Đề khảo sát chất lượng chất lượng giữa học kỳ I môn: Ngữ văn 8 năm học 2015 - 2016 ( thời gian làn bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng chất lượng giữa học kỳ I môn: Ngữ văn 8 năm học 2015 - 2016 ( thời gian làn bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng chất lượng giữa học kỳ I môn: Ngữ văn 8 năm học 2015 - 2016 ( thời gian làn bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD & ĐT NAM TRỰC 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn 8
Năm học 2015 - 2016
 ( Thời gian làn bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Phần I : Trắc nghiệm ( 2,0 điểm)
 Đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn chữ cái đầu đáp án đúng nhất, sau đó ghi vào tờ giấy thi.	
Câu 1: Truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cao được đăng báo lần đầu:
Năm 1941	B. Năm 1942	C. Năm 1943 	D. Năm 1944
Câu 2: Trong phần trích : “ Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.” ( Nguyên Hồng) từ “ ®i” thuộc: 
Tình thái từ nghi vấn	C. Tình thái từ cảm thán
Tình thái từ cầu khiến	D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm
Câu 3: Việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự có tác dụng gì ?
Làm cho việc kể chuyện sinh động và hấp dẫn hơn.
Làm cho câu chuyện có thêm tính triết lí.
Làm cho không gian câu chuyện được mở rộng.
Làm cho câu chuyện gây được sự chú ý của người đọc.
Câu 4: Dãy từ : Bút máy, bút bi, bút chì, phấn thuộc trường từ vựng nào?
Dụng cụ để đựng	C. Dụng cụ đánh bắt cá
Dụng cụ để viết	D. Dụng cụ chơi thể thao
Câu 5: Từ “ Vâng” trong đoạn văn: “ Vâng ! Ông Giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.” thuộc từ loại :
Tình thái từ	B. Trợ từ	C. Phó từ	D. Thán từ
Câu 6: Tác giả của truyện “ Cô bé bán diêm” là nhà văn nào?
An-đéc-xen	B. O Hen-ri	C. Xéc-van-tét	D. Ai-ma-tốp
Câu 7: Kể lại một cách chân thật và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh là nội dung của văn bản:
Tôi đi học	C. Lão Hạc
Trong lòng mẹ	B. Chiếc lá cuối cùng
Câu 8: Từ ngữ nào được dùng để liên kết hai đoạn văn sau:
“ Giảng văn là rất khó. 
 Nói như vậy để nêu ra một sự vật. Không phải nhằm hù dọa, càng không phải để làm ngã lòng.” ( Lê Chí Viễn)
Giảng văn	B. Nói như vậy	C. Rất khó	D. Làm ngã lòng
PhÇn II: Tù luËn ( 8 ®iÓm)
Câu 1 ( 3,5 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
 “ Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm:
 - Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng hay không.”
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
b) Xác định từ láy tượng hình, tượng thanh có trong đoạn văn. 
c) Cho câu chủ đề: “ Chị Dậu là người giàu tình yêu thương.”, em hãy viết tiếp bằng một đoạn văn từ 12 đến 15 câu triển khai câu chủ đề đó.
 Câu 2 (4,5 điểm): Người ấy (ông bà, thầy cô, bạn bè...) sống mãi trong lòng tôi.
PHÒNG GD & ĐT NAM TRỰC 
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn 8
Năm học 2015 - 2016
PhÇn I: Tr¾c nghiÖm ( 2 ®iÓm)
 HS lùa chän ph­¬ng ¸n ®óng nhÊt, mçi ph­¬ng ¸n 0,25 ®iÓm
C©u
1
2
3
4
5
6
7
8
§¸p ¸n
C
B
A
B
D
A
B
B
PhÇn II: Tù luËn (8 ®iÓm)
Câu 1: 3,5 điểm
a) Đoạn văn trích trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm: Tắt đèn ( 0,5 đ)
Của tác giả Ngô Tất Tố ( 0,5 đ)
b) Xác định đúng từ láy tượng thanh: soàn soạt ( 0,25 đ)
 Xác định đúng từ láy tượng hình: rón rén ( 0,25 đ)
c) Viết đoạn văn (2,0 đ)
Đúng hình thức đoạn văn, có sử dụng câu chủ đề: 0,25 đ
Về nội dung: 1,75 đ
Cần đảm bảo các ý:
+ Chị quan tâm, chăm sóc chồng con
+ Khi anh Dậu đau ốm, chị Dậu nấu cháo, rón rén bưng cháo đến cho chồng và có ý ngồi xem anh dậu ăn có ngon miệng không
+ Khi bọn tay sai vào thúc sưu, không có tiền nộp sưu, bọn chúng định bắt trói anh Dậu, chị đã tìm mọi cách để bảo vệ anh Dậu. Từ cúi đầu van xin đến liều mạng cự lại bọn tay sai 
+ Chị Dậu có một sức mạnh bất ngờ đánh thắng bọn tay sai đó là xuất phát từ tình yêu thương chồng ®ång thêi cho thÊy søc m¹nh tiÒm tµng ph¶n kh¸ng cña ng­êi n«ng d©n
+ Chị Dậu là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam giàu tình yêu thương chồng con thật đáng trân trọng.
Câu 2: 4,5 điểm
1. Yêu cầu ::
- Về hình thức 
+ Viết đúng kiểu bài văn tự sự có kết hợp miêu tả, biểu cảm làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn.
+Bài làm có bố cục 3 phần. Hành văn trôi chảy, lưu loát.
- Về nội dung:
a. Mở bài :
- Dẫn dắt và giới thiệu người được kể.
- Lí do chính khiến người ấy sống mãi trong lòng em.
b. Thân bài : 
- Những nét đẹp về ngoại hình, cử chỉ.......có ảnh hưởng đến suy nghĩ và nhận thức của em.
- Những phẩm chất, tính cách đáng quý của người ấy.
- Kỉ niệm mình biết về người ấy hoặc giữa người ấy với mình. Chính kỉ niệm ấy làm mình yêu quý và trân trọng khiến người ấy sống mãi trong lòng mình.
c. Kết bài :
- Khẳng định tình cảm của mình đối với người ấy.
2. Biểu điểm :
Điểm 4- 4,5 : Hiểu đề, đáp ứng tốt yêu cầu của đề, hành văn trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt.
Điểm 2,5 – 3,5: Hiểu đề, đáp ứng tương đối tốt yêu cầu của đề, có thể mắc một vài lỗi nhỏ.
Điểm 1-2 : Chưa nắm hết yêu cầu của đề, bài viết còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 0: không làm bài.
* Lưu ý: 
 - Đề văn ra theo hướng đề mở. Giám khảo căn cứ vào yêu cầu của đề, thực tế bài viết của học sinh để chấm điểm cho phù hợp.
 - Động viên những bài viết sáng tạo, hành văn lưu loát,trong sáng.
 - Điểm trừ:
 + Sai từ 3 đến 4 lỗi chính tả, từ 2 đến 3 lỗi diễn đạt: trừ 0,5 điểm
 + Sai từ 5 lỗi chính tả , 4 lỗi diễn đạt trở lên : trừ 1,0 điểm
Điểm toàn bài để lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8-PGD.doc