Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2019

doc 2 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt Lớp 5  - Năm học: 2018-2019
PHÒNG GD&ĐT TP BẾN TRE	 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TRƯỜNG TH-THCS LÊ HỒNG PHONG	Năm học: 2018 – 2019 
Ban Tiểu học	Môn: Tiếng Việt (đọc) – Khối 5
Họ và tên:......................................................	Thời gian làm bài: 40 phút
Lớp: 5/.....	(không kể thời gian phát đề)
Điểm 
Giáo viên coi thi
Giám khảo chấm thi
Lời phê
Đọc thầm bài văn sau:
ĐI XE NGỰA
 Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở về. Anh là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà ở đầu cầu sắt. Nhà anh có hai con ngựa, con Ô với con Cú. Con Ô cao lớn, chạy buổi sáng chở được nhiều khách và khi cần vượt qua xe khác để đón khách, anh chỉ ra roi đánh gió một cái tróc là nó chồm lên, cất cao bốn vó, sải dài, và khi tiếng kèn anh bóp tò te tò te, thì nó qua mặt chiếc trước rồi. Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa. Nó chạy buổi chiều, ít khách, nó sải thua con Ô, nhưng nước chạy kiệu rất bền. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương. Tôi thích nó hơn con Ô, vì tôi có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá. Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh. Anh cho tôi đi nhờ, không lấy tiền. Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi.
	Cầm được dây cương, giựt giựt cho nó chồm lên, thú lắm.
Theo Nguyễn Quang Sáng
Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng nhất và ghi ý trả lời đúng 
Câu 1: Ý chính của bài văn là gì?
A. Nói về hai con ngựa kéo xe khách.
B. Nói về một chuyến đi xe ngựa.
C. Nói về cái thú đi xe ngựa.
Câu 2: Câu "Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương." miêu tả đặc điểm con ngựa nào? 
A. Con ngựa Ô
B. Con ngựa Cú
C. Cả hai con
Câu 3: Vì sao tác giả thích con ngựa Cú hơn con ngựa Ô ?
A. Vì nó chở được nhiều khách.
B. Vì nước chạy kiệu của nó rất bền.
C. Vì có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá.
Câu 4: Câu "Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi." thuộc kiểu câu gì?
A. Câu kể.
B. Câu khiến.
C. Câu hỏi.
Câu 5: Vì sao tác giả rất thích thú khi đi xe ngựa của anh Hoàng?
A. Vì anh Hoàng là hàng xóm thân tình với tác giả, anh cho đi nhờ không lấy tiền.
B. Vì tác giả yêu thích hai con ngựa và thỉnh thoảng lại được cầm dây cương điều khiển cả chiếc xe ngựa.
C. C. Cả hai ý bên.
Câu 6: Chủ ngữ trong câu "Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều, thiệt dễ thương." là những từ ngữ nào?
A. Cái tiếng vó của nó.
B. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường.
C. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường.
Câu 7: Câu" Con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa." có mấy tính từ?
A. Hai tính từ (Đó là:................................................................)
B. Ba tính từ (Đó là:................................................................)
C. Bốn tính từ (Đó là:................................................................)
Câu 8: Bài này có mấy danh từ riêng?
A. Hai danh từ riêng (Đó là:................................................................)
B. Ba danh từ riêng (Đó là:................................................................)
C. Bốn danh từ riêng (Đó là:................................................................)
Câu 9: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh”. 
Trạng ngữ: .........................................................................................................................
Chủ ngữ:.............................................................................................................................
Vị ngữ: ...............................................................................................................................
----------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.doc