Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Tiếng Việt - Lớp 5 thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Tiếng Việt - Lớp 5 thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Tiếng Việt - Lớp 5 thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD&ĐT IAGRAI	 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II 
Trường TH Hà Huy Tập	 Năm học 2015- 2016
 Môn: Tiếng Việt - lớp 5
 Thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề)
I/ MỤC TIÊU: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc ( tốc độ khoảng 120 tiếng/ phút), đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5-7 bài thơ dễ nhớ; hiểu nội dung chính của bài.
- Nghe viết bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút) không mắc quá 5 lỗi chính tả trong bài ; biết cách trình bày đúng bài thơ hoặc bài văn xuôi.
- Viết được một bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài. 
II/ ĐỀ BÀI : 
A. KIỂM TRA ĐỌC
1/ Đọc thành tiếng ( 1 điểm)
Học sinh bốc thăm chọn 1 bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 rồi đọc 1 đoạn trong bài. Yêu cầu đọc ở mức độ 2 ( đọc hay, đọc diễn cảm); Thời gian: 3 – 5 phút/HS.
 2/ Đọc thầm và làm bài tập. ( 4 điểm)
Vai diễn cuối cùng
 Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng quê vắng vẻ vùng núi, sống với gia đình người em của ông là một giáo viên trường làng.
 Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay ra vẫy vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng hành khách mệt mỏi vì ngồi suốt một ngày đường, chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết ấy.
 Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng nhìn thấy chú bé ra vẫy và vẫn không thấy một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của cậu bé, tim người diễn viên già như thắt lại.
 Hôm sau, người diễn viên già ấy giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép bộ râu giả, đeo kính, mặc một chiếc áo véc – tông cũ, rồi chống gậy ra đi. Ông đi nhờ một chuyến xe ngựa và lên tàu, đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ : “ Đây là vai kịch cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình - một hành khách giữa bao hành khách đi tàu ” .
 Qua thung lũng nơi có chú bé đang đứng vẫy tay, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.
 Con tàu xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú bé sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời. 
 ( Theo Truyện khuyết danh) 
Dựa vào nội dung bài đọc “Vai diễn cuối cùng”, em hãy chọn ý trả lời đúng:
1. Câu chuyện kể về hành động và ý nghĩ của nhân vật nào ?	( 0,5 điểm)	M1
 a. Người diễn viên già và gia đình người em.
 b. Người diễn viên già và cậu bé.
 c. Người diễn viên già và khách đi tàu.
2. Một buổi chiều khi ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng, chuyện gì đã làm ông lão quan tâm ?( 0,5 điểm)	M1
 a. Chiều nào cũng có một đoàn tàu chạy qua.
 b. Chiều nào cũng có một cậu bé đợi đoàn tàu đến và vẫy tay, mong có người vẫy lại.
 c. Chiều nào cũng có một cậu bé ra xem đoàn tàu.
3. Vì sao không có một hành khách nào giơ tay vẫy lại cậu bé ? ( 0,5 điểm)	M2
 a. Vì mọi người mệt mỏi và không quen biết cậu bé.
 b. Vì mọi người không để ý đến hành động của cậu bé.
 c. Tất cả những ý trên.
4. Vì sao người diễn viên già quyết định đóng vai một hành khách?	( 0,5 điểm)	M2
 a. Vì ông thương chú bé, muốn làm chú bé vui và không mất niềm tin vào cuộc đời.
 b. Vì ông nhớ nghề diễn viên.
 c. Vì ông thích đi tàu.
5. Trong câu “Mùa hè năm ấy, ông về một làng quê vắng vẻ vùng núi, sống với gia đình người em của ông là một giáo viên trường làng ”. Trạng ngữ trong câu là :( 1 điểm) M2
 a. Mùa hè năm ấy
 b. Ông về một làng quê vắng vẻ vùng núi
 c. Mùa hè
6. “ Mỗi buỗi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua ”. Hai câu trên đã được liên kết với nhau bằng cách nào ? ( 0,5 điểm)	M2
 a. Lặp từ ngữ.
 b. Thay thế từ ngữ.
 c. Cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.
7. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ vắng ? ( 0,5 điểm)	M2
 a. Một từ. Đó là : .
 b. Hai từ. Đó là các từ: 
 c. Ba từ. Đó là các từ: .
8. Vì sao người diễn viên già lại cảm động trào nước mắt? ( 0,5 điểm)	M2
 a. Vì ông đem lại hạnh phúc cho cậu bé.
 b. Vì ông thấy cậu bé hạnh phúc.
 c. Vì ông nhớ đến những đêm biểu diễn huy hoàng ở nhà hát.
B. KIỂM TRA VIẾT
I . Chính tả : Nghe - viết : ( 2 điểm) GV đọc cho HS viết bài thơ Trong lời mẹ hát - TV lớp 5 tập II trang 146 .
II . Tập làm văn ( 3 điểm) Em hãy tả một người bạn mà em thân nhất. 
Duyệt của Ban giám hiệu	Khối trưởng
	 Lê Thái Hà
Phòng GD&ĐT IaGrai 	 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Trường TH Hà Huy Tập 	 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HKII
 MÔN : TIẾNG VIỆT 5
 NĂM HỌC 2015 – 2016
A. KIỂM TRA ĐỌC: ( 5 điểm)
1. Đọc thành tiếng : 1 điểm
Học sinh bốc thăm chọn 1 bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 rồi đọc 1 đoạn trong bài. Yêu cầu đọc ở mức độ 2 ( đọc hay, đọc diễn cảm); Thời gian: 3 – 5 phút/HS.
2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt, văn học : 4 điểm
Câu hỏi
Đáp án
Số điểm
Câu 1
b
0,5 điểm
Câu 2
b
0,5 điểm
Câu 3
c
0,5 điểm
Câu 4
a
0,5 điểm
Câu 5
a
0,5 điểm
Câu 6
c
0,5 điểm
Câu 7
Ý b: Vắng vẻ; vắng lặng
0,5 điểm
Câu 8
b
0,5 điểm
B. KIỂM TRA VIẾT: ( 5 điểm)
I/ Chính tả:	(2 điểm)	Nghe – viết: Trong lời mẹ hát
	- Chữ viết không mắc lỗi chính tả, rõ ràng, sạch đẹp, đúng quy định (2 điểm).
- Sai lẫn phụ âm đầu, vần , thiếu tiếng, thừa tiếng (sai mỗi lỗi trừ 0,1 điểm).
- Sai lẫn về dấu thanh, dấu câu, không viết hoa đúng quy định (sai mỗi lỗi trừ 0,05 điểm)
- Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn, xấu trừ 0,1 điểm toàn bài.
II/ Tập làm văn: ( 3 điểm)
* Đảm bảo các yêu cầu sau, được 3 điểm:
+ Viết được một bài văn tả người có đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. Thể hiện được sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy; Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
	+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
	+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Sai lẫn phụ âm đầu, vần , thiếu tiếng, thừa tiếng (sai mỗi lỗi trừ 0,1 điểm).
- Sai lẫn về dấu thanh, dấu câu, không viết hoa đúng quy định (sai mỗi lỗi trừ 0,05 điểm)
- Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn, xấu trừ 0,1 điểm toàn bài.
- Tuỳ theo mức độ sát về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 3 - 2,5 – 2 - 1,5 - 1 - 0,5.
Duyệt của Ban giám hiệu	Khối trưởng
	 Lê Thái Hà
PHÒNG GD&ĐT IAGRAI	 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HKII
TRƯỜNG TH HÀ HUY TẬP NĂM HỌC 2015 - 2016
Lớp ..	 	 MÔN : Tiếng Việt
Họ và tên: ..................	 Thời gian thi : 40 phút
Điểm
 Đọc:.................
 Viết:.................
 Tổng:................
Lời phê của thầy, cô giáo
..........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
A. KIỂM TRA ĐỌC. ( 5 điểm)
I- Đọc thành tiếng (1 điểm)
Học sinh bốc thăm chọn 1 bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 rồi đọc 1 đoạn trong bài. Yêu cầu đọc ở mức độ 2 ( đọc hay, đọc diễn cảm); Thời gian: 3 – 5 phút/HS.
II - Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt, văn học  (4 điểm).
Vai diễn cuối cùng
 Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng quê vắng vẻ vùng núi, sống với gia đình người em của ông là một giáo viên trường làng.
 Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay ra vẫy vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng hành khách mệt mỏi vì ngồi suốt một ngày đường, chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết ấy.
 Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng nhìn thấy chú bé ra vẫy và vẫn không thấy một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của cậu bé, tim người diễn viên già như thắt lại.
 Hôm sau, người diễn viên già ấy giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép bộ râu giả, đeo kính, mặc một chiếc áo véc – tông cũ, rồi chống gậy ra đi. Ông đi nhờ một chuyến xe ngựa và lên tàu, đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ : “ Đây là vai kịch cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình- một hành khách giữa bao hành khách đi tàu ” .
 Qua thung lũng nơi có chú bé đang đứng vẫy tay, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.
 Con tàu xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú bé sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời. 
 ( Theo Truyện khuyết danh) 
Dựa vào nội dung bài đọc “Vai diễn cuối cùng”, em hãy chọn ý trả lời đúng:
1. Câu chuyện kể về hành động và ý nghĩ của nhân vật nào ?	( 0,5 điểm)	
 a. Người diễn viên già và gia đình người em.
 b. Người diễn viên già và cậu bé.
 c. Người diễn viên già và khách đi tàu.
2. Một buổi chiều khi ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng, chuyện gì đã làm ông lão quan tâm ?( 0,5 điểm)	
 a. Chiều nào cũng có một đoàn tàu chạy qua.
 b. Chiều nào cũng có một cậu bé đợi đoàn tàu đến và vẫy tay, mong có người vẫy lại.
 c. Chiều nào cũng có một cậu bé ra xem đoàn tàu.
3. Vì sao không có một hành khách nào giơ tay vẫy lại cậu bé ? ( 0,5 điểm)	
 a. Vì mọi người mệt mỏi và không quen biết cậu bé.
 b. Vì mọi người không để ý đến hành động của cậu bé.
 c. Tất cả những ý trên.
4. Vì sao người diễn viên già quyết định đóng vai một hành khách?	( 0,5 điểm)	
 a. Vì ông thương chú bé, muốn làm chú bé vui và không mất niềm tin vào cuộc đời.
 b. Vì ông nhớ nghề diễn viên.
 c. Vì ông thích đi tàu.
5. Trong câu “Mùa hè năm ấy, ông về một làng quê vắng vẻ vùng núi, sống với gia đình người em của ông là một giáo viên trường làng ”. Trạng ngữ trong câu là :( 1 điểm) 
 a. Mùa hè năm ấy
 b. Ông về một làng quê vắng vẻ vùng núi
 c. Mùa hè
6. “ Mỗi buỗi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua ”. Hai câu trên đã được liên kết với nhau bằng cách nào ? ( 0,5 điểm)	
 a. Lặp từ ngữ.
 b. Thay thế từ ngữ.
 c. Cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.
7. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ vắng ? ( 0,5 điểm)	
 a. Một từ. Đó là : .
 b. Hai từ. Đó là các từ: 
 c. Ba từ. Đó là các từ: .
8. Vì sao người diễn viên già lại cảm động trào nước mắt? ( 0,5 điểm)	
 a. Vì ông đem lại hạnh phúc cho cậu bé.
 b. Vì ông thấy cậu bé hạnh phúc.
 c. Vì ông nhớ đến những đêm biểu diễn huy hoàng ở nhà hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi cuoi HKII TV 5 nam 2015-2016.doc