Đề khảo sát chất lượng cuối năm năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1184Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng cuối năm năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng cuối năm năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM 
NĂM HỌC 2015-2016
Môn Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)
Câu 1 (3,0 điểm).
a) Văn bản “Tức nước vỡ bờ” được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?
b) Hãy tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu, trong đó có sử dụng trợ từ và câu ghép (gạch chân 1 trợ từ và 1 câu ghép trong đoạn văn).
Câu 2 (2,0 điểm). Chép chính xác phần phiên âm chữ Hán và phần dịch thơ (bản dịch của Nam Trân) bài thơ “Tẩu lộ” (“Đi đường”) của Hồ Chí Minh.
Câu 3 (5,0 điểm). Dựa vào văn bản “Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
----------Hết----------
"..
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM 
NĂM HỌC 2015-2016
Môn Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)
Câu 1 (3,0 điểm).
a) Văn bản “Tức nước vỡ bờ” được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?
b) Hãy tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu, trong đó có sử dụng trợ từ và câu ghép (gạch chân 1 trợ từ và 1 câu ghép trong đoạn văn).
Câu 2 (2,0 điểm). Chép chính xác phần phiên âm chữ Hán và phần dịch thơ (bản dịch của Nam Trân) bài thơ “Tẩu lộ” (“Đi đường”) của Hồ Chí Minh.
Câu 3 (5,0 điểm). Dựa vào văn bản “Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
----------Hết----------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM 
NĂM HỌC 2015-2016
Môn Ngữ văn 8
----------------------------
Câu
Nội dung
Điểm
1 (3 điểm)
a) Tác phẩm “Tắt đèn” của tác giả Ngô Tất Tố.
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời được theo yêu cầu trên;
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chỉ trả lời đúng tên tác phẩm hoặc tên tác giả;
- Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không chính xác yêu cầu trên hoặc không làm bài.
0,5
b) Tóm tắt các sự việc chính của đoạn trích thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu gồm các sự việc chính sau:
+ Chị Dậu bưng bát cháo đến bên chồng mời chồng ăn cháo;
+ Anh Dậu mới kề bát cháo đến miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến thúc sưu;
+ Chị Dậu van xin khất số tiền sưu còn thiếu, cai lệ quát mắng nhưng chị vẫn cố chịu nhẫn nhục tiếp tục van xin;
+ Cai lệ không nghe, hắn đánh chị và sấn đến trói anh Dậu;
+ Chị Dậu liều cự lại, đánh tên cai lệ và người nhà lí trưởng với cơn giận “Thà ngồi tù chứ để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”.
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (2,0 điểm): Viết đúng đoạn văn cho 0,25 điểm; viết đủ 5 đến 7 câu cho 0,25 điểm; tóm tắt được 5 sự việc chính như trên cho 1,5 điểm;
- Mức chưa tối đa (từ 0,25 đến 1,75 điểm): Căn cứ vào bài làm của học sinh theo các yêu cầu trên;
- Mức không đạt (0 điểm): Không thực hiện đúng các yêu cầu trên hoặc không làm bài.
2,0
Gạch chân đúng 1 trợ từ và 1 câu ghép.
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (0,5 điểm): Gạch chân đúng 1 trợ từ và 1 câu ghép theo yêu cầu trên;
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chỉ gạch đúng 1 trợ từ hoặc chỉ gạch đúng 1 câu ghép;
- Mức không đạt (0 điểm): Không thực hiện đúng các yêu cầu trên hoặc không làm bài.
0,5
2 (2 điểm)
- Phần phiên âm chữ Hán:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan,
Trùng san chi ngoại hựu trùng san;
Trùng san đăng đáo cao phong hậu,
Vạn lí dư đồ cố miện gian.
- Phần dịch thơ (bản dịch của Nam Trân):
Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (2,0 điểm): Chép chính xác theo yêu cầu trên (mỗi câu thơ của phần phiên âm chữ Hán và phần dịch thơ được 0,25 điểm);
- Mức chưa tối đa (từ 0,25 đến 1,75 điểm): Căn cứ vào bài làm của học sinh theo các yêu cầu trên;
- Mức không đạt (0 điểm): Chép không chính xác yêu cầu trên hoặc không làm bài.
2,0
3 (5 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh nắm được đặc điểm và phương pháp viết một bài văn nghị luận xã hội trên cơ sở tác phẩm văn học, kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm; bài làm có bố cục 3 phần; các đoạn văn trình bày luận điểm rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ dẫn chứng, lý lẽ dẫn dắt tự nhiên, phù hợp với luận điểm, sắp xếp hợp lí; câu văn diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi về câu, dùng từ, chính tả...
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có cách trình bày, lập luận theo nhiều cách khác nhau, thậm chí có cách tiếp cận riêng, sáng tạo. Tuy nhiên cần tập trung làm nổi bật vấn đề cần nghị luận. Cụ thể đảm bảo được các ý sau:
a) Mở bài: Dẫn dắt vào bài hợp lí; giới thiệu được vấn đề nghị luận: vai trò của người lãnh đạo anh minh như Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
0,5
b) Thân bài: Làm sáng tỏ các luận điểm sau:
- Nhắc đến mỗi quốc gia là nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước, đứng đầu bộ máy chính trị, tổ chức quân sự, văn hóa...
- Họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định thấu suốt tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc (chứng minh qua Trần Quốc Tuấn: Ông đã thấu rõ nguy cơ, dã tâm, âm mưu của một cuộc chiến tranh xâm lược lần hai của giặc; đau xót khi chứng kiến cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là, ham vui thú mà mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước; ông cay đăng cho rằng khi giặc đến thì những thú vui ấy trở thành tai họa cho đất nước).
- Họ xác định rõ nhiệm vụ của quân dân và toàn dân tộc; có quyết định đúng đắn, những hành động kiên cường để đưa đất nước đến được bến bờ của sự bình yên và phát triển (chứng minh qua Trần Quốc Tuấn: Trên cương vị là Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, ông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc; đồng thời khuyến khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ; khuyên họ phải biết ra sức luyện tập để sẵn sàng chiến đấu khi tổ quốc lâm nguy; soạn “Binh thư yếu lược”) làm sách lược cho binh sĩ luyện rèn.
- Liên hệ: Ngày nay, những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải sáng suốt, anh minh để xây dựng phát triển đất nước, chống lại thù trong giặc ngoài; phòng chống tham nhũng; mở rộng hội nhập và đối ngoại để phát triển đất nước; cảnh giác với các thế lực thù địch để bảo vệ an toàn cho nhân dân, nuôi dưỡng sức dân; bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền dân tộc... (phân tích, dẫn chứng).
4,0
c) Kết bài: Khẳng định vai trò của người lãnh đạo anh minh xưa và nay; phát biểu cảm nghĩ, liên hệ.
0,5
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (5 điểm): Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên;
- Mức chưa tối đa (tùy vào bài viết của học sinh để cho điểm cụ thể):
+ Cho 3,25 đến 4,75 điểm: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng có thể một vài ý lập luận chưa sâu, còn mắc các sai sót nhỏ, trình bày cơ bản sạch đẹp;
+ Cho 1,5 đến 3 điểm: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể thiếu một vài ý; phương pháp phân tích chưa vững; các luận điểm lập luận chưa sâu; trình bày cơ bản sạch sẽ nhưng còn sai chính tả, ngữ pháp;
+ Cho 0,25 đến 1,25 điểm: Chưa đáp ứng được hết các yêu cầu trên; bài viết chung chung, lập luận chưa sâu; thiếu nhiều dẫn chứng; phương pháp nghị luận yếu; mắc nhiều lỗi trình bày, diễn đạt; văn phong chưa tốt...;
- Mức không đạt (0 điểm): Học sinh làm bài lạc đề hoặc không làm bài.
Lưu ý: 
- Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, giáo viên cần linh hoạt khi cho điểm toàn bài;
- Khuyến khích những bài viết mang tính sáng tạo, có những nhận định mang tính phát hiện mới, hay;
- Điểm toàn bài làm để lẻ đến 0,25.
-------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KSCL_cuoi_nam_Van_82016.doc