Đề kiểm tra cuối học kì I các môn Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Trần Thới 2

doc 16 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 825Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I các môn Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Trần Thới 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì I các môn Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Trần Thới 2
Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Môn : Tiếng việt (bài đọc)
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2018 – 2019
Phòng GD&ĐT Cái Nước
Trường TH Trần Thới 2
Họ và Tên:.
Lớp : 5
Điểm
Lời phê của giáo viên
. 
ĐỀ BÀI
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 11 đến tuần 17, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
a. Đọc thầm bài văn sau:
MÙA THẢO QUẢ
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa.
Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kỳ lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.
Theo MA VĂN KHÁNG
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? M1 (0,5 điểm)
A. Hoa nở khắp nơi
B. Trái của thảo quả
C. Cành lá mọc sum suê
D. Hương thơm đặc biệt quyến rũ lan xa.
Câu 2: Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ? M1 (0,5 điểm)
A. Nảy trên ngọn cây
B. Nảy trên cành cây
C. Nảy ở trên thân cây
D. Nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ
Câu 3: Thảo quả chín có màu gì ? M1 (0,5 điểm)
A. Hồng
B. Vàng
C. Đỏ
D. Tím
Câu 4: Từ “Ngọt lựng” thuộc từ loại nào? M2 (0,5 điểm) 
A. Danh từ
B. Tính từ. 
C. Động từ
D. Cụm động từ
Câu 5: Tìm từ trái nghĩa với từ “nhân ái” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được: (1 điểm) 
Ví dụ:
Đặt câu:
Câu 6: Các từ ngữ: “ngây ngất, rừng ngập hương thơm, rừng say ngây và ấm nóng” cho biết điều gì ? M2? (1,5 điểm)
A. Hương thơm của thảo quả đậm đến mức làm cho người ta như có cảm giác say.
B. Hương thơm của thảo quả thoang thoảng nhẹ nhàng.
C. Hương thơm của thảo quả bay khắp khu rừng.
D. Hương thơm của thảo quả thơm ngan ngát.
Câu 7: Thảo quả trong bài có ở vùng nào? M2 (0,5 điểm)
A. Đản Khao, Chim San tên những vùng đất thuộc tỉnh Lào Cai.
B. Ở một số vùng núi phía Nam.
C. Ở một số cánh rừng Tây Nguyên.
D. Ở một số vùng đất thuộc các tỉnh đồng bằng hoặc trung du.
Câu 8: Bài văn cho em cảm nhận được điều gì ? M4 (2điểm)
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỚP 5:
Môn: Tiếng việt 
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)
Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm
(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu
1
2
3
4
6
7
Khoanh đúng
D
D
C
B
A
A
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1,5 điểm
0,5 điểm
Câu 5:  Ví dụ: Bất nhân, độc ác. Học sinh đặt câu theo yêu cầu của câu hỏi mà có từ vừa tìm được. 
(1 điểm)
Câu 8: Vẻ đẹp của rừng thảo quả khi chín và sự sinh sôi mạnh mẻ của rừng thảo quả (2 điểm)
B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 
1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (15 phút)
- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.
- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,bị trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Đánh giá, cho điểm
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả cảnh.
Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.
Trong lúc ra đề cũng như hướng dẫn chấm không tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô chỉnh lại dùm thành thật cám ơn!.
Môn: Toán
Câu
1
2
3
4
5
6
Khoanh đúng
A
B
C
D
D
D
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 7: 
a) Tính tỉ số phầm trăm của hai số: (0,5điểm)
b) Điền dấu ; = ; thích hợp vào chổ chấn: (0,5điểm)
45 và 61
83,2 > 83,19
45 : 61 = 0,7377 = 73,77%
Câu 8: Đặt tính rồi tính (2 điểm)
36,75 + 89,46 = 126,21
64,6 4 = 258,4
351 – 138,9 = 212,1
45,54 : 1,8 = 25,3
Câu 9: (1 điểm)
Lớp 5A có 25 học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ. Hỏi học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp học đó ?
Bài giải 
Số phần trăm học sinh nữ chiếm là:
13 : 25 = 0,52 = 52%
(hoặc 13 : 25 100 = 52%)
Đáp số: 52%
Bài 10 : (3 điểm)
	Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18m và chiều rộng 15m. người ta dành 20% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất làm nhà.
