SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1 (Đề gồm có 01 trang) ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn: N Văn 11 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Nhớ lại bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu và trả lời những câu hỏi sau: 1. Câu “ Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc; linh hồn theo giúp cơ binh” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu), mang ý nghĩa gì? (1.0 điểm) A. Một niền tin tưởng tuyệt đối vào tinh thần yêu nước bất diệt của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, ca ngợi linh hồn bất tử của họ B. Một lời thề sắc son của tác giả trước vong linh của người nghĩa sĩ Cần Giuộc C. Một lời thúc giục người còn sống phải nối tiếp tinh thần bất khuất của người ng hĩa sĩ Cần Giuộc. D. Đặt vấn đề trách nhiệm với vua quan nhà Nguyễn đối với sự hi sinh của người n ghĩa sĩ Cần Giuộc 2. Hoàn cảnh ra đời của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1.0 điểm) Câu 2 (3,0 điểm) Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ. (Theo: Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008) Những suy ngẫm của anh /chị về quan niệm trên. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) (Thí sinh chỉ được chọn một câu 3.a hoặc 3.b để làm bài.) Câu 3.a (5,0 điểm)- Dành cho học sinh các lớp khối C, khối D Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người nơi phố huyện nghèo lúc chiều tàn trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam. Câu 3.b (5,0 điểm)- Dành cho học sinh các lớp khối A, khối A1, khối B và lớp A15 Cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là cuộc tương ngộ của những tấm lòng. .------------------------ Hết ------------------------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ..... ĐÁP ÁN BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NG VĂN 11 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 1.Đáp án A.Một niền tin tưởng tuyệt đối vào tinh thần yêu nước bất diệt của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, ca ngợi linh hồn bất tử của họ 2. Hoàn cảnh ra đời của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An. Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn của quân ta diễn ra đêm 14/ 12/ 1861, khoảng hơn 20 nghĩa quân đã hi sinh anh dũng). - Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế này đọc trong lễ truy điệu các nghĩa sĩ. Bài văn là tiếng khóc từ đáy lòng của tác giả và là tiếng khóc lớn của nhân dân trước sự hi sinh của những người anh hùng. 1.0 1.0 2 HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần phải hiểu đúng và bàn luận được ý nghĩa câu nói. Bài viết phải chân thành, thể hiện được sự hiểu biết và nhận thức sâu sắc đối với vấn đề, đồng thời biết đưa ra những suy ngẫm cần thiết cho bản thân để hoàn thiện nhân cách. 1. Giới thiệu vấn đề 2.Bày tỏ suy nghĩ a. Giải thích ý nghĩa câu nói HS cần chỉ rõ: - Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đời Cho đi: là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác - Ý cả câu: Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn nếu biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người. b. Bàn luận về ý nghĩa câu nói HS khẳng định tính đúng đắn của vấn đề trên cơ sở triển khai những nội dung sau: - Lạc quan, yêu đời giúp con người có sức mạnh để vượt lên những khó khăn, 0.25 0,5 0.5 thử thách trong cuộc sống, có niềm tin về bản thân và hướng đến một khát vọng sống tốt đẹp (HS lấy dẫn chứng, phân tích). - Biết quan tâm, chia sẻ, con người đã chiến thắng sự vô cảm, ích kỷ để sống giàu trách nhiệm và yêu thương hơn (HS lấy dẫn chứng, phân tích). - Biết bao dung, độ lượng, con người sẽ trút bỏ đau khổ và thù hận để sống thanh thản hơn và mang lại niềm vui cho mọi người (HS lấy dẫn chứng, phân tích). - Ngoài sự lạc quan, sẻ chia, độ lượng con người còn có thể bồi đắp, và nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những ứng xử tốt đẹp khác (HS lấy dẫn chứng, phân tích). c. Bài học nhận thức và hành động: - Sự giàu có về tâm hồn có ý nghĩa quyết định sự hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Cần có ý thức gìn giữ và bồi đắp để đời sống tinh thần, tình cảm của bản thân không bị xói mòn và chai sạn bởi mặt trái của cuộc sống hiện đại. - Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ những thái độ sống tích cực, có ý nghĩa với mình và mọi người. 3.