Đề khảo sát năng lực học sinh môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 10 (Có đáp án và thang điểm)

doc 5 trang Người đăng daohongloan2k Lượt xem 2667Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát năng lực học sinh môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 10 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát năng lực học sinh môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 10 (Có đáp án và thang điểm)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
***
ĐỀ SỐ 10
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH 
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
(Đề thi gồm: 01 trang)
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
 (Tự nguyện – Trương Quốc Khánh)
Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2 (0.5 điểm): Bộ phận in đậm trong câu sau là thành phần gì của câu? 
 Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ? Và nêu tác dụng?
Câu 4(1 điểm). Từ đoạn thơ trên theo em tác giả muốn nhắn nhủ đến bạn đọc điều gì?
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung gợi ra trong đoạn văn trên, hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lẽ sống của thanh niên trong thời đại ngày nay
Câu 2 (5,0 điểm): 
  Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau:
“...Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu. Buổi ra đi mẹ chàng có dặn rằng:
 -Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được. 
 Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng rằng:
 -Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẫn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu tàn rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.
 Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san.”
 (Chuyện người con gái Nam Xương – SGK Ngữ văn 9 tập 1)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
***
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH Năm 
Môn: Ngữ văn 9
Câu 
Nội dung
Điểm
1
Thể thơ tự do, phương thức biểu cảm
0.25 điểm
0.25 điểm
2
Bộ phận in đậm là trạng ngữ trong câu 
0,5 điểm
3
BPTT điệp ngữ: Cấu trúc: Nếu là  tôi sẽ được nhắc lại 3 lần
Tác dụng: Nhấn mạnh lời ước nguyện cao đẹp, sự tự nguyện dấn thân cống hiến cho quê hương đất nước của tuổi trẻ
0,5 điểm
0,5điểm
4
Tác giả muống nhắn nhủ đến bạn đọc đặc biệt là thế hệ trẻ một bài học vô cùng sâu sắc: Chúng ta cần sống có ích, sống hết mình, cống hiến hết mình cho quê hương đất nước
1 điểm
PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)
CÂU
YÊU CẦU
ĐIỂM
1
(2,0 điểm)
Từ nội dung gợi ra trong đoạn văn trên, hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lẽ sống của thanh niên trong thời đại ngày nay
1. Về kĩ năng:
+ Đảm bảo đúng hình thức là một đoạn văn nghị luận xã hội.
+ Bài làm cần có cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
0,25 điểm
2. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
*Mở đoạn: Từ đoạn thơ giới thiệu vấn đề nghị luân (lẽ sống của thanh niên trong thời đại ngày nay
*Thân đoạn: Trình bày suy nghĩ về lẽ sống của thanh niên trong thời đại ngày nay
- Hiện nay, đại bộ phận thanh niên đều có lẽ sống đẹp
+ Họ chăm chỉ học tập, rèn luyện
+ Họ sống có trách nhiệm, có hoài bão, có ước mơ; sống lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống
+ Họ biết sống vì người khác, biết yêu thương, san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau
+ Họ dám xông pha vào những nơi khó khăn nguy hiểm vì lí tưởng cao đẹp của mình
+ Dẫn chứng : Trong đại dịch, những bác sĩ trẻ, những sinh viên ngành y sẵn sang xông pha vào nơi tuyến đầu chống dịch; những người lính trẻ nhường doanh trại cho người phải cách li => thể hiện lẽ sống rất đẹp. Trong cuộc sống đời thường, nhiều thanh niên tình nguyện tổ chức các đoàn thiện nguyện giúp đỡ người gặp khó khăn => đáng trân trọng
_ Tuy nhiên trong cuộc sống ngày nay, vẫn còn một bộ phận nhỏ thanh niên sống chưa đẹp
+ Họ lười biếng trong học tập cũng như rèn luyện, 
+ Họ sống thiếu trách nhiệm với bản than, với gia đình và cộng đồng; sống ko có lí tưởng, thiếu ước mơ, hoài bão...
+ Nhiều bạn trẻ sống buông thả, sa vào TNXH trở thành gánh nặng cho gia đình, cho đất nước
=>Đáng phê phán
*Kết đoạn: Rút ra bài học và liên hệ bản thân
0.25
1điểm
0.25
0,25 điểm
Câu 2
1. Về kĩ năng:
- Đảm bảo đúng hình thức là một bài văn nghị luận về 1 nhân vật trong đoạn trích 
- Xác định đúng vấn đề nghị luận.
- Triển khai được các luận điểm thể hiện được suy nghĩ, cảm nhận của người viết thông qua các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
0,5 điểm
2. Về kiến thức: Học sinh cảm nhận, trình bày hiểu biết về một đoạn thơ cụ thể bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
A.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu đoạn trích và nêu cảm nhận khái quát về nhân vật trong đoạn trích 
0.25 điểm
B.THÂN BÀI:
1. Khái quát chung về tác phẩm
 - “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số 20 truyện trích trong “Truyền kì mạn lục”, áng văn được người đời đánh giá là “thiên cổ kì bút”- cây bút kì diệu truyền tới ngàn đời. - - Truyện được viết từ cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, nhưng với ngòi bút tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên “Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng, giàu giá trị và ý nghĩa. 
- Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp và số phận đau thương của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 
0,25 điểm
2. Cảm nhận về nhân vật qua đoạn trích
2.1.Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đức hạnh, khéo léo, tế nhị, biết nhún nhường
- Điều đó được thể hiện trong lời giới thiệu của của TG và trong chính cuộc sống với TS.
+ Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã giới thiệu “Vũ Thị Thiết....tốt đẹp”. Như vậy, chỉ với một câu nói ngắn gọn, Nguyễn Dữ đã khái quát đầy đủ vẻ đẹp của Vũ Nương. Nàng không chỉ đẹp về hình thức bên ngoài mà còn có một tâm hồn đẹp, ở nàng hội tụ đủ cả công – dung – ngôn – hạnh .
- Cũng bởi mến vì dung hạnh của nàng nên Trương Sinh đã xin mẹ trăm lạng vàng cưới về => chi tiết này càng tô đậm vẻ đẹp của Vũ Nương
- Ngay ở phần đầu của tác phẩm, Nguyễn Dữ đã xây dựng giữa hai nhân vật này là một sự cách bức. Nếu như Vũ Nương xinh đẹp nết na đức hạnh thì Trương Sinh lại có tính đa nghi. Trương Sinh lại có cái quyền của một người đàn ông trong xã hội phong kiến nam quyền, có quyền của nhà giàu đã phải bỏ trăm lạng vàng để cưới vợ. Với sự cách bức như thế thì hẳn là cuộc sống của Vũ Nương sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, Trương Sinh với vợi lại luôn phòng ngừa quá sức nhưng Vũ Nương luôn giữa gìn khuôn phép, không để.... Nếu không phải là một người phụ nữ khéo léo, tế nhị thì hẳn là nàng sẽ không giữ được hòa khí trong gia đình như vậy.
2.2. Nàng là người vợ yêu chồng và luôn khát khao hạnh phúc gia đình.
- Trương Sinh và Vũ Nương cưới nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải ra trận bởi Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng thất học nên phải đi lính vào buổi đầu. 
- Lúc tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy mà rằng “Chàng đi chuyến này.... đủ rồi”
=>Rõ ràng là trong lời nói của VN ta nhận ra:
+ Tình cảm tha thiêt mà nàng dành cho chồng. 
+ Nàng mong chồng trở về bình yên chứ không cần công danh hiển hách.
+ Nàng lo cho nỗi vất vả của chồng nơi chiến trận và dự cảm cả nỗi cô đơn trong những ngày một mình ở nhà mà không một lời than vãn về những vất vả nàng sẽ phải gánh vác. 
=>Những lời nói của VN cảm động đến mức khiến cho những người xung quanh ai nấy đều ứa hai hàng lệ và có lẽ người đọc cũng không khỏi động lòng. => Qua những lời nói ấy , người đọc nhận ra ở nàng là tình yêu thương tha thiết dành cho người chồng của mình. Nàng là người phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc gia đình
- Có thể liên hệ với nhân vật chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố
3.Đánh giá
- Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nhắc lại những nét phẩm chất của nhân vật
- Dụng ý xây dựng nhân vật của nhà văn
- Qua đó nêu cảm nhận về tác giả
1.5 điểm
1,5 điểm
0,5 điểm
C. KẾT BÀI:
-Nhận định chung về đoạn trích
- Đoạn trích khơi gợi trong em những tình cảm gì? 
- Qua đoạn trích em rút ra được bài học gì?
0,5 điểm
	(Hướng dẫn Câu 2, khuyến khích những bài viết sáng tạo. Bài viết có thể có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_nang_luc_hoc_sinh_mon_ngu_van_lop_9_de_so_10_co.doc