Đề kiểm tra 15 phút môn Tiếng Việt Lớp 3

docx 5 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 15 phút môn Tiếng Việt Lớp 3
HỌ VÀ TÊN: ĐỀ 3 T3 
Câu 1: Hãy đặt dấu phẩy (,) cho đúng vị trí trong các câu sau :
Vì chạy chơi ngoài nắng Long đã bị cảm sốt.
Trong vườn cây cối bắt đầu nảy lộc non.
Câu 2 : Phì phò như bễ
Biển mệt thở rung
Ngàn con sóng khoẻ
Lon ta lon ton
Từ ngữ chỉ các sự vật được nhân hoá trong những dòng thơ trên là :
 .............................................................................................................
Câu 3: Đọc thầm bài: Chú ở bên Bác Hồ.
Chú Nga đi bộ đội
Sao lâu quá là lâu !
Nhớ chú, Nga thường nhắc
- Chú bây giờ ở đâu?
Chú ở đâu,ở đâu ?
Trường Sơn dài dằng dặc ?
Trường Sa đảo nổi, chìm ?
Hay Kon Tum,Đắc Lắk ?
Mẹ đỏ hoe đôi mắt
Ba ngước lên bàn thờ :
-Đất nước không còn giặc
Chú ở bên bác hồ.
1/ Chú bạn Nga làm gì?
 a.Chú đi công tác xa.	b.Chú làm việc cho Bác Hồ	c.Chú đi bộ đội
2/Những câu hỏi liên tiếp của bạn Nga ở khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ hai cho em thấy rằng:
 a.Bạn Nga rất thích hỏi về chú.	 
 b.Bạn Nga rất mong nhớ chú.
 c. Bạn Nga muốn biết chính xác chú đang ở đâu.
3/Thái độ của ba và mẹ khi Nga nhắc đến chú là:
 a.Mẹ đỏ hoe đôi mắt,ba ngước lên bàn thờ.
 b.Ba mẹ của Nga im lặng,không trả lời.	 
 c.Ba,mẹ của Nga kể chuyện về chú.
4/Ba bạn Nga bảo: “Chú ở bên Bác Hồ”là ý muốn nói:
 a.Chú của Nga đã hy sinh , nhưng được mọi người nhớ mãi.
 b.Chú của Nga đang chiến đấu cạnh Bác Hồ.
 c.Chú của Nga được Bác Hồ giữ lại làm việc cho Bác.
5/Trường Sa là một quần đảo thuộc tỉnh :
 a.Phú Yên	b.Khánh Hòa	c.Bình Định
6/Theo em những người đã hy sinh vì tổ quốc sẽ luôn luôn được mọi người:
 a.Kính trọng,quý mến	 b.kể chuyện,nhắc tên	c.Biết ơn và nhớ mãi
7/Câu : “Mẹ đỏ hoe đôi mắt” thuộc mẫu câu”
 a.Ai làm gì?	b.Ai ở đâu ?	c.Ai như thế nào ?
8/Điền vào chỗ trống : d... dặc ; gi... co ; l.... nhằng 
 a.ằng	b.ằn	c.ằm
9/Từ cùng nghĩa với đất nước là:
 a.Tổ quốc,dân tộc,non sông.	 
 b.Tổ quốc,giang sơn,non sông.
 c.Tổ quốc,giang sơn,dựng xây.
****************************************************************************
Học sinh đọc thầm bài : "Đối đáp với vua" (SGK TV3 Tập 2 trang 49) 
 * Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi trong bài :
Câu 1 : Cậu bé Cao Bá Quát mong muốn gì ? 
 a . Muốn tắm ở hồ .
 b . Muốn nhìn rõ mặt vua .
 c. Muốn gây cảnh náo động để mọi người chú ý đến mình .
Câu 2: Vì sao Cao Bá Quát đối lại lời của vua ?
 	 a . Vì vua thấy cậu nói năng lưu loát .
 b . Vì Vua nghĩ cậu là học trò nên biết đối đáp.
 c . Vì Vua tạo cơ hội để cậu được tha tội.
Câu 3 : Bộ phận in đậm trong câu : “ Một lần Vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long” trả lời cho câu hỏi nào ?
 	 a . Khi nào ? 
 	 b . Ở đâu ? 
 	 c . Như thế nào ?
Câu 4 : Từ nào cùng nghĩa với từ thông minh ? 
 a . Chậm hiểu
 b . Ngu dốt
 c. Sáng dạ, nhanh trí
Câu 5 : Câu thơ nào dưới đây viết đúng chính tả ? 
 a . Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
 b . Nước trong neo nẻo cá đớp cá.
 c. Nước trong leo nẻo cá đớp cá.
Câu 6 : Trong các từ sau từ nào là từ chỉ hoạt động ? 
Hiểu biết 
Viết bài
Bài vở
Câu 7 : Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ? 
Kinh đô Huế
Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Tây
Câu 8 : Đâu không phải là dòng gồm những từ chỉ hoạt động có trong bài:
Thét đuổi, cởi, nhảy.
Xúm vào, nghĩ ngợi, náo động.
Đuổi nhau, vùng vậy, bắt trói.
Xúm vào, đuổi nhau, nhảy. 
**************************************************************************
Tr¨ng cuèi th¸ng vµng vµ nhän nh­ mét chiÕc ngµ non ®· lã ra khái ®Ønh nói. Trêi ®Çy sao. Giã léng trªn nh÷ng ngän c©y cao nh­ng trong rõng th× hoµn toµn yªn tÜnh. Hoa l¸, qu¶ chÝn, nh÷ng v¹t nÊm Èm ­ít vµ con suèi ch¶y d­íi ch©n ®ua nhau to¶ mïi th¬m. Nh÷ng ®èm s¸ng l©n tinh trªn gç vµ trªn l¸ môc lÊp l¸nh.
	( §ªm trong rõng - Vò Hïng)
C©u 1: §o¹n v¨n trªn t¶ c¶nh g×:
	a. VÎ ®Ñp k× ¶o cña tr¨ng lóc míi lªn.
	b. VÎ ®Ñp sinh ®éng cña rõng ban ®ªm.
	c. H­¬ng th¬m k× diÖu cña rõng.
C©u 2: Nh÷ng sù vËt nµo trong ®o¹n v¨n trªn ®­îc so s¸nh:
	a. ChØ cã tr¨ng ®­îc so s¸nh.
	b. ChØ cã nh÷ng ®èm s¸ng l©n tinh ®­îc so s¸nh.
	c. ChØ cã bÇu trêi vµ ngän giã ®­îc so s¸nh.
C©u 3: C©n v¨n : “ Tr¨ng cuèi th¸ng vµng vµ nhän nh­ mét chiÕc ngµ non ®· lã ra khái ®Ønh nói.” Thuéc kiÓu c©u:
 a. Ai – lµ g×? b. Ai – lµm g×? c. Ai – thÕ nµo ?
C©u 4: Tõ lÊp l¸nh trong c©u: Nh÷ng ®èm s¸ng l©n tinh trªn gç vµ trªn l¸ môc lÊp l¸nh. Lµ:
	a. Tõ chØ ®Æc ®iÓm 
	b. Tõ chØ ho¹t ®éng
	c. Tõ chØ sù vËt
BÀI HỌC CỦA GÀ CON
 Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng. Bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.
 Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.
 Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:
 - “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”
 Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bò. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:
 - Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.
 Theo Những câu chuyện về tình bạn
1. Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? 
A. Gà con sợ quá khóc ầm lên.
B. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết.
C. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con.
2. Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? 
A. Vịt con hoảng hốt kêu cứu.
B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.
C. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh.
3. Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? 
A. Vì Gà con ân hận trót đối xử không tốt với Vịt con.
B. Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi.
C. Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn.
4. Tại sao cáo lại bỏ đi? 
A. Vì Cáo vốn không thích ăn thịt chết.
B. Vì Cáo không nhìn thấy Vịt con
D. Vì Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.
5. Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? 
6. Hãy viết 1- 2 câu nêu suy nghĩ của em về hành động và việc làm của Vịt con.
7. Những con vật nào được nhân hóa trong bài tập đọc trên: 
A.Vịt con, Gà con B. Cáo, Vịt con C. Cáo, Gà con, Vịt con
8. Khoanh vào bộ phận trả lời câu hỏi “Ở đâu?” trong câu văn sau:
Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng.
A. Trong rừng
B. Một hôm
C. Đang chơi trốn tìm
9. Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau: 
Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống.
10. Đặt dấu thích hợp vào ô trống trong câu dưới đây: 
Vịt con đáp  
 - Cậu đừng nói thế, chúng mình là bạn mà  
***************************************************************************
CHÚ DẾ SAU LÒ SƯỞI
Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành.
Bỗng dưng!  Hình như có một cái gì đó đã xảy ra? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ”
Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Và đây Đúng là có một chú dế sau lò sưởi với “cây vĩ cầm” của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:
- Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?
Rồi chỉ ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim? Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại: “Thật là tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu!”.
Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.
 ( G.Xư-phe-rốp – Nam Cường dịch )
Câu 1. Buổi tối ấy, trong căn nhà yên tĩnh, Mô-da được chứng kiến sự việc gì?
a- Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ
b- Âm thanh kéo dài từ cây đàn vĩ cầm của nhà bên cạnh
c- Âm thanh kéo dài lạ lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởi
Câu 2. Sau khi nghe được âm thanh hấp dẫn, Mô-da mong muốn điều gì?
a- Trở thành người ca sĩ
b- Trở thành người nhạc sĩ
c- Trở thành người nhạc công
Câu 3. Chi tiết nào cho thấy tài năng chơi đàn tuyệt diệu của Mô- da trước công chúng thủ đô nước Áo?
a- Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài.
b- Bao cánh tay vung cao, nhắc đi nhắc lại: “Thật là tuyệt diệu!”
c- Cả hai chi tiết nói trên
Câu 4. Vì sao sau này, Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn?
a- Vì chú dế đã khơi dậy ước mơ trở thành người chơi vĩ cầm giỏi
b- Vì chú dế đã khơi dậy ở Mô-da ước mơ trở thành người nhạc sĩ
c- Vì chú dế đã đánh thức tài năng âm nhạc tuyệt vời ở Mô-da

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_15_phut_mon_tieng_viet_lop_3.docx