Câu 1. Sản xuất của cải vật chất là quá trình A. tạo ra của cải vật chất. B. sản xuất xã hội. C. con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với như cầu của mình. D. tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất. Câu 2. Vai trò cơ bản nhất của sản xuất của cải vật chất là? A. Cơ sở tồn tại của xã hội. B. Tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần. C. Giúp con người có việc làm. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Câu 3. Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành Công nghiệp khai thác? A. Máy cày. B. Than. C. Sân bay. D. Nhà xưởng. Câu 4. “Con trâu đi trước, cái cày theo sau” là nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động? A. Đối tượng lao động. B. Tư liệu lao động. C. Sức lao động. D. Nguyên liệu lao động. Câu 5. Trong bài thơ "Bài ca vỡ đất" nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: "Bàn tay làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm" Theo em “sỏi đá” mà nhà thơ nhắc đến là yếu tố nào sau đây? A. Đối tượng lao động. B. Công cụ lao động. C. Sản phẩm lao động. D. Tư liệu lao động. Câu 6. Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi? A. Người sản xuất cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu nhu cầu của người tiêu dùng. B. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán. C. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được. D. Người sản xuất cung ứng được hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng. Câu 7. Kỳ nghỉ hè năm nay A tham gia vào tua tham quan Hà Nội – Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh. Vậy A đã tiêu dùng hàng hoá ở dạng nào sau đây? A. Dạng vật thể. B. Hữu hình. C. Không xác định. D. Dịch vụ. Câu 8. Một quốc gia không giàu có về tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn có thể trở thành một cường quốc kinh tế thế giới nếu có yếu tố nào dưới đây? A. Sức lao động chất lượng cao. B. Vị trí địa lý thuận lợi. C. Dân số đông và cơ cấu hợp lý. D. Đường lối lãnh đạo phù hợp. Câu 9. Hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì A. Chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng B. Chúng đều có giá trị sử dụng khác nhau C. Chúng có giá trị bằng nhau D. Chúng đều là sản phẩm của lao động Câu 10. Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi? A. Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa B. Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa C. Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch D. Tiền dùng để cất trữ Câu 11. Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức năng gì dưới đây? A. Thước đo giá trị B. Phương tiện lưu thông C. Phương tiện cất trữ D. Phương tiện thanh toán Câu 12. Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục A. Giá trị trao đổi B. Giá trị hàng hóa C. Giá trị sử dụng của hàng hóa D. Thời gian lao động cá biệt Câu 13. Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh A đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa D. Tạo năng suất lao động cao hơn Câu 14. Học xong lớp 12, N tham gia sản xuất hàng mây tre đan để bán, nhưng em không biết nên sản xuất hàng hóa với số lượng bao nhiêu và định giá cả như thế nào. Vậy số lượng hàng hoá và giá cả của hàng hoá do nhân tố nào sau đây quyết định? A. Người sản xuất. B. Thị trường. C. Nhà nước. D. Người làm dịch vụ Câu 15. Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy bác A chịu tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất. B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị. C. Tự phát từ quy luật giá trị. D. Điều tiết trong lưu thông. Câu 16. Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung? A. Công ty sơn H hàng tháng sản xuất được 3 triệu thùng sơn để đưa ra thị trường B. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang C. Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị thu hoạch 10 tấn lúa để xuất khẩu D. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán Câu 17. Vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao có tình trạng “cháy vé” trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn? A. Do cung = cầu B. Do cung > cầu C. Do cung < cầu D. Do cung, cầu rối loạn Câu 18. Mùa hè đến, lượng tiêu thụ điện tăng mạnh dẫn đến quá tải nên hay bị cắt điện luân phiên. Do đó, nhu cầu mua bóng đèn tích điện của người dân tăng lên, dẫn đến nhà sản xuất mở rộng lượng cung đèn tích điện trên thị trường. Vậy nhà sản xuất đã áp dụng nội dung nào dưới đây của quy luật cung – cầu? A. Cung - cầu tác động lẫn nhau. B. Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường. C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu. D. Cung - cầu ảnh hưởng lẫn nhau. Câu 19. Nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta? A. Do yêu cầu phải phát triển đất nước B. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả D. Do yêu cầu phải xây dựng nền kinh tế tri thức Câu 20. Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiến bộ, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội là A. Công nghiệp hóa B. Hiện đại hóa C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa D. Tự động hóa Câu 21. Thành phần kinh tế là A. Một hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất B. Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất C. Các kiểu quan hệ kinh tế khác nhau trong xã hội D. Các kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau trong nền kinh tế Câu 22. Yếu tố nào dưới đây là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế? A. Quan hệ sản xuất B. Sở hữu tư liệu sản xuất C. Lực lượng sản xuất D. Các quan hệ trong xã hội Câu 23. Chính sách phát triển nền kinh tế mà Đảng bà Nhà nước ta đang thực hiện là gì? A. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh B. Kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa C. Kinh tế thương mại tăng cường hội nhập D. Kinh tế tư nhân theo hướng xã hội hóa Câu 24. Những tiểu thương bán hàng ở chợ thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây? A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư nhân C. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Câu 25. Thành phần kinh tế nào dưới đây được coi là “cầu nối” đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta? A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư bản nhà nước C. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Câu 26. Thành phần kinh tế nào dưới đây nắm giữ những nghành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế? A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư bản nhà nước C. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Câu 27. Thành phần kinh tế nào dưới đây có vai trò phát huy nhanh tiềm năng về vốn, sức lao động và tay nghề? A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư bản nhà nước C. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế tư nhân Câu 28. Thành phần kinh tế nào dưới đây không có trong nền kinh tế nước ta hiện nay? A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư nhân C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài D. Kinh tế hỗn hợp Câu 29. Kinh tế tư nhân có cơ cấu bao gồm A. Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tập thể B. Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân C. Kinh tế tập thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài D. Kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nhà nước Câu 30. Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần? A. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất B. Tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ chính quyền. C. Chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề thuộc các thành phần kinh tế phù hợp với khả năng của bản thân. D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn. Câu 31. Nền kinh tế của nước ta hiện nay phát triển theo định hướng nào? A. Tư bản chủ nghĩa B. Xã hội chủ nghĩa C. Công nghiệp hóa D. Hiện đại hóa Câu 32. Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế? A. Dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất B. Dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất C. Dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất D. Dựa trên nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất Câu 33. Các quỹ dự trữ quốc gia thuộc thành phần nào dưới đây ? A. Kinh tế tư nhân B. Kinh tế nhà nước C. Kinh tế tập thể D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài câu 34. Nòng cốt của nền kinh tế tập thể là gì? A. Doanh nghiệp tư nhân B. Công ty cổ phần C. Hợp tác xã D. Cửa hàng kinh doanh Câu 35. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần mang lại hiệu quả nào dưới đây? A. Tạo ra một thị trường sôi động B. Làm cho các giá trị kinh tế được phát triển C. Làm cho các mối quan hệ kinh tế- xã hội trở nên tốt đẹp hơn D. Tạo nhiều vốn, nhiều việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Câu 36. Mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức phấn đấu xây dựng là A. Chủ nghĩa quốc tế B. Chủ nghĩa xã hội C. Chủ nghĩa tư bản D. Chủ nghĩa vô sản Câu 37. Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng tăng mạnh vào cuối năm, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới đây? A. Giá vật liệu xây dựng tăng B. Giá vật liệu xây dựng giảm C. Giá cả ổn định D. Thị trường bão hòa Câu 38. Nội dung nào dưới đây là đặc trưng cơ bản về chính trị của chủ nghĩa xã hội ở nước ta? A. Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh B. Do nhân dân làm chủ C. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc D. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công Câu 39. Chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng là một xã hội phát triển A. Ưu việt hơn các xã hội trước B. Lợi thế hơn các xã hội trước C. Nhanh chóng D. Tự do Câu 40. Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là A. Có nền văn hóa tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc B. Có nền văn hóa hiện đại C. Có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể D. Có nguồn lao động dồi dào HẾT ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C A B B A C D A C A D B A B D D C A B B 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 B B B B B C B D B C B C B C D B A B A A
Tài liệu đính kèm: