Đề khảo sát lớp 9 – lần 4 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1091Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát lớp 9 – lần 4 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát lớp 9 – lần 4 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN
ĐỀ KHẢO SÁT LỚP 9 – LẦN 4
Năm học 2015-2016
Môn: Ngữ văn 
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm)
	Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
	Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như đứa trẻ được quà.
	a. Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? 
	b. Nhân vật tôi và anh được nói đến trong đoạn trích là ai? 
	c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn in đậm và cho biết đó là kiểu câu gì xét về mặt cấu tạo ngữ pháp? 
	d. Câu văn Mặt anh hớn hở như đứa trẻ được quà diễn tả điều gì? Dựa vào những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy lí giải vì sao mặt anh hớn hở như vậy?
Câu 2. (3,0 điểm)	
	a. Ghi lại chính xác bốn câu thơ cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. 
	b. Trong đoạn thơ, Phạm Tiến Duật nhiều lần sử dụng điệp ngữ không có. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 dòng) phân tích tác dụng của việc sử dụng những điệp ngữ ấy.
Câu 3. (5,0 điểm)
 “ Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến” 
 (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải , SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2011)
Cảm nhận của em về khổ thơ trên. Từ đó so sánh với khát vọng sống mà nhà thơ Tố Hữu gửi gắm qua những câu thơ sau:
 “Nếu là con chim, chiếc lá
 Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
 Lẽ nào vay mà không có trả 	
 Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?”
 ( Trích “Một khúc ca xuân” - Tố Hữu) 
-------Hết-------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN
HD CHẤM KHẢO SÁT LỚP 9 – LẦN 4
Năm học 2015-2016
Môn: Ngữ văn 
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
	- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
	- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn 
nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo.
	- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.
II.YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
2,0
a
Đoạn trích trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
0,5
b
Nhân vật tôi là bác Ba và anh là ông Sáu.
0,5
c
- Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn in đậm:
Tôi / hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa
C1 V1 phụ chú
 rừng, giọt mưa / còn đọng trên lá, rừng / sáng lấp lánh. 
 C2 V2 C3 V3
- Câu ghép.
0,25
0,25
d
- Câu văn "Mặt anh hớn hở như đứa trẻ được quà" diễn tả niềm vui của ông Sáu.
0,25
- Ông Sáu vui như vậy vì trước khi ông Sáu trở lại chiến trường, bé Thu đã dặn ông trong tiếng khóc: Ba về ba mua cho con cây lược nghe ba. Nhặt được khúc ngà, ông Sáu sẽ tự tay làm cho con cây lược bằng cả tình yêu thương và niềm mong nhớ con.
0,25
2 
Về khổ thơ cuối bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
3,0
a
- Bốn câu thơ cuối bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
- Cách cho điểm: HS chép đúng 1 câu được 0,25 điểm; mắc lỗi chính tả, dấu câu từ 1 đến 3 lỗi trừ 0,25 điểm; từ 4 đến 6 lỗi trừ 0,5 điểm,...
1,0
b
- Trong đoạn thơ, Phạm Tiến Duật sử dụng ba lần điệp ngữ không có: không có kính, không có đèn, không có mui xe.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự biến dạng, hư hỏng nặng nề của những chiếc xe do bom đạn kẻ thù tàn phá. Càng đi sâu vào chiến trường, những chiếc xe càng bị hư hỏng: từ không có kính trở thành không có đèn, không có mui xe và thùng xe có xước.
+ Đặt trong đoạn thơ, điệp ngữ không có còn tạo nên sự đối sánh đầy hiệu quả giữa cái không có (kính, đèn, mui xe,...) và cái có (một trái tim), giữa sự thiếu thốn khó khăn về điều kiện, phương tiện chiến đấu với tinh thần, ý chí của con người.
+ Bằng việc sử dụng các điệp ngữ, tác giả ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, lí tưởng sống cao đẹp và trái tim yêu nước cháy bỏng của người lính Trường Sơn.
- Cách cho điểm: 
+ Bài làm đáp ứng tốt những yêu cầu về nội dung, hình thức đoạn văn và số câu quy định thì cho điểm như hướng dẫn.
+ Bài làm đáp ứng tốt yêu cầu về nội dung nhưng không viết đúng hình thức đoạn văn chỉ cho tối đa một nửa số điểm của ý b.
+ Các trường hợp khác, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp.
0,5
0,5
0,5
0,5
3 
Cảm nhận về khổ thơ trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” so sánh với khổ thơ trong “ Một khúc ca xuân” - Tố Hữu.
5,0
* Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc.
* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo cần căn cứ vào thực tế bài làm của thí sinh để cho điểm chính xác, công bằng, tránh cách chấm đếm ý cho điểm, không phân loại được mức độ bài làm của thí sinh.
a
Mở bài 
0,5
- Vài nét về tác giả Thanh Hải 
- Về tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ.
- Về đoạn trích 
b
Thân bài 
4,0
1
Cảm nhận về khổ thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải 
- Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung của khổ thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ; Niềm khao khát được hòa nhập, được sống có ích, sống cống hiến phần tốt đẹp - dù là nhỏ bé, cho cuộc đời chung, cho đất nước là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, cành hoa, nốt nhạc trầm mang đến vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường nhưng đầy sức gợi tả khi chuyển tải điều tâm niệm tha thiết, chân thành của tác giả với cuộc đời. Mỗi người phải góp vào cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh túy của mình, cho dù là nhỏ bé.
- Cảm nhận về nghệ thuật khổ thơ: Thể thơ năm chữ, mạch cảm xúc dào dạt, điệp ngữ “ Ta làm”, phép liệt kê: con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm, sử dụng đại từ “ ta”..tất cả có tác dụng khẳng định, một cách tha thiết và tự hào khát vọng cống hiến và hòa nhập vào cuộc đời chung ấy
1,5
1,0
2
 So sánh khổ thơ vừa phân tích với những suy ngẫm của nhà thơ Tố Hữu qua các câu thơ trong bài thơ “ Một khúc ca xuân”
Thí sinh có thể chọn các vấn đề khác nhau về nội dung, nghệ thuật giữa hai văn bản thơ để đối chiếu so sánh. Có thể lồng ghép đối chiếu, so sánh trong quá trình phân tích hoặc viết thành một đoạn so sánh riêng.
- Điểm tương đồng: 
0,5
Hình ảnh thơ trong hai văn bản và những suy ngẫm của hai tác giả tương tự nhau. Qua những hình ảnh gợi tả, gợi cảm, hai tác giả đều thể hiện khát vọng sống, cống hiến phần tốt đẹp, dù là nhỏ bé cho cuộc đời. Hai văn bản đều đánh động ý thức trách nhiệm của mọi người đối với cuộc đời.
- Điểm khác biệt 
0,5
Hai văn bản có sự khác nhau về thể thơ,các biện pháp nghệ thuật và giọng điệu thơ.
3
Đánh giá 
0,5
Hai khổ thơ đều là ước nguyện sống đẹp, sống có ích cho đời, cả hai khổ thơ đều khơi dậy khát vọng sống đẹp trong mỗi chúng ta.
c
Kết bài 
0,5
Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.
Bài học nhận thức và hành động.	
----Hết----

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Thi_Thu_Vao_10_2016.doc