Bài giải:
Diện tích mảnh đất :
 18 15 = 270 (m2) (1điểm)
Diện tích đất để làm nhà :
 270 20 : 100 = 54 (m2) (1điểm)
 Đáp số : 54 m2
Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Môn : Tiếng việt (bài viết)
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2018 – 2019
Phòng GD&ĐT Cái Nước
Trường TH Trần Thới 2
Họ và Tên:.
Lớp : 5
Điểm
Lời phê của giáo viên
. 
ĐỀ BÀI
B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 
 1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (15 phút) 
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo. “Đoạn viết từ Y Hoa lấy trong gùi ra đến hết”. (SGK Tiếng việt 5, tập 1, trang 144).
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Tả một bạn học của em.
Hết
Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Môn : Khoa học
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2018 – 2019
Phòng GD&ĐT Cái Nước
Trường TH Trần Thới 2
Họ và Tên:.
Lớp : 5
Điểm
Lời phê của giáo viên
. 
ĐỀ BÀI
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng :
Câu 1: Phụ nữ có thai cần nên tránh sử dụng chất nào dưới đây ? (0,5 điểm)
A. Chất đạm
B. Chất béo
C. Vi-ta-min
D. Chất kích thích
Câu 2: HIV không lây qua đường nào ? (0,5 điểm)
A. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con. 
B. Đường tình dục.
C. Tiếp xúc thông thường.
D. Đường máu.
Câu 3: Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết: (0,5 điểm)
A. Muỗi A- nô- phen
B. Do vi rút
C. Do kí sinh trùng
D. Muỗi vằn
Câu 4: Trong tự nhiên sắt có ở: (0,5 điểm)
A. Trong các quặng sắt và trong các thiên thạch.
B. Trong nước.
C. Trong không khí.
D. Trong các thiên thạch.
Câu 5: Bệnh nào dưới đây có thể bị lây qua cả đường sinh sản và đường máu ? (0,5 điểm)
A. HIV/AIDS.
B. Viêm não.
C. Sốt xuất huyết.
D. Sốt rét.
Câu 6: Xi măng được làm ra từ những vật liệu gì ? (0,5 điểm)
A. Đất sét.
B. Đất sét, đá vôi và một số chất khác.
C. Đất sét và đá vôi
D. Đá vôi.
Câu 7: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ chấm: (2 điểm)
(Trứng, tinh trùng, hợp tử, thụ tinh).
- Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa .............................................của mẹ và ..............................................................của bố.
- Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình..............................................
- Trứng được thụ tinh gọi là...................................................................................................
Câu 8: Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh cũng như mỗi công dân cần phải làm gì ? (1 điểm)
A. Tìm hiểu, học tập để biết rõ về luật giao thông đường bộ.
B. Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ.
C. Thận trọng khi đi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9: Để phòng tránh bệnh viêm gan A em cần làm gì ? (1 điểm)
Câu 10: Để phòng tránh các bệnh do muỗi truyền, em cần làm gì ? (2 điểm)
Câu 11: Trên đường đi học về, em đi bộ, có một người lạ chạy xe lại gần và mời em lên xe để chở em về nhà em sẽ : (1điểm)
Hết
Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Môn : Lịch sử & Địa lý
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2018 – 2019
Phòng GD&ĐT Cái Nước
Trường TH Trần Thới 2
Họ và Tên:.
Lớp : 5
Điểm
Lời phê của giáo viên
. 
ĐỀ BÀI
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng :
Câu 1: Hàng năm ngày “Kỉ miệm Cách mạng tháng tám” là ngày? (0,5 điểm)
A. 19 - 8
B. 19 - 9
C. 19 - 10 
D. 18 - 8
Câu 2: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào ? (0,5 điểm)
A.1910
B. 1911
C. 1912
D. 1913
Câu 3: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do ai chủ trì ? (0,5 điểm)
A. Phan Bội Châu
B. Anh Lê 
C. Nguyễn Ái Quốc
D. Tôn Thất Thuyết 
Câu 4: Hãy nối tên các nhân vật lịch sử ở cột A với các sự kiện lịch sử ở cột B cho đúng: (2 điểm)
A
B
Nguyễn Trường Tộ
Phong trào Đông du
Phan Bội Châu
Mở cuộc phản công ở kinh thành Huế.
Tôn Thất Thuyết
Chủ trì Hội Nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc
Đề nghị canh tân đất nước.
Câu 5: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ chấm: (1,5 điểm)
(càng lấn tới, hy sinh , làm nô lệ).
Trích lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Hỡi đồng bào toàn quốc !
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp . , vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không ! Chúng ta thà .. tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu..”.
Câu 6: Dân tộc nào của nước ta có số dân đông nhất ? (0,5 điểm)
A. Tày
B. Chăm
C. Hoa
D. Kinh
Câu 7: Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào ? (0,5 điểm) 
A. Cam-pu-chia; Lào; Trung Quốc.
B. Lào; Thái Lan; Cam-pu-chia.
C. Trung Quốc; Lào; Nhật Bản.
D. Trung Quốc; Lào; Thái Lan.
Câu 8: Nước ta có dân số tăng : (0,5 điểm)
A. Rất nhanh.
B. Nhanh.
C. Trung bình.
D. Chậm.
Câu 9: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ chấm: (1,5 điểm)
(giao thông vận tải; Bắc - Nam và quốc lộ 1A; dài nhất của đất nước ta).
Nước ta có nhiều loại hình.....................................................................................Đường sắt 
....................................................................................................là hai tuyến đường sắt và đường 
bộ.....................................................................................................................................................
Câu 10: Hãy nối các tên khoáng sản ở cột A với các nơi phân bố ở cột B cho đúng: (2 điểm)
A
B
Dầu mỏ.
Quảng Ninh.
Bô-xít.
Biển Đông.
Sắt.
Tây Nguyên.
Than.
Hà Tĩnh.
Hết
Môn: Khoa học
Câu
1
2
3
4
5
6
8
Khoanh đúng
D
C
B
A
A
B
D
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
Câu 7: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ chấm: (2 điểm)
- Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
- Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình thụ tinh.
- Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử.
Câu 9: Để phòng tránh bệnh viêm gan A em cần làm gì ? (1 điểm)
Phòng bệnh viêm gan A bằng cách:
- Ăn chín, uống sôi.
- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
Câu 10: Để phòng tránh các bệnh do muỗi truyền, em cần làm gì ? (2 điểm)
Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh không để ao tù nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Đi tiêm phòng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Câu 11: Trên đường đi học về, em đi bộ, có một người lạ chạy xe lại gần và mời em lên xe để chở bạn về nhà em sẽ : (1điểm)
Em cảm ơn và từ chối 1 cách khéo léo là nhà gần nên có thể tự đi bộ được.
Môn: Lịch sử
Câu
1
2
3
Khoanh đúng
A
B
C
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4: Hãy nối tên các nhân vật lịch sử ở cột A với các sự kiện lịch sử ở cột B cho đúng: 
(2 điểm: Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
A
B
Nguyễn Trường Tộ
Phong trào Đông du
Phan Bội Châu
Mở cuộc phản công ở kinh thành Huế.
Tôn Thất Thuyết
Chủ trì Hội Nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc
Đề nghị canh tân đất nước.
Câu 5: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ chấm: (1,5 điểm)
Trích lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Hỡi đồng bào toàn quốc !
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không ! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Môn: Địa lý
Câu
6
7
8
Khoanh đúng
A
D
B
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 9: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ chấm: (1,5 điểm)
Nước ta có nhiều loại hình giao thông vận tải Đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A là hai tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước ta.
Câu 10: Hãy nối tên các Tên khoáng sản ở cột A với các nơi phân bố ở cột B cho đúng: (2 điểm: Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
A
B
Dầu mỏ.
Quảng Ninh.
Bô-xit.
Biển Đông.
Sắt.
Tây Nguyên.
Than.
Hà Tĩnh.
Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Môn : Toán
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2018 – 2019
Phòng GD&ĐT Cái Nước
Trường TH Trần Thới 2
Họ và Tên:.
Lớp : 5
Điểm
Lời phê của giáo viên
. 
