UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 Lớp: 8 Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian, giao hoặc chép đề) ĐỀ BÀI (Đề bài gồm 3 câu) Câu 1. (3,5 điểm) Nêu cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại? Câu 2. (4 điểm) a. Trình bày cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của đại não người? b. Tại sao người già phải đeo kính lão? Câu 3. (2.5 điểm) Nêu tính chất và vai trò của hooc môn? _________HẾT_________ (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM Kiểm tra học kỳ II năm học 2015-2016 Lớp 8, môn: Sinh học Câu, ý Nội dung Điểm 1 ( 3,5 điểm) * Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu : Gồm thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái và bóng đái Thận gồm 2 quả thận với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận * Biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu - Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu. - Khẩu phần ăn uống hợp lí: Không ăn quá nhiều pr, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi, Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại, uống đủ nước. 1 0. 5 0.5 0.5 0.5 0.5 2 ( 4 điểm) a. Cấu tạo ngoài và trong của đại não người Cấu tạo ngoài của đại não: - Rãnh liên bán cầu chia đại não làm 2 nửa. - Rãnh sâu chia bán cầu đại não làm 4 thuỳ là thuỳ trán, thuỳ chẩm, thuỳ đỉnh và thuỳ thái dương. - Khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não làm tăng diện tích bề mặt não. * Cấu tạo trong của đại não gồm: - Chất xám (ở ngoài) làm thành vỏ não, dày 2 -3 mm gồm 6 lớp. - Chất trắng (ở trong) là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần khác của hệ thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tủy sống. - Trong chất trắng còn có các nhân nền. b. Người già thường phải đeo kính lão vì: thuỷ tinh thể bị lão hoá mất khả năng điều tiết. 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 1 3 ( 2,5 điểm) 1. Tính chất của hoocmon - Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ nhất định. - Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao. - Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài. 2. Vai trò của hoocmon - Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể. - Điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường. 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 * Lưu ý: Học sinh làm cách khác lập luận chặt chẽ chính xác vẫn chấm điểm tối đa HS lấy ví dụ khác chính xác vẫn cho điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm: