Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019

doc 4 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019
 PHÒNG GD&ĐT HOÀNG SU PHÌ
 TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS
 TẢ SỬ CHOÓNG
Họ và tên:................ 
Lớp: 3...............
 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Giáo viên coi (Ký, ghi rõ họ tên)
Điểm bằng số:
.........................
Điểm bằng chữ:
.........................
..............................................
..............................................
..............................................
..............................................
..............................................
.............................................
.............................................
Giáo viên chấm (Ký,ghi rõ họ tên)
.............................................
.............................................
A. KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
A1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi trong thăm
 A2. Đọc thầm bài văn và làm bài tập ( Thời gian 20 phút)
Đọc thầm văn bản và trả lời câu hỏi
Nhà rông ở Tây Nguyên
 Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.
 Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi cho đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
 Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.
 Từ gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập chung ở nhà rông để bảo vệ buôn làng. 
 Theo NGUYỄN VĂN HUY
	* Dựa vào nội dung đoạn đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi và làm các bài tập sau:
Câu 1. Nhà rông của dân tộc nào ? 
A. Ê-đê, Ba Na B. Tày, Nùng, Kinh C. Mông, Dao
Câu 2. Em hãy chọn một cụm từ ngắn gọn để nói về nhà rông dùng để làm gì ? 
A. Thờ thần B. Họp C. Sinh hoạt cộng đồng
Câu 3. Theo em, mái nhà rông truyền thống được lợp bằng gì ? 
A. Lá cỏ tranh B. Lá cọ C. Prô
Câu 4. Trong câu “Bà mẹ dúi cho con một ít tiền”. Thuộc kiểu câu nào ? Vì sao ?
A. Thuộc kiểu câu Ai thế nào? Vì cụm từ dúi cho con một ít tiền là bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào.
B. Thuộc kiểu câu Ai làm gì? Vì cụm từ dúi cho con một ít tiền là bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì.
C. Thuộc kiểu câu Ai là gì? Vì cụm từ dúi cho con một ít tiền là bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì. 
Câu 5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh ?
 A. Mọi người đi rất đông
 B. Đàn kiến đông đúc
 C. Người đông như kiến
Câu 6. Chọn các từ: ngủ của thanh niên, thờ thần làng, họp bàn việc lớn và tiếp khách để điền vào chỗ chấm sao cho phù hợp:
 - Gian đầu nhà rông là nơi.......
 - Gian giữa với bếp lửa là nơi.....
 - Từ gian thứ ba là nơi ....................................................................................
Câu 7. Trong câu văn sau “Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.” có mấy từ chỉ sự vật ? Đó là những từ nào ? Viết câu trả lời của em:
Câu 8. Nội dung chính của bài “Nhà rông ở Tây Nguyên” là gì ?. Viết câu trả lời của em:
Câu 9. Vì sao nhà rông phải chắc và cao ? Em hãy so sánh ngôi nhà của em với nhà rông ? 
B. KIỂM TRA KỸ NĂNG NGHE VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN
B1. Chính tả (Thời gian 15 phút) 
Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài: “Người liên lạc nhỏ”. Sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 112. Viết tên bài và đoạn từ “ Sáng hôm ấy.lững thững đằng sau”.
B2. Tập làm văn
 Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu kể về cảnh đẹp mà em biết theo gợi ý sau: 
 a) Cảnh gì, cảnh đó ở đâu?
 b) Màu sắc cảnh đó như thế nào?
 c) Cảnh đó có gì đẹp ?
 d) Cảnh đó gợi cho em những gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2018.doc