Đánh giá khẳng định ý nghĩa vấn đề. 0.5 0,5 0.25 0.5 0.25 3.a I. Yêu cầu về kĩ năn trình bày : Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 3 lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt II. Yêu cầu về kiến thức 1. Giới thiệu khái quát về Thạch Lam và tác phẩm “Hai đứa trẻ” cùn yêu cầu của đề. -Thạch Lam là nhà văn lãng mạn tiêu biểu của Tự Lực Văn Đoàn với lối viết mang phong cách riêng độc đáo. Ông rất nổi tiếng với những truyện ngắn vừa mang đậm chất trữ tình vừa thể hiện một cảm quan hiện thực sâu sắc. - “Hai đứa trẻ” không tạo ra một cốt truyện đặc biệt đầy những tình huống éo le mà chỉ dựng lên một bức tranh đời sống đầy ấn tượng qua hình ảnh thiên nhiên và con người nơi phố huyện nghèo lúc chiều tàn. 2. Phân tích bức tranh thiên nhiên và cuộc sốn con n ười ở phố huyện 0.5 0.75 a. Hình ảnh thiên nhiên + Màu sắc: ánh mặt trời đan lụi tàn “đỏ rực” như lửa đan cháy khiến cho nh n đám mây ánh hồn lên như “hòn than sắp tàn”. Tiếp đến là những luỹ tre làng đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. + Âm thanh. Đó là một buổi chiều “êm ả như ru” trong “tiếng trống thu không” vang vọng như đang gọi “Chiều, chiều rồi”; những âm thanh “văn vẳn râm ran của tiến ếch nhái n oài đồn ruộn ”. Hòa vào đó là tiếng muỗi kêu vo ve gợi buồn. + Mùi vị: “mùi âm ẩm bốc lên hoà vào hơi nón của ban n ày lẫn với mùi cát bụi”. Với hai chị em Liên, đó là “mùi riên của đất”, của quê hương bình dị, quen thuộc. Tất cả được thể hiện một cách tinh tế, chân thật –> Gợi hồn quê. . Cảnh vật thiên nhiên lúc chiều tối trên phố huyện thật gợi buồn vì được cảm nhận và mô tả qua ánh mắt của nhân vật Liên. Nghệ thuật mô tả của tác giả: - Tác giả không trực tiếp mô tả qua cảm nhận của mình mà qua cảm nhận và quan sát của Liên. - Cảnh vật có một sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc, âm thanh và mùi vị. - Lối hành văn giàu chất nhạc, gần với thơ ca. Vai trò của bức tranh thiên nhiên: - Làm nền để trên đó khắc hoạ những mảnh đời nghèo khổ, lam lũ, bế tắc, quẩn quanh và không ánh sáng. - Tạo ra cho tác phẩm nét trữ tình riêng biệt trong lối hành văn của nhà văn Thạch Lam và cũng tạo ra cho câu truyện một bối cảnh không gian mang đặc trưng của phố huyện nghèo rất chân thật. - Gián tiếp thể hiện tâm trạng nhân vật. b. Nh n con n ười tron tác phẩm- nh n mảnh đời *Trên cái nền của bức tranh thiên nhiên ấy lần lượt hiện ra những mảnh đời thật tội nghiệp. Đó là hình ảnh của những kiếp người lam lũ, tàn tạ, sống mòn mỏi, héo hắt trong mong đợi mơ hồ, xa xôi. Tất cả như đồng điệu với sự tàn tạ của cảnh vật thiên nhiên lúc chiều tối: những đứa trẻ nhặt rác, mẹ con chị Tí, bác Siêu, gia đình bác xẩm, bà cụ Thi điên, chị em Liên. * Đặc điểm chung của các mảnh đời: 0.25 0.25 0.5 0.25 0.75 - Nhếc nhác, lam lũ, mỏi mòn, héo hắt.Tất cả đều buồn bã, ít hi vọng nhưng họ đều mong có một cái gì tươi sáng hơn cho cuộc sống hiện tại. - Giữa cảnh ngày tàn, chợ tàn hiện ra mấy đứa trẻ nghèo lom khom đi nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre giữa những “rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”. - Khi trời nhá nhem tối, khung cảnh phố huyện xuất hiên thêm mẹ con chị Tí với gánh hàng nước thật nghèo nàn mà “tuy chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng từ chiều đến đêm”. - Tiếp đến là hình ảnh bà cụ Thi điên “lảo đảo đi lẫn vào bóng tối” với “tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía cuối làng”. - Đêm xuống, phố huyện có thêm gánh phở của bác Siêu với chấm lửa nhỏ lơ lửng đi trong đêm mất đi rồi lại hiện ra trong những chập chờn, có lẽ đây là hình ảnh có phần sáng sủa nhất của những kiếp người nơi đây nhưng cũng rất ế ẩm. - Khép lại những mảnh đời bé mọn, tội nghiệp là gia đình bác xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, bác chưa hát vì không có người nghe”. - Nổi bật lên thật ấn tượng và ám ảnh nhất giữa những mảnh đời ấy là chị em Liên. Cha của hai em mất việc phải rời Hà Nội về quê kiếm sống nên hai em phải giúp mẹ bán hàng và trông coi gian hàng tạp hoá nhỏ xíu nghèo nàn. Nhớ lại cuộc sống phong lưu giữa “một vùng sáng rực” của Hà Nội khiến hai em càng buồn hơn cho hiện tại. Giờ đây mùi phở bác Siêu trong đêm thật hấp dẫn nhưng quá xa xỉ, nhiều tiền mà hai em không thể nào mơ tưởng. N hệ thuật: - Tạo ra được sự tương đồng giữa cảnh vật và con người. - Dựng lên những mẩu đối thoại vẩn vơ có vẻ ngẫu nhiên nhưng đều gợi tâm trạng buồn chán, thất vọng. - Các nhân vật được xây dựng trong sự đối lập: giữa cái dày đặc mênh mông của bóng tối với những luồng sáng, giữa quá khứ hạnh phúc và thực tại phũ phàng, rất gợi trạng thái tâm trạng của con người. . Tất cả các nhân vật cứ hiện ra từ từ trong lặng lẽ, âm thầm như những cái bóng, ít nói năng, ít hành động nhưng nhờ đó mà nhà văn đã tô đậm, khắc sâu hơn ở người đọc ấn tượng về kiếp sống héo hắt, leo lét, tội nghiệp của cư dân phố huyện.Nhà văn cũng rất thành công trong việc diễn đạt các trạng thái tâm trạng vừa mong manh, mơ hồ buồn vừa khắc khoải da diết của cô bé Liên lúc chiều tối. c.