TiÕt 26 : kiÓm tra mét tiÕt I . Yªu cÇu chung : 1 - §èi tîng kiÓm tra : Häc sinh líp 8. 2 . Môc ®Ých : KiÓm tra kiÕn thøc từ đầu học kì 2 3 . H×nh thøc kiÓm tra : §Ò bµi gåm 40% Tr¾c nghiÖm kh¸ch quan + 60% Tù luËn. 4. Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm II . Néi dung : I.BẢNG TRỌNG SỐ BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II – VẬT LÍ 8 Tổng số tiết: 9 Số câu: 10 - Số điểm: 10 TNKQ: 8 câu – 4 điểm Tự luận: 2 câu – 6 điểm Trọng số: h = 0,8 Nội dung Tổng số tiết Tổng số tiết lí thuyết Số tiết quy đổi Số câu Điểm số BH VD BH VD BH VD 1) Công cơ học.Định luật về công, công suât , Cơ năng 6 4 3,2 2,8 4 3 4 3 2) Cấu tạo chất, nhiệt năng 3 2 1,6 1,4 2 1 2 1 Tổng 9 6 4,8 4,2 6 4 6 4 Bảng trọng số TNKQ: Gồm 8 câu – 4 điểm. Nội dung Tổng số tiết Tổng số tiết lí thuyết Số tiết quy đổi Số câu Điểm số BH VD BH VD BH VD 1) Công cơ học.Định luật về công, công suât , Cơ năng 6 4 3,2 2,8 3 3 1,5 1,5 2) Cấu tạo chất, nhiệt năng 3 2 1,6 1,4 1 1 0,5 0,5 Tổng 9 6 4,8 4,2 4 4 2 2 2) Bảng trọng số TL: Gồm 2 câu – 6 điểm Nội dung Tổng số tiết Tổng số tiết lí thuyết Số tiết quy đổi Số câu Điểm số BH VD BH VD BH VD 1) 1) Công cơ học.Định luật về công, công suât , Cơ năng 6 4 3,2 2,8 0,5 0,5 2,5 1,5 2) Cấu tạo chất, nhiệt năng 3 2 1,6 1,4 0,5 0,5 1,5 0,5 Tổng 9 6 4,8 4,2 1 1 4 2 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra II. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VẬT LÝ 8 HỌC KỲ II Tên Chủ đề Nhận biết (Mức độ 1) Thông hiểu (Mức độ 2) Vận dụng (Mức độ 3) Vận dụng cao (Mức độ 4) Chủ đề 1:Chuyển động cơ a) Công và công suất b) Định luật bảo toàn công c) Cơ năng. 1. Nêu được: Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Nêu được 2. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Công thức tính công suất là ; trong đó, là công suất, A là công thực hiện (J), t là thời gian thực hiện công (s). Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W. 1 W = 1 J/s (jun trên giây) 1 kW (kilôoát) = 1 000 W 1 MW (mêgaoát) =1 000 000 W 3. Nêu được: Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn. 1. Nêu được một ví dụ minh họa cho định luật về công - Sử dụng ròng rọc. - Sử dụng mặt phẳng nghiêng. - Sử dụng đòn bẩy. 2. Nêu được: Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị là công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. 3. Nêu được: Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. Cơ năng tồn tại dưới hai dạng động năng và thế năng. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. 4. Nêu được ví dụ chứng tỏ vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng; (thế năng của lò xo, dây chun khi bị biến dạng) 1. Vận dụng được công thức để giải được các bài tập tìm một đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng còn lại. 1. Vận dụng được công thức để giải được các bài tập tìm một đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng còn lại. Số câu 3 câu 3 câu 0,5 câu 0,5 câu Số câu (điểm) Tỉ lệ % 6(3 đ) 30% 1(4 đ) 40% 2. Chủ đề 2. Nhiệt năng a) Nhiệt năng b) Sự truyền nhiệt 1. Nêu được: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. 2. Nêu được: Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. 3. Nêu được: Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. 4. Nêu được: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 5. Nêu được: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Đơn vị nhiệt năng là jun (J). Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. 1. Nêu được Có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật bằng hai cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt. Nêu được ví dụ minh họa cho mỗi cách làm biến đổi nhiệt năng. 2. Nêu được ví dụ minh họa về sự dẫn nhiệt, chẳng hạn như: Khi đốt ở một đầu thanh kim loại, chạm tay vào đầu kia ta thấy nóng dần lên. Điều đó chứng tỏ, nhiệt năng đã được truyền từ đầu kim loại này đến đầu kia của thanh kim loại bằng hình thức dẫn nhiệt. Nhúng một đầu chiếc thìa nhôm vào cốc nước sôi, cầm tay cán thìa ta thấy nóng. Điều đó chứng tỏ nhiệt lượng đã truyền từ thìa tới cán thìa bằng hình thức dẫn nhiệt. 1. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách 2. Giải thích được chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ - rao. Khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, Bơ-rao đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. 3. Nêu được: Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hoà lẫn vào nhau do chuyển động không ngừng của các phân tử, nguyên tử. 1. Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ-rao là do các phân tử nước không đứng yên, mà chuyển động không ngừng. Trong khi chuyển dộng các phân tử nước đã va chạm với các hạt phấn hoa, các va chạm này không cân bằng nhau và làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng. Số câu 1 câu 1 câu 0,5 câu 0,5 câu Số câu (điểm) Tỉ lệ % 2 câu (1đ) 10% 1 câu (2 đ) 20% TS câu (điểm) Tỉ lệ % 8 (4đ) 40 % 2 (6 đ) 60% III. ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT TRẮC NGHIỆM (4điểm) Câu 1(BH): : Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng với định luật về công. A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công. B. Không máy cơ đơn giản nào cho lợi về công mà chỉ lợi về lực. C. Không máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. D. Các máy cơ đơn giản đều cho ta lợi về lực. Câu 2(BH): : Vật nào không có động năng A.Hòn bi nằm yên trên sàn. B.Hòn bi lăn trên sàn. C.Máy bay cất cánh. D.Viên đạn đang bay. Câu 3(VD): : Dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 10m với lực kéo 150N. Hỏi người đó thực hiện một công là bao nhiêu: A. A = 3400J B. A = 3200 J C. A = 3000J D. A = 2800 J Câu 4(VD): : Một người dùng mặt phẳng nghiêng dài 2m để đưa một vật khối lượng 50 kg lên độ cao 1m, lực kéo của người đó trên mặt phẳng nghiêng khi không có ma sát là: A. F= 300N B. F= 250N C. F= 200N D. F= 150N Câu 5(BH): Hai bạn Nam và Long thi kéo nước từ một giếng lên. Long kéo gầu nước nặng gấp đôi gầu nước của Nam. Thời gian kéo gầu nước của Nam lại chi bằng nửa thời gian của Long. So sánh công suất trung bình của Long và Nam. A. Công suất của Long lớn hơn vì gầu nước của Long nặng gấp đôi. B. Công suất của Nam lớn hơn vì thời gian kéo nước của Nam chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Long. C. Công suất của Nam và Long như nhau. Câu 6(VD): Một học sinh kéo đều một gầu nước từ giếng sâu lên phải thực hiện một công là 360 J. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là A. 360 W. B. 720 W. C. 180 W. D. 12 W. Câu 7: (BH): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo các chất? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. B. Các phân tử và nguyên tử chuyển động hỗn độn không ngừng. C. Giữa các phân tử và nguyên tử luôn có khoảng cách D. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử, giữa chúng có khoảng cách và luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. Câu 8: (VD): Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng C. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm D. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng II.TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 9: (2 điểm) a. Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm biến đổi nhiệt năng của vật? b.Tại sao muối tan vào nước lạnh chậm hơn tan vào nước nóng? Câu 10: (4,0 điểm) 1. Công suất là gì?Viết công thức tính công suất ? Nêu tên các đại lượng và đơn vị ? 2.Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao 2m. Nếu không có lực ma sát thì lực kéo là 125 N. a. Tính công nâng vật lên theo phương thẳng đứng? b. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng? c. Trong thực tế có lực ma sát và lực kéo vật là 150N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng? IV. ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I.TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng đạt 0.5 đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C A C B C D D B II.TỰ LUẬN: ( 6.0 điểm ) Câu 9 (2.0 điểm) a. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử và nguyên tử cấu tạo nên vật. - Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của vật là: Thực hiện công và truyền nhiệt. b. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử nước và đường chuyển động nhanh hơn. 0,5 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm Câu 10 Công suất là công thực hiện trong một đơn vị thời gian (trong 1 giây) 0,5 1.(1.0 điểm) Công thức tính công suất : P = A/t trong đó: A: là công mà vật thực hiện được. (J) t là thời gian vật thực hiện công (s) P là công suất (J/s = W) 0,5 2. (3.0 điểm) - Công nâng vật lên theo phương thẳng đứng là: Aci = P.h = 500.2 = 1000 (J) 1,0 - Nếu bỏ qua lực ma sát: Áp dụng định luật bảo toàn công ta có: Atp = Aci = F.l => l = Aci /F = 1000/125 = 8 (m) 1,0 Nếu có lực ma sát: Atp = F.S = 150.8 = 1200 (J) H% = Aci / Atp = (1000/1200).100 = 83,33% 1,0 IV. Rót kinh nghiÖm . ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI SOẠN Lê Đình Lợi
Tài liệu đính kèm: