PHÒNG GD & ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG TRƯỜNG PTDTBT THCS SA DUNG Đề số 07 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT MÔN: VẬT LÍ 6 (Tiết 8) Năm học: 2014 - 2015 I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 07 theo PPCT (sau khi học xong bài 8: Trọng lực đơn vị lực). 2. Mục đích Học sinh: + đánh giá việc lĩnh hội kiến thức về quang học của học sinh. + Đánh giá kĩ năng trình bày giải bài tập vật lí,kĩ năng vận dụng kiến thức vật lí để giải thích các hiện tượng trong thực tế. Giáo viên: + Biết được việc nhận thức của học sinh, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA. Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL) III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1. Trọng số nôi dung kiểm tra theo phân phối chương trình Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số bài kiểm tra LT VD LT VD Chương I: Cơ học 7 7 4,9 2,1 70 30 Tổng 7 7 4,9 2,1 70 30 2. Tính số câu hỏi cho các chủ đề. Cấp độ Nội dung ( chủ đề) Trọng số Số lượng câu ( chuẩn cần kiểm tra) Điểm số T. số TN TL Cấp độ 1,2(LT) Cơ học 70 6,36 4(12’) 2(7’) 6 Cấp độ 3,4(VD) Cơ học 30 2,73 2(6’) 1(20’) 3 Tổng 100 9 6(18’) 3(27’) 9(45’) 3. Ma trận đề kiểm tra. Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chương I CƠ HỌC 7 tiết 1. Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng. 2. Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng 3. Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 4. Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. 5. Nêu được đơn vị đo lực. 6. Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. 7. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng). 8. Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. 9. Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. 10. Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài. 11. Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường. 12. Đo được khối lượng bằng cân. 13. Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích. 14. Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ. Số câu 3(9’) C1.1;C3.2; C4.3 1(5') C5.7 1(6’) C7.5 1(10’) C8.7 1(3’) C12.4 1(9') C11.9 1(3') C14.6 9(45') Số điểm 1,5 1 0,5 3 1 3 10 TS câu 4(14’) 2(16’) 3(15’) 9(45’) TS điểm 2.5 3,5 4 10(100%) PHÒNG GD & ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG TRƯỜNG PTDTBT THCS SA DUNG Đề số 07 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: VẬT LÍ 6 (Tiết 8) Năm học: 2014 - 2015 I. Phần trắc nghiệm. (3điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Chiều dài của sân trường là 50m. Dùng thước nào sau đây là phù hợp nhất để đo sân trường ? A. Thước thẳng có GHĐ 30 cm và ĐCNN là 1mm. B. Thước thẳng có GHĐ 50 cm và ĐCNN là 1cm. C. Thước dây có GHĐ 10 m và ĐCNN là 0,1cm. D. Thước dây có GHĐ 100 m và ĐCNN là 10cm. Câu 2. Trên một bao gạo có ghi số 50kg. Số đó cho biết gì? A. Thể tích của bao gạo. B. Khối lượng của bao gạo C. Sức nặng của bao gạo. D. Trọng lượng của bao gạo Câu 3. Cường độ của trọng lực gọi là ? A. Trọng lượng . B. Trọng lực. C. Khối lượng. D. Thể tích. Câu 4. Dùng cân đồng hồ có GHĐ là 5kg để cân một vật, khi kim cân quay một vòng và chỉ về số 0 thì vật đó có khối lượng là. A. 0 kg. B. 1kg lạng. C. 5 kg. D. 10g. Câu 5. Trường hợp nào sau đây là thí dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động? A. Tay kéo vật trượt trên mặt bàn nằm ngang. C. Một vật được thả rơi xuống B. Một vật được ném bay lên cao. D. Quả bóng được đá lăn trên sân. Câu 6: Người ta dùng một bình chia độ chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích hòn đá là bao nhiêu ? A. 55 cm3 B. 100 cm3 C.155 cm3 D. 45 cm3 II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 7 (2 điểm): Thế nào là hai lực cân bằng? Câu 8 (3 điểm): Một vật có khối lượng 500g treo trên một sợi dây đứng yên. a, Vật đó chịu tác dụng của những lực nào? Chỉ ra phương và chiều của những lực đó? b, Giải thích vì sao vật đó lại đứng yên ? Câu 9 (2 điểm): Bạn An dùng thước dây có GHĐ là 10m để đo chiều dài của nền nhà. An phải kéo hết cỡ của thước và thực hiện 2 lần đo mới hết chiều dài nền nhà. Hỏi nền nhà đó dài bao nhiêu mét? ...................................Hết....................................... Giáo viên coi kiểm tra không giải thích PHÒNG GD & ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG TRƯỜNG PTDTBT THCS SA DUNG Đề số 07 ĐÁP ÁN + ĐỀ KIỂM TRA MÔN: VẬT LÍ 6 (Tiết 8) Năm học: 2014 - 2015 I. Phần trắc nghiệm.(3 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B A C C D II. Phần tự luận ( 7điểm) Câu Đáp án Điểm 7 Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật. 1 8 a) + Vật treo trên cây chịu tác dụng của hai lực. Đó là lực kéo của dây và trọng lực. + Lực kéo của dây có phương thẳng đứng và có chiều hướng lên trên, trọng lực có phương thẳng đứng và chiều hướng xuống dưới b) Vật đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng (trọng lực và lực kéo của dây). 1 1 1 9 + Vì thước có GHĐ là 10m nên khi kéo hết cỡ là 10m. + An thực hiện 2 lần đo nên ta có chiều dài của nền nhà là: 10.2 = 20m 1 1
Tài liệu đính kèm: