Đề khảo sát chất lượng ôn thi thpt quốc gia lần 02 năm 2016 môn: Vật lí thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1103Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng ôn thi thpt quốc gia lần 02 năm 2016 môn: Vật lí thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng ôn thi thpt quốc gia lần 02 năm 2016 môn: Vật lí thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
(Đề thi có 05 trang) 
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2016 
Môn: Vật lí 
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề 
ĐỀ GỐC
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
0001: Chọn câu đúng khi nói về biên độ dao động của một vật dao động điều hòa. Biên độ dao động
A. là quãng đường vật đi trong một chu kỳ dao động.
B. là quãng đường vật đi được trong nửa chu kỳ dao động.
C. là độ dời lớn nhất của vật trong quá trình dao động.
D. là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật.
0002: Một con lắc lò xo dao động điều hoà có
A. chu kỳ tỉ lệ với khối lượng vật.
B. chu kỳ tỉ lệ với căn bậc hai của khối lượng vật.
C. chu kỳ tỉ lệ với độ cứng lò xo.
D. chu kỳ tỉ lệ với căn bậc hai của độ cứng của lò xo.
0003: Chu kỳ của một con lăc đơn ở điều kiện bình thường là 1(s), nếu treo nó trong thang máy đang đi lên cao chậm dần đều thì chu kỳ của nó sẽ
A. giảm đi	B. tăng lên
C. không đổi	D. có thể xảy ra cả 3 khả năng trên
0004: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, nếu không thay đổi cấu tạo của con lắc, không thay đổi cách kích thích dao động nhưng thay đổi cách chọn gốc thời gian thì
A. biên độ, chu kỳ, pha của dao động sẽ không thay đổi.
B. biên độ và chu kỳ không đổi; pha thay đổi.
C. biên độ và chu kỳ thay đổi; pha không đổi
D. biên độ và pha thay đổi, chu kỳ không đổi.
0005: Chọn hệ thức sai về mối liên hệ giữa x, A, v, ω trong dao động điều hòa:
A. A2 = x2 + v2/ω2	B. v2 = ω2(A2 – x2)	C. x2 = A2 – v2/ω2	D. v2 = x2(A2 – ω2)
0006: Một vật dao động điều hoà với biên độ A và chu kỳ T. Trong khoảng thời gian ∆t = 3T/4, quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được là
A. 4A - A.	B. A + A.	C. 2A + A.	D. 2A - A.
0007: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 150 N/m và có năng lượng dao động là E = 0,12 J. Biên độ dao động của con lắc có giá trị là
A. A = 0,4 m.	B. A = 4 mm.	C. A = 0,04 m.	D. A = 2 cm.
0008: Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ A và lệch pha nhau 2π/3 là
A. A .	B. .	C. .	D. A .
0009: Một con lắc dao động tắt dần. Sau một chu kì biên độ giảm 10%. Phần năng lượng mà con lắc đã mất đi trong một chu kỳ là
A. 90%.	B. 8,1%.	C. 81%.	D. 19%.
0010: Một vật dao động điều hoà với phương trình x = cos(2πt + π ) cm thì chịu tác dụng của ngoại lực F = cos(ωt - π/6 ) N. Để biên độ dao động là lớn nhất thì tần số của lực cưỡng bức phải bằng
A. 2π Hz.	B. 1 Hz.	C. 2 Hz.	D. π Hz
0011: Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng m = 2 (g) và một sợi dây mảnh có chiều dài ℓ được kích thích dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian ∆t con lắc thực hiện được 40 dao động. Khi chiều dài con lắc là ℓ′=(ℓ+7,9) (cm) thì cũng trong khoảng thời gian như trên con lắc thực hiện được 39 dao động. Để con lắc có chiều dài ℓ′ có cùng chu kỳ với con lắc có chiều dài ℓ, người ta truyền cho vật một điện tích q = 0,5.10–8 C rồi cho nó dao động điều hòa trong điện trường đều có các đường sức hướng thẳng đứng. Lấy g = 9,8 (m/s2). Độ lớn của cường độ điện trường là
A. 2.105 (V/m).	B. 2.106 (V/m).	C. 1,2.105 (V/m).	D. 1,2.105 (V/m).
0012: Một sóng cơ truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài. Phương trình sóng tại một điểm trên dây: u = 4cos(20pt -)(mm) (với x: đo bằng mét, t: đo bằng giây). Tốc độ truyền sóng trên sợi dây có giá trị là
A. 60 mm/s.	B. 60 cm/s.	C. 60 m/s.	D. 30 mm/s.
0013: Tại hai điểm A,B trên mặt chất lỏng cách nhau 10(cm) có hai nguồn phát sóng theo phương thẳng đứng với các phương trình : và. Vận tốc truyền sóng là 0,5(m/s). Coi biên độ sóng không đổi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng AB là
A. 8.	B. 9.	C. 10.	D. 11.
0014: Một ống khí có một đầu bịt kín, một đàu hở tạo ra âm cơ bản có tần số 112Hz. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 336m/s. Bước sóng dài nhất của các họa âm mà ống này tạo ra bằng
A. 1m.	B. 0,8 m.	C. 0,2 m.	D. 2m.
0015: Trong thí nghiệm về sóng dừng trên dây có hai đầu cố định, người ta đếm được có n bó sóng, các vị trí trên dây dao động thì biên độ lớn nhất là A . Số điểm trên dây dao động với biên độ 0,5 A là
A. n.	B. n+1.	C. n-1.	D. 2n.
0016: Chu kì sóng là
A. chu kỳ dao động của các phần tử môi trường có sóng truyền qua.
B. đại lượng bằng nghịch đảo của tần số góc của sóng.
C. tốc độ truyền năng lượng trong một giây.
D. thời gian sóng truyền đi được nửa bước sóng.
0017: Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, A và B là hai nguồn kết hợp có phương trình sóng tại A, B là uA = uB = acos(ωt) thì biên độ dao động của sóng tổng hợp tại M (với MA = d1 và MB = d2) là
A. 	B. 	C. 	D. 
0018: Đối với âm cơ bản và hoạ âm bậc 2 do cùng một dây đàn phát ra thì
A. hoạ âm bậc 2 có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản.
B. tần số họa âm bậc 2 lớn gấp 2 lần tần số âm cơ bản
C. cần số âm cơ bản lớn gấp 2 tần số hoạ âm bậc 2.
D. tốc độ âm cơ bản gấp đôi tốc độ hoạ âm bậc 2.
0019: Tốc độ truyền sóng cơ học tăng dần trong các môi trường
A. rắn, khí, lỏng.	B. khí, lỏng, rắn.	C. rắn, lỏng, khí.	D. lỏng, khí, rắn.
0020: Một khung dây dẫn quay đều quanh trục đối xứng của nó với vận tốc góc ω = 300 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung lúc t = 0. Từ thông cực đại gởi qua khung Wb. Suất điện động hiệu dụng của khung là
A. V.	B. 30V.	C. V.	D. V.
0021: Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng là
A. điện áp .	B. cường độ dòng điện.	C. suất điện động.	D. công suất.
0022: Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số f thay đổi vào hai đầu một điện trở thuần R. Nhiệt lượng toả ra trên điện trở
A. tỉ lệ với f2.	B. tỉ lệ với U2.	C. tỉ lệ với f.	D. tỉ lệ với U.
0023: Vào cùng một thời điểm nào đó, hai dòng điện xoay chiều i1 = Iocos(wt + j1) và i2 = Iocos(wt + j2) đều cùng có giá trị tức thời là 0,5Io, nhưng một dòng điện đang giảm, còn một dòng điện đang tăng. Hai dòng điện này lệch pha nhau một góc bằng
A. 	B. 	C. 	D. 
0024: Dòng điện xoay chiều có biểu thức chạy qua dây dẫn. Điện lượng chạy qua một tiết điện dây trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,15s là
A. 0.	B. .	C. .	D. 
0025: Lần lượt đặt điện áp xoay chiều u = 5coswt (V) với w không đổi vào hai đầu mỗi phần tử: điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C thì dòng điện qua mỗi phần tử trên đều có giá trị hiệu dụng bằng 50mA. Đặt điện áp này vào hai đầu đoạn mạch gồm các phần tử trên mắc nối tiếp thì tổng trở của đoạn mạch là
A. 300W	B. 100W	C. 100W	D. 100W
0026: Chọn câu sai trong các câu sau: Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng, nếu thay đổi tần số của điện áp đặt vào hai đầu mạch thì
A. cường độ hiệu dụng qua mạch giảm.	B. hệ số công suất của mạch giảm.
C. điện áp hiệu dụng trên R tăng.	D. công suất trung bình trên mạch giảm.
0027: Đoạn mạch AB gồm biến trở R thay đổi được từ 0 đến 100, tụ điện C có điện dung thay đổi được và cuộn cảm L = 1/(H) mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp V. Điều chỉnh C đến giá trị C0 khác 0, thì thấy hiệu điện thế hiệu dụng URC không phụ thuộc vào R khi thay đổi giá trị của R. Giá trị của C0 và URC lần lượt là
