xi lanh-pít tông. Câu 12: Phát biểu náo sau đây là SAI ? Để giảm ma sát và mài mòn, mối ghép động cần A. bôi trơn thường xuyên. B. làm bằng vật liệu chịu mài mòn. C. dùng vòng bi thay cho bạc lót. D. làm nhám bề mặt tiếp xúc. Câu 13: Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Phát biểu nào sau đây là SAI ? A. Đĩa xích còn gọi là đĩa dẫn. B. Tỉ số truyền i = 0,4. C. Đĩa líp quay nhanh hơn đĩa xích. D. Tỉ số truyền i xác định. Câu 14: Chi tiết nào sau đây KHÔNG thuộc cơ cấu tay quay- con trượt ? A. Tay quay. B. Thanh truyền. C. Thanh lắc. D. Giá đỡ. II. TỰ LUẬN: ( 3 điểm ) Câu 15: Hãy nêu quy trình sản xuất một sản phẩm cơ khí. ( 1 điểm ) Câu 16: Lực ma sát có hại như thế nào đối với khớp động ? Để giảm ma sát phải làm gì ? ( 1 điểm ) Câu 17: Một hệ thống truyền động bằng xích. Biết đĩa dẫn có 60 răng, đĩa bị dẫn quay nhanh gấp 3 lần đĩa dẫn. Hãy tính: a. Tỉ số truyền của bộ truyền động. ( 0,5 điểm ) b. Tính số răng của đĩa bị dẫn. ( 0,5 điểm ) Hết./.
Tài liệu đính kèm: