Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 6 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 6 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 6 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề)
UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian chép đề)
ĐỀ BÀI
(Đề bài gồm 03 câu)
Câu 1: ( 3,0 điểm)
a. Bằng trí nhớ, em hãy ghi lại khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ.
b. Qua văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, em đã cảm nhận được tình cảm nào của Bác và anh Đội viên?
Câu 2: ( 2,0 điểm)
 Ẩn dụ là gì ? Lấy một ví dụ minh họa ? 
Câu 3: (5,0 điểm)
Hãy miêu tả một người thân yêu trong gia đình em (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,...).
_________HẾT_________
(Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DÂN CHẤM 
Môn: Ngữ văn - Lớp 6 
(Gồm 02 trang)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm 
Câu 1
a
- Khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ : 
 Đêm nay Bác ngồi đó
 Đêm nay Bác không ngủ
 Vì một lẽ thường tình
 Bác là Hồ Chí Minh.
1,0
b
- Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân.
1,0
- Tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác.
1,0
Câu 2
a
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
1,0
b
Lấy đúng ví dụ về ẩn dụ.
1,0
Câu 3
a. Yêu cầu kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn miêu tả. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Bài viết có bố cục rõ ràng đủ 3 phần.
b. Yêu cầu về kiến thức:
 - Đề yêu cầu tả một người thân yêu trong gia đình mình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,...) , viết bằng vốn sống của chính mình nên tả về người thân cần đảm bảo tính chân thực.
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý sau:
Mở bài
- Học sinh giới thiệu người được tả là ai?
- Mối quan hệ giữa người được tả với bản thân mình như thế nào?
1,0
Thân bài
- Miêu tả ngoại hình: Giới thiệu về tuổi, nghề nghiệp, dáng người, khuôn mặt, mái tóc, trang phục,... làm toát lên vẻ đẹp về hình dáng của người được tả...
0,75
- Tả cử chỉ: Tùy theo đối tượng được chọn tả để miêu tả cử chỉ khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau...,và nêu cảm nghĩ của bản thân về những cử chỉ đó...
0,75
- Tả hành động: Miêu tả lại một số hành động
 của người được tả..., hành động đó nói lên điều gì?
0,75
- Lời nói: Khi bình thường, khi động viên, an ủi, lúc nghiêm khắc...Thể hiện sự quan tâm của người đó đối với em như thế nào?
0,75
Kết bài
Cảm nghĩ của bản thân về người được tả...
1,0
Ghi chú:
 - Điểm bài kiểm tra là tổng điểm của các câu thành phần. Thang điểm toàn bài là 10 điểm (điểm lẻ từng ý trong một câu nhỏ nhất là 0,25) và được làm tròn theo nguyên tắc:
 + 0,25 làm tròn thành 0,5
 + 0,75 làm tròn thành 1,0
-----------HẾT-------------
 NGƯỜI RA ĐỀ
 DUYỆT ĐỀ
 Nguyễn Thị Thảo
Lê Thị Bích Thủy Bùi Thị Quyên

Tài liệu đính kèm:

  • docK2 - Ngữ văn - 6 - TL.doc