A. (F); 110(V).	B. (F); 220(V).	C. (F); 220(V).	D. (F); 110(V).
0028: Một điện trở thuần R mắc vào một mạch điện xoay chiều tần số 50Hz. Muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch một góc 900 thì
A. người ta mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở.
B. người ta mắc thêm vào mạch một cuộn cảm nối tiếp với điện trở.
C. người ta thay điện trở nói trên bằng một tụ.
D. người ta thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm.
0029: Chọn câu đúng. Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều
A. được xây dựng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
B. được đo bằng ampe kế nhiệt.
C. bằng giá trị trung bình chia cho .
D. bằng giá trị cực đại chia cho 2.
0030: Đặt vào hai đầu điện trở thuần điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, cho tần số dòng điện tăng dần thì cường độ dòng điện qua mạch :
A. tăng.	B. giảm.
C. không đổi .	D. tăng đến cực đại rồi giảm.
0031: Đặt điện áp u = U0coswt vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là
A. 	B. 	C. 	D. 
0032: Mạch dao động LC có điện tích trong mạch biến thiên theo phương trình q = 4cos(2π.104t) (μC). Tần số dao động của mạch là
A. f = 10 (Hz).	B. f = 10 (kHz).	C. f = 2π (Hz).	D. f = 2π (kHz).
0033: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?
A. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.
B. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.
C. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ ánh sáng trong chân không.
D. Tần số của sóng điện từ chỉ bằng nửa tần số điện tích dao động.
0034: Chọn câu đúng. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vectơ và vectơ luôn luôn
A. trùng phương và vuông góc với phương truyền sóng.
B. biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian.
C. dao động ngược pha.
D. dao động cùng pha.
0035: Việc thu sóng điện từ ở máy thu phải qua các giai đoạn, với thứ tự nào? I. Chọn sóng; II. Tách sóng; III. Khuyếch đại âm tần; IV. Khuyếch đại cao tần; V. Chuyển thành sóng âm.
A. I, III, II, IV, V.	B. I, II, III, V.	C. I, II, IV, III, V.	D. I, II, IV, V.
0036: Nhận xét nào sau đây về đặc điểm của mạch dao động điện từ điều hoà LC là không đúng?
A. Điện tích trong mạch biến thiên điều hoà.
B. Năng lượng điện trường tập trung chủ yếu ở tụ điện.
C. Năng lượng từ trường tập trung chủ yếu ở cuộn cảm.
D. Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào điện tích của tụ điện.
0037: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây thuần cảm và một bộ tụ điện có điện dung C0 không đổi mắc song song với tụ xoay có điện dung biến thiên từ 10 pF đến 250 pF thì góc xoay biến thiên từ 00 đến 1200. Điện dung của tụ điện tỉ lệ với góc xoay theo hàm bậc nhất. Mạch này thu được sóng điện từ có bước sóng từ 10 m đến 30 m. Người ta mắc nối tiếp thêm vào mạch một cuộn cảm thuần giống hệt cuộn cảm thuần trước thì cần xoay góc của tụ xoay bằng bao nhiêu (kể từ vị trí có điện dung cực tiểu) để thu được sóng điện từ có bước sóng 20 m?
A. .	B. .	C. .	D. .
0038: Một chùm sáng mặt trời hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể bơi, tạo nên ở đáy bể một vệt sáng
A. có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
B. có màu trắng khi chiếu vuông góc và có nhiều màu khi chiếu xiên.
C. luôn có các màu giống cầu vồng.
D. không có màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
0039: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là l1 = 525 nm và l2 = 675 nm. Khoảng cách giữa hai khe hẹp a = 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát D = 1,2 m. Hỏi trên màn quan sát, xét một vùng giao thoa bất kỳ có bề rộng L = 18 mm thì có thể chứa được tối đa bao nhiêu vân tối ?
A. 4.	B. 6.	C. 5.	D. 3.
0040: Khi thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng trong không khí, khoảng vân đo được là i. Khi thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng trên trong môi trường trong suốt có chiết suất n > 1 thì khoảng vân i' đo được trên màn sẽ là
A. i' = ni.	B. i'=.	C. i'=.	D. i'=.
0041: Tàu ngầm KILO của Việt Nam làm nhiệm vụ trinh sát tại khu vực tọa độ 11026’ vĩ Bắc, 114020’ kinh Đông (khu vực Đảo Song Tử Tây thuộc Quần đảo Trường Sa Việt Nam). Tàu ngầm dùng thiết bị thủy âm phát sóng siêu âm để phát hiện tàu lạ xâm phạm chủ quyền. Khi bật thiết bị phát sóng dọc theo vĩ tuyến hướng về phía Đông, sau 30s nhận được tín hiệu phản xạ từ một tàu lạ. Giả thiết tàu lạ và tàu KILO cùng độ sâu và cho tốc độ sóng siêu âm trong nước biển là 1505m/s, bán kính vĩ tuyến 11026’ là 6370km. Ước lượng tọa độ của tàu lạ là