Ý n hĩa tư tưởn toát lên từ cảnh vật và con n ười - Sự đồng cảm, thái độ trân trọng, nâng niu trước niềm tin và hi vọng dù có mơ 0.25 0.5 0.5 hồ về tương lai tươi sáng hơn. - Qua cảnh vật, thiên nhiên và con người, nhà văn gửi vào đó niềm ước mong một sự đổi thay sẽ đến với những mảnh đời tội nghiệp nơi phố huyện. - tấm lòng bùi ngùi thương cảm kín đào, nhẹ nhàng mà chân thành, thấm thía của nhà văn đối với những kiếp người sống quẩn quanh,leo lét trong xã hội cũ trước cách mạng 3. Đánh iá và cảm n hĩ. -Bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở phố huyện lúc chiều tối không có nhiều sự kiện, nhân vật, ít hành động, ít nói năng - Với lối viết giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, ngôn ngữ trong sáng Thạch Lam đã gợi được tinh tế những không khí của câu truyện, những cảnh sinh hoạt, những xúc cảm trong tâm hồn con người khiến cho bức tranh đời sống của phố huyện đầy ắp suy tư rung cảm. 0.5 3.b I. Yêu cầu về kĩ năn trình bày : Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận,không có nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt II. Yêu cầu về kiến thức 1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích - Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là người có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm Chữ người tử tù in trong tập Vang bóng một thời là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. - Cảnh cho chữ nằm ở cuối tác phẩm, khi tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm. Đoạn trích như một bước “cởi nút”, vừa hoá giải tình huống, vừa mở ra một chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm. Đó là một đoạn kết xúc động, trang trọng, cổ kính và hấp dẫn. 2. Giải thích nhận định Cuộc tương ngộ của những tấm lòng là cuộc gặp gỡ của những tấm lòng, tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Đây là cuộc hội ngộ của những tâm hồn đam mê cái đẹp; những nhân cách trong sáng, cao cả. 3. Tại sao cảnh cho chữ là cuộc tương ngộ của những tấm lòng Cuộc tương ngộ ấy vượt thoát khỏi những ràng buộc tầm thường, là sự thăng hoa của niềm đam mê cái đẹp. 0.5 0.5 0.25 + Hoàn cảnh cho chữ: không gian, thời gian, ánh sáng. + Tư thế, tâm thế của người cho và nhận: Huấn Cao cho chữ vào đêm cuối cùng của cuộc đời, trong tư thế của một người cổ đeo gông, chân vướng xiềng. Kẻ tử tù được miêu tả ở tư thế bề trên uy nghi. Viên quản ngục và thầy thơ lại là những người đại diện cho cường quyền lại khúm núm, run run, ngưỡng mộ, trọng vọng người tù.Đây là cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa ba con người - ba tâm hồn - ba nhân cách; là lần gặp đầu tiên, nhưng cũng là lần cuối cùng. Họ tước bỏ mọi rào cản để đến với nhau bằng con người thật, ước muốn thật + Viên quản ngục, thầy thơ lại: khát vọng chiêm ngưỡng, thưởng thức, bảo tồn và gìn giữ cái đẹp. + Huấn Cao: khát vọng sáng tạo cái đẹp, phát hiện và trân trọng cái đẹp; là người có sứ mệnh bảo vệ và gìn giữ thiên lương. -> Ba con người dù khác nhau về hoàn cảnh, địa vị, tâm thế nhưng đều gặp nhau ở niềm đam mê cái đẹp, ở thiên lương trong sáng. Đó là nhịp cầu kì diệu xoá mờ mọi ranh giới, ràng buộc, quan niệm tầm thường; là sự đồng cảm, tri âm sâu sắc giữa những tâm hồn, tấm lòng. 4. Giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của cảnh cho chữ *Giá trị tư tưởng: + Cái đẹp, cái thiện không thể sống chung với cái xấu xa, bạc ác. Muốn chơi chữ, trước hết phải giữ được thiên lương (lời di huấn của Huấn Cao). + Niềm tin vào sự bất diệt của thiên lương, vào sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện. + Lòng ngưỡng vọng những vẻ đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc. *Giá trị nghệ thuật: Sử dụng thành công bút pháp tương phản, đối lập, bút pháp tạo hình, nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật dựng cảnh; lựa chọn và khắc hoạ những chi tiết tiêu biểu 5.Đánh iá khẳn định iá trị của cảnh cho ch . 0.25 0.75 0.5 0.25 0.5 0.5 0.5 0.5 ------------------------ Hết ------------------------
Tài liệu đính kèm: