Đề Đọc hiểu học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo)

docx 8 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 25/06/2022 Lượt xem 1768Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề Đọc hiểu học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Đọc hiểu học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo)
Bài số 1
Họ và tên:.
Lớp:.
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Đồ đạc trong nhà
(Trích)
Em yêu đồ đạc trong nhà
Cùng em trò chuyện như là bạn thân.
Cái bàn kể chuyện rừng xanh
Quạt nan mang đến gió lành trời xa.
Đồng hồ giọng nói thiết tha
Nhắc em ngày tháng thường là trôi mau.
Ngọn đèn sáng giữa trời khuya
Như ngôi sao nhỏ gọi về niềm vui.
Tủ sách im lặng thế thôi
Kể bao chuyện lạ trên đời cho em.
Phan Thị Thanh Nhàn
Câu 1: Ngọn đèn và tủ sách mang đến cho em điều gì thú vị?
Câu 2: Vì sao bạn nhỏ xem đồ đạc trong nhà là bạn thân?
II. Đọc – hiểu
NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG
Khi cơn mưa vừa dứt, hai anh em Bi và Bống chợt thấy cầu vồng.
- Cầu vồng kìa! Em nhìn xem. Đẹp quá! Bi chỉ lên bầu trời và nói tiếp:
- Anh nghe nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng đấy. Bống hưởng ứng:
- Lát nữa, mình sẽ đi lấy về nhé! Có vàng rồi, em sẽ mua nhiều búp bê và quần áo đẹp.
- Còn anh sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô.
Bỗng nhiên, cầu vồng biến mất. Bi cười:
- Em ơi! Anh đùa đấy! Ở đấy không có vàng đâu. Bống vui vẻ:
- Thế ạ? Nếu vậy, em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô.
- Còn anh sẽ vẽ tặng em búp bê và quần áo đủ các màu sắc.
Không có bảy hũ vàng dưới chân cầu vồng, hai anh em vẫn cười vui vẻ.
(Theo 108 truyện mẹ kể con nghe)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Khi cơn mưa vừa dứt, Bi và Bống nhìn thấy gì?
A. nước	B. Đá	C. cầu vồng
2. Nếu có bảy hũ vàng Bống sẽ làm gì?
A. mua ngựa hồng và ô tô.
B. mua túi xách, đồng hồ
C. mua búp bê và quần áo đẹp.
3. Nếu có bảy hũ vàng Bi sẽ làm gì?
A. mua ngựa hồng và một cái ô tô.
B. mua túi xách, đồng hồ
C. mua búp bê và quần áo đẹp.
4. Khi không có bảy hũ vàng, hai anh em làm gì?
.
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết: 
II. Tập làm văn: Viết đoạn văn 4- 5 câu tả đồ dùng học tập. Gợi ý:
Đó là đồ vật gì? Đồ vật đó có đặc điểm gì? (Bộ phận, màu sắc, kích thước, ) Tình cảm của em đối với đồ vật đó?
Bài số 2
Họ và tên:.
Lớp:.
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Người nặn tò he
Bác Huấn hàng xóm làm nghề nặn tò he.
Cuối tuần, tôi thường sang nhà bác, ngồi chăm chú nhìn bác nhuộm màu cho từng vắt bột. Bác chắt màu vàng từ củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ những chiếc lá riềng biêng biếc. Khi bột thấm đều màu, bác Huấn khéo léo tạo hình. Thoắt cái, từ những vắt bột, bao nhiêu gà, trâu, lợn, cá ngộ nghĩnh chen chúc trên cái mẹt tròn. Cũng từ đôi bàn tay bác, nụ hồng chúm chím, quả lựu ửng đỏ, trái chuối vàng tươi lần lượt hiện ra. Thỉnh thoảng, bác Huấn nặn riêng cho tôi một chú lính áo vàng, áo đỏ hay vài anh chim bói cá lấp lánh sắc xanh.
Tôi cứ thế mê mẩn ngắm cả thế giới đồ chơi mở ra trước mắt và càng thấy yêu hơn đôi bàn tay của bác hàng xóm thân thương.
Thảo Nguyên
Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của bác Huấn để làm ra những con tò he.
Câu 2: Chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ màu hồng:
Câu 3: Bác Huấn chắt được màu gì từ mỗi loại lá, củ, quả? 
Câu 4: Đọc câu văn nói về tình cảm của bạn nhỏ với bác Huấn.
II. Đọc – hiểu
NẶN ĐỒ CHƠI
Bên thềm gió mát,
Bé nặn đồ chơi.
Mèo nằm vẫy đuôi,
Tròn xoe đôi mắt.
Đây là quả thị,
Đây là quả na,
Quả này phần mẹ,
Quả này phần cha.
Đây chiếc cối nhỏ
Bé nặn thật tròn,
Biếu bà đấy nhé,
Giã trầu thêm ngon.
Đây là thằng chuột
Tặng riêng chú mèo,
Mèo ta thích chí
Vểnh râu “meo meo”!
Ngoài hiên đã nắng,
Bé nặn xong rồi.
Đừng sờ vào đấy,
Bé còn đang phơi.
  Nguyễn Ngọc Ký
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Em bé nặn những gì?
A. quả thị, quả na.                             C. con chuột
B. chiếc cối                                        D. Cả A,B,C
2. Bé nặn đồ chơi tặng cho những ai?
A. bà và bố
B. bà , mẹ và bố
C. bố và mẹ
3. Bé nặn cho chú mèo cái gì?
A. cá                              B. chuột                                   C. kẹo
4. Việc bé nặn đồ chơi tặng mọi người nói lên điều gì?
	B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết: 
II. Tập làm văn: Viết đoạn văn 4- 5 câu tả đồ vật trong nhà. Gợi ý:
Đó là đồ vật gì? Đồ vật đó có đặc điểm gì? (Bộ phận, màu sắc, kích thước, ) Tình cảm của em đối với đồ vật đó?
Bài số 3
Họ và tên:.
Lớp:.
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Khi trang sách mở ra
(Trích)
Khi trang sách mở ra
Khoảng trời xa xích lại.
Bắt đầu là cỏ dại
Thứ đến là cánh chim
Sau nữa là trẻ con
Cuối cùng là người lớn.
Trong trang sách có biển
Em thấy những cánh buồm
Trong trang sách có rừng
Với bao nhiêu là gió.
Trang sách còn có lửa
Mà giấy chẳng cháy đâu
Trang sách có ao sâu
Mà giấy không hề ướt.
Trang sách không nói được
Sao em nghe điều gì
Dạt dào như sóng vỗ
Một chân trời đang đi.
Nguyễn Nhật Ánh
Câu 1: Mỗi sự vật dưới đây có ở khổ thơ nào?
Lửa, ao sâu
Biển, thuyền buồm
Cỏ, chim
Câu 2: Theo em, bạn nhỏ có thể nghe được những gì từ sách?
Câu 3: Nhà thơ muốn nói với các bạn nhỏ điều gì?
II.Đọc hiểu
. Đọc hiểu (6 điểm): Hãy đọc thầm bài văn sau:
Cò và Vạc
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.
Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.
Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.
Truyện cổ Việt Nam
3. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Cò là một học sinh như thế nào?
A. Yêu trường, yêu lớp
B. Chăm làm
C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ
D. Lười học
Câu 2. Vạc có điểm gì khác Cò?
A. Học kém nhất lớp
B. Không chịu học hành
C. Hay đi chơi
D. Học chăm nhất lớp
Câu 3. Cò chăm học như thế nào?
A. Lúc nào cũng đi chơi.
B. Lúc nào cũng đi bắt ốc
C. Sau những buổi mò tôm, bắt ốc lại giở sách ra học.
D. Suốt ngày chỉ rúc cánh trong đầu mà ngủ.
Câu 4. Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn?
A. Vì lười biếng
B. Vì không muốn học
C. Vì xấu hổ
D. Vì ban đêm kiếm được nhiều cá hơn
Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì?
Câu 6. Viết 3 từ chỉ đặc điểm:
Yêu mến, 
Câu 7. Câu Cò ngoan ngoãn được cấu tạo theo mẫu nào trong các mẫu dưới đây?
A. Mẫu 1: Ai là gì?
B. Mẫu 2: Ai làm gì?
C. Mẫu 3: Ai thế nào?
D. Không thuộc mẫu nào trong 3 mẫu nói trên.
Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau:
Cò đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc. 
Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
Chị giảng giải cho em:
- Sông ....hồ rất cần cho cuộc sống con người.... Em có biết nếu không có sông.... hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không........
Em nhanh nhảu trả lời:
- Em biết rồi ........Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị.........

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_doc_hieu_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_2_chan_troi_sang_tao.docx