A. 11026’ vĩ Bắc, 114032’11” kinh Đông.	B. 11026’ vĩ Bắc, 115020’ kinh Đông.
C. 11026’ vĩ Bắc, 113020’ kinh Đông.	D. 11026’ vĩ Bắc, 11407’49” kinh Đông.
0042: Nếu trong thí nghiệm giao thoa Y-âng với ánh sáng phức tạp gồm 4 màu đơn sắc: đỏ, vàng, lục, lam. Như vậy, vân sáng đơn sắc gần vân trung tâm nhất là vân màu
A. vàng.	B. lục.	C. lam.	D. đỏ.
0043: Thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, ánh sáng có bước sáng λ. Tại A trên màn quan sát cách S1 đoạn d1 và cách S2 đoạn d2 có vân tối khi
A. d2 - d1 = (k +) ( k = 0; 1; 2 ).	B. d2 - d1 = (k = 0; 1; 2).
C. d2 - d1 = kλ (k = 0 ; 1; 2).	D. d2 - d1 = k ( k = 0; 1; 2 ).
0044: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1m. Khoảng cách giữa 5 vân tối liên tiếp đo được là 2,4mm. Toạ độ của vân sáng bậc 3 là
A. ± 6,6mm.	B. ± 4,8mm.	C. ± 3,6mm.	D. ± 1,8mm.
0045: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Iâng, người ta chiếu sáng 2 khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ=0,5μm, khoảng cách giữa 2 khe là 2 mm. Khoảng cách từ 2 khe tới màn là 1m. khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân tối thứ 5 ở 2 bên so với vân trung tâm là
A. 0,375 mm.	B. 1,875 mm.	C. 18,75mm.	D. 3,75 mm.
0046: Điều kiện phát sinh của quang phổ vạch hấp thụ là nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải
A. thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ vạch.
B. bằng nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
C. thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
D. cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
0047: Trong thí nghiệm I- âng, ánh sáng chiếu tới hai khe gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 1 = 0,6m và 2 = 0,48m. Trong một khoảng bề rộng L = 2,4cm trên màn người ta đếm được N số vân sáng, trong đó có 3 vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm, hai trong 3 vân này là nằm ngoài cùng. Số vân sáng của bức xạ 1 và 2 trên bề rộng L khi thực hiện giao thoa với riêng biệt mỗi ánh sáng đơn sắc trên lần lượt là
A. 7 và 10.	B. 9 và 11.	C. 9 và 8.	D. 10 và 10.
0048: Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điểm nào dưới đây
A. Hình dạng quỹ đạo của các electron.	B. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử.
C. Trạng thái có năng lượng ổn định.	D. Mô hình nguyên tử có hạt nhân.
0049: Theo quan điểm của thuyết lượng tử phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chùm ánh sáng là một dòng hạt, mỗi hạt là một photon mang năng lượng.
B. Cường độ chùm sáng tỉ lệ thuận với số phôton trong chùm.
C. Khi ánh sáng truyền đi các phôton ánh sáng không đổi, không phụ thuộc khoảng cách đến nguồn sáng.
D. Các photon có năng lượng bằng nhau vì chúng lan truyền với vận tốc bằng nhau.
0050: Tế bào quang điện là bình bằng thạch anh đã hút hết không khí, bên trong có hai điện cực: anôt là một vòng dây kim loại; catôt có dạng một chỏm cầu bằng kim loại mà ta cần khảo sát. Khi chiếu chùm ánh sáng có bước sóng ngắn vào catôt, thì xảy ra hiện tượng quang điện và trong mạch xuất hiện dòng điện gọi là dòng quang điện, tạo nên bởi các electron bắn ra từ catôt đến cực anôt. Chiếu lần lượt hai chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 vào catôt của một tế bào quang điện thu được hai đường đặc trưng Vôn - Ampe như hình vẽ. 
Kết luận nào sau đây là đúng?
i
2
1
u
A. Bước sóng của chùm bức xạ 2 lớn hơn bước sóng của chùm bức xạ 1
B. Tần số của chùm bức xạ 1 lớn hơn tần số của chùm bức xạ 2
C. Cường độ của chùm sáng 1 lớn hơn cường độ của chùm sáng 2
D. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt đối với chùm bức xạ 1 lớn hơn đối với chùm bức xạ 2

Tài liệu đính kèm:

  • doc2-LY-degoc-LAN2.doc