ĐỀ BÀI
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng :
Câu 1: 5000 m2 = 0,5 ..... tên đơn vị thích hợp viết vào chỗ chấm là: (0,5 điểm)
A. ha
B. dam2
C. m2
D. dm2
Câu 2: 627,35 : 100 = .......... số điền vào chỗ chấm là: (0,5 điểm)
A. 62,735
B. 6,2735
C. 0,62735
D. 0,062735
Câu 3: 627,35 0,01 = ............ số điền vào chỗ chấm là: (0,5 điểm)
A. 62,735
B. 627,35
C. 6,2735
D. 6273,5
Câu 4: 15% của 320kg là: (0,5 điểm)
A. 140kg
B. 401kg
C. 480kg
D. 48kg
Câu 5: Hình chữ nhật có chiều dài 10cm và chiều rộng 7cm. Vậy diện tích của hình chữ nhật là: (0,5 điểm)
A. 375m2
B. 387 m2
C. 378 m2
D. 70 m2
Bài 6: Tìm số tự nhiên x sao cho: 9,8 x = 6,2 9,8: (0,5 điểm)
A. 9,8
B. 62
C. 98
D. 6,2
Câu 7: 
a) Tính tỉ số phầm trăm của hai số: (0,5điểm)
b) Điền dấu ; = ; thích hợp vào chổ chấn: (0,5điểm)
45 và 61
83,2  83,19
Câu 8: Đặt tính rồi tính (2 điểm)
36,75 + 89,46
64,6 4
351 – 138,9
45,54 : 1,8
Câu 9: (1 điểm)
Lớp 5A có 25 học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ. Hỏi học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp học đó ?
Bài giải
Bài 10: (3điểm)
Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18m và chiều rộng 15m. người ta dành 20% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất làm nhà.
Bài giải:
Hết
Phần bốc thăm
Bài: Chuyện một khu vườn nhỏ Trang 102
(Đọc từ đầu.........đến ban công nhà Thu không phải là vườn !)
Hỏi: Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?
Bài: Chuyện một khu vườn nhỏ Trang 102
 (Đọc từ Một sớm chủ nhật đầu xuân..........đến hết bài)
Hỏi: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ?
Bài: Chuyện một khu vườn nhỏ Trang 102
 (Đọc từ Một sớm chủ nhật đầu xuân..........đến hết bài)
Hỏi: Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào ?
Bài: Mùa thảo quả Trang 113
 (Đọc từ đầu .............đến ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn)
Hỏi: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ?
Bài: Mùa thảo quả Trang 113
 (Đọc từ Thảo quả trên rừng Đản Khao ..........đến lấn chiếm không gian)
Hỏi: Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam ?
Bài: Mùa thảo quả Trang 113 
 (Đọc từ Sự sống cứ tiếp tục..........đến hết bài)
Hỏi: Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ?
Bài: Mùa thảo quả Trang 113 
 (Đọc từ Sự sống cứ tiếp tục..........đến hết bài)
Hỏi: Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp ?
Bài: Người gác rừng tí hon Trang 124 
(Đọc từ đầu...........đến xe ra bìa rưng chưa ?)
Hỏi: Theo lối ba vẫn đi tuần, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì ?
Bài: Người gác rừng tí hon Trang 124 
(Đọc từ Qua khe lá ............ đến bắt bọn trộm, thu lại gỗ)
Hỏi: Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy Bạn là người thông minh ?
Bài: Người gác rừng tí hon Trang 124 
(Đọc từ Qua khe lá ............ đến bắt bọn trộm, thu lại gỗ)
Hỏi: Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy Bạn là người dũng cảm ?
Bài: Trồng rừng ngập mặn Trang 128
(Đọc từ đầu .........đến gió, bão, sóng lớn)
Hỏi: Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ?
Bài: Trồng rừng ngập mặn Trang 128 
(Đọc từ Mấy năm qua ..........đến Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định))
Hỏi: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn ?
Bài: Trồng rừng ngập mặn Trang 128 
(Đọc từ Nhờ phục hồi rừng ngập mặn ......đến hết bài)
Hỏi: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phụ hồi.
Bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo Trang 144 
(Đọc từ đầu......đến dành cho khách quý)
Hỏi: Cô giáo Y Hoa đến Buôn Chư Lênh làm gì ?
Bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo Trang 144 
(Đọc từ Y Hoa đến bên già Rok......đến sau khi chém nhát dao)
Hỏi: Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ” ?
Bài: Thầy cúng đi bệnh viện Trang 158 
(Đọc từ đầu ......đến học nghề cúng bái)
Hỏi: Cụ Ún làm nghề gì ?
Bài: Thầy cúng đi bệnh viện Trang 158 
(Đọc từ Vậy mà ......đến không thuyên giảm)
Hỏi: Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào ?
Bài: Thầy cúng đi bệnh viện Trang 158 
(Đọc từ Thấy cha ......đến vẫn không lui)
Hỏi: Vì sao bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà ? 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_cac_mon_lop_5_nam_hoc_2018_2019_tr.doc