Phòng GD&ĐT hoằng hoá đề giao lƯU cá nhân lớp 5 Năm học 2017 - 2018 Môn TIếNG VIệT - Thời gian làm bài: 40 phút Bài Đề bài Điểm 1 Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào viết đúng chính tả? A. Lép Tôn – xtôi. B. Lép Tôn xtôi. . C. Lép tôn – xtôi. D . Lép Tôn – Xtôi. 2 Từ “ trong ” ở cụm từ “ phất phới trong gió ” và Từ “ trong ” ở cụm từ “ nắng đẹp trời trong ” có quan hệ với nhau như thế nào? Đó là một từ nhiều nghĩa. Đó là hai từ đồng nghĩa. Đó là hai từ đồng âm. Đó là hai từ trái nghĩa. 3 Câu ghép nào biểu thị quan hệ tương phản trong các câu sau đây? A.Nếu trời rét thì con phải mặc áo ấm. B. Tuy Hoàng không đượ khỏe nhưng Hoàng vẫn đi học. C. Do được dạy dỗ nên em bé rất ngoan. D. Chúng em chăm học nên cô giáo rất mực thương yêu. 4 Trong các nhóm từ đồng nghĩa sau, nhóm từ nào có sắc thái coi trọng? A.Con nít, trẻ thơ, nhi đồng. B.Trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng. C.Thiếu nhi, nhóc con, thiếu niên. D.Con nít, thiếu nhi, nhi đồng. 5 Câu nào dưới đây là câu ghép? Lưng con cào cào và đôi cánh mỏng manh của nó màu tía, nom thật đẹp. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa bắt đầu khép miệng, kết trái. Sóng nhè nhẹ liếm vào bãi cát, bọt tung trắng xóa. Vì những điều đã hứa với cô giáo, nó quyết tâm học thật giỏi. 6 Dòng nào dưới đây là vị ngữ của câu:“ Những chú voi về đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào khán khán giả. ” A.đều ghìm đà, huơ vòi chào khán khán giả B. ghìm đà, huơ vòi chào khán khán giả C. huơ vòi chào khán khán giả D.về đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào khán khán giả 7 Câu : “ Lan cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu ” có mấy động từ? 4 động từ. 3 động từ. 2 động từ. D. 1 động từ. 8 Nhóm từ nào dưới đây không phải là nhóm các từ láy? Mơ màng, mát mẻ, mũm mĩm. Mồ mả, máu mủ , mơ mộng. Mờ mịt, may mắn, mênh mông. Cả A,B,C đều đúng. 9 Xét các câu: Bà em mua hai con mực. Mực nước đã lên cao. Trình độ văn chương của anh ấy cũng có mực. “ mực ” trong câu 1 và 2 là các từ nhiều nghĩa. “ mực ” trong câu 2 và 3 là các từ nhiều nghĩa. “ mực ” trong câu 1 và 2 là các từ đồng âm. Cả B và C đều đúng. 10 Chủ ngữ của câu: “ Lom khom dưới núi tiều vài chú. ” Lom khom vài chú tiều vài chú Đáp án khác. Bài 11. Trong bài “ Ngày khai trường ” nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi có viết: “ Nhìn các thầy các cô Ai cũng như trẻ lại Sân trường vàng nắng mới Lá cờ bay như reo.” Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ? Tác giả đã sử dụng biện pháp gì trong đoạn thơ? Qua đó giúp em cảm nhận được điều gì? HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TRẮC NGHIỆM: (15 điểm) Mỗi cõu 1,5 điểm. Bài Đáp án Bài Đáp án 1 A 6 A 2 C 7 B 3 B 8 B 4 B 9 D 5 C 10 C II. PHẦN TỰ LUẬN: (5điểm) HS viết được đoạn văn ngắn, nờu được cỏc ý sau: Chỉ ra được hình ảnh đẹp (2 điểm): - nắng vàng, cờ đỏ, các thầy, các cô ( Mỗi hình ảnh đẹp cho 0,5 điểm) Nêu được biện pháp nhân hóa và so sánh: 1,5 điểm Nhân hóa: Lá cờ bay như reo ( 0,75 điểm). So sánh: Ai cũng như trẻ lại ( 0,75 điểm). Các em cảm nhận được ngày khai trường như một ngày hội. HS liờn kết cỏc ý thành đoạn văn ngắn trụi chảy, dựng từ, chấm cõu đỳng.(1,5 điểm). Phần thi tiếp sức đồng đội Khoanh vào câu trả lời đúng: Câu1: Câu “ Giêng hai rét cứa như dao Nghe tiếng ào mào . ống gậy ra . ông . ” Thứ tự cần điền vào chỗ chấm là: 2 âm tr, 1 âm ch. 2 âm ch, 1 âm tr. 1 âm tr, 2 âm ch. Câu2: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây ca ngợi phẩm chất bên trong của con người: Đẹp như tiên. Cái nết đánh chết cái đẹp. Đẹp như tranh vẽ. Cả A, B, C đều đúng. Đáp án Câu1: Khoanh vào B Câu2: Khoanh vào A
Tài liệu đính kèm: