PHẦN MỘT: CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT I. SẢN XUẤT CỦA CẢI VẬT CHẤT 1. Thế nào là sản xuất của cải vật chất? - Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người. 2. Vai trò của sản xuất của cải vật chất a. Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội - Con người luôn cần ăn, mặc, ở, đi lại, vì vậy cần sản xuất để đáp ứng các nhu cầu đó. - Xã hội sẽ không tồn tại nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất. b. Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội - Là tiền đề, là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội. - Giúp con người ngày càng hoàn thiện và phát triển toàn diện. II. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 1. Sức lao động a. Khái niệm sức lao động - Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất. - Sức lao động là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dung sức lao động trong hiện thực. b. Khái niệm lao động - Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. 2. Đối tượng lao động a. Khái niệm - Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người. b. Phân loại - Đối tượng lao động có hai loại: + Loại có sẵn trong tự nhiên, khai thác là dùng được à Đối tượng của ngành công nghiệp khai thác (đất, tôm cá,). + Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến gọi là nguyên liệu à đối tượng của các ngành công nghiệp chế biến (sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy,). - Đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú, con người ngày càng tạo ra nhiều nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng, tác dụng theo ý muốn. 3. Tư liệu lao động a. Khái niệm - Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người. b. Phân loại - Tư liệu lao động chia làm ba loại: + Công cụ lao động à Yếu tố quan trọng nhất, “là căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế”. + Hệ thống bình chứa. + Kết cấu hạ tần à Phải đi trước một bước so với sản xuất trực tiếp. - Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành tư liệu sản xuất. Quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất. - Sức lao động với tính sáng tạo, giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất. Trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là sự phản ánh sức lao động sáng tạo của con người. 4. Trách nhiệm của công dân - Thường xuyên rèn luyện, học tập để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. III. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI 1. Phát triển kinh tế a. Phát triển kinh tế * Khái niệm - Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và ông bằng xã hội. * Nội dung: - Phát triển kinh tế gồm ba nội dung: + Sự tăng trưởng kinh tế: Sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kì nhất định. + Quy mô tăng trưởng kinh tế. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế. b. Cơ sở của tăng trưởng kinh tế - Cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. 2. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình, xã hội a. Đối với cá nhân - Giúp có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện bản thân. b. Đối với gia đình - Là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình. c. Đối với xã hội - Tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng, giảm bớt tình trạng đói nghèo - Giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội. - Là tiền đề vật chất để: + Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, + Đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. - Tạo điều kiện củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tang hiệu lực quản lí của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. - Là điều kiện tên quyết để: + Khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới. + Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa. B. TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ Câu 1. Sản xuất của cải vật chất là quá trình: A. Tạo ra của cải vật chất. B. Sản xuất xã hội. C. Con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. D. Tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất. Câu 2. Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là: A. Cơ sở tồn tại của xã hội. B. Tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần. C. Giúp con người có việc làm. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 3. Sản xuất của cải vật chất có vai trò quyết định: A. Mọi hoạt động của xã hội. B. Số lượng hang hóa trong xã hội C. Thu nhập của người lao động. D. Việc làm của người lao động. Câu 4. Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất? A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. B. Công cụ lao động. C. Hệ thống bình chứa của sản xuất. D. Cơ sở vật chất. Câu 5. Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất? A. Đối tượng lao động. B. Sức lao động. C. Tư liệu lao động. D. Máy móc hiện đại. Câu 6. Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây? A. Sức lao động, đối tượng lao động và lao động. B. Con người, lao động và máy móc. C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Câu 7. Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành Công nghiệp khai thác? A. Máy cày. B. Than. C. Sân bay. D. Nhà xưởng. Câu 8. “Con trâu đi trước, cái cày theo sau” là nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động? A. Đối tượng lao động. B. Tư liệu lao động. C. Sức lao động. D. Nguyên liệu lao động. Câu 9. Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong nghành May mặc? A. Máy may. B. Vải. C. Thợ may. D. Chỉ. Câu 10. Yếu tố nào dưới đây là đối tượng lao động trong nghành Xây dựng? A. Xi măng. B. Thợ xây. C. Cái bay. D. Giàn giáo. Câu 11. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 đạt tốc độ tăng trưởng 7,02%. Sự phát triển kinh tế này có ý nghĩa nào sau đây đối với cá nhân? A. Tạo điều kiện cho mọi người có việc là và thu nhập. B. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc. C. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. D. Thực hiện dân giàu, nước mạnh. Câu 12. Một quốc gia không giàu có về tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn có thể trở thành một cường quốc kinh tế thế giới nếu có yếu tố nào dưới đây? A. Sức lao động chất lượng cao. B. Vị trí địa lí thuận lợi. C. Dân số đông và cơ cấu hợp lí. D. Đường lối lãnh đạo phù hợp. Câu 13. Công ty Sam Sung mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu nên doanh thu ngày càng tăng, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Việc làm của công ty Sam Sung là thể hiện: A. ý nghĩa của phát triển kinh tế. B. vai trò của sản xuất của cải vật chất. C. các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. D. khái niệm sản xuất của cải vật chất. Câu 14. Trong bài thơ “Bài ca vỡ đất” nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: “Bàn tay làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Theo anh (chị) “sỏi đá” mà nhà thơ nhắc đến là yếu tố nào sau đây? A. Đối tượng lao động. B. Công cụ lao động. C. Sản phẩm lao động. D. Tư liệu lao động. Câu 15. Có ý kiến cho rằng: “Cây gỗ là tư liệu lao động của người thợ chống lò trong hầm mỏ nhưng là đối tượng lao động của người thợ mộc”. Anh (chị) sẽ sử dụng căn cứ nào dưới đây để giải thích cho ý kiến đó? A. Đặc tính cơ bản của cây gỗ gắn với chức năng của nó trong sản xuất. B. Mục đích sử dụng cây gỗ gắn với chức năng mà nó đảm nhận trong sản xuất. C. Thuộc tính cơ bản gắn với mục đích sử dụng của cây gỗ trong sản xuất. D. Chức năng cây gỗ đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản của nó trong sản xuất. Câu 16. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành hóa dầu ở Liên Xô, anh H muốn trở về Việt Nam công tác nhưng cha mẹ H không đồng ý vì cho rằng làm việc ở nước ngoài lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, có nhiều cơ hội để phát triển. Nếu là H anh (chị) chọn cách nào dưới đây để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc phát triển kinh tế đất nước? A. Tỏ thái độ không đồng tình bằng việc không liên lạc với cha mẹ. B. Thực hiện theo mong muốn của cha, mẹ và không trở về nước. C. Tìm cách thuyết phục cha mẹ đồng ý cho mình về nước làm việc. D. Không quan tâm đến ý kiến của cha mẹ và bí mật về nước làm việc. Câu 17. Doanh nghiệp H kinh doanh mở rộng qui mô sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, giảm tỉ lệ người thất. Việc làm của doanh nghiệp H thể hiện ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với: A. gia đình. B. xã hội. C. tập thể. D. cộng đồng. Câu 18. M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ ở nhà ăn bám bố mẹ. Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Phát huy truyền thống văn hóa. B. Giữ gìn truyền thống gia đình. C. Củng cố an ninh quốc phòng. D. Phát triển kinh tế. Câu 19. Hoạt động nào sau đây được coi là lao động? A. Anh B đang xây nhà. B. Ong đang xây tổ. C. M đang nghe nhạc. D. Chim tha mồi về tổ. BÀI 2: HÀNG HÓA – THỊ TRƯỜNG – TIỀN TỆ A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT I. HÀNG HÓA 1. Hàng hóa là gì? a. Khái niệm - Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán. b. Ba điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa - Do lao động tạo ra. - Có công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. - Trước khi đi vào tiêu dung phải thông qua mua – bán. c. Bản chất - Hàng hóa là phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở dạng vật thể hoặc phi vật thể. 2. Hai thuộc tính của hàng hóa a. Giá trị sử dụng của hàng hóa - Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của vật chất có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. - Cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, giá trị sử dụng của một hàng hóa được phát hiện ra ngày càng phong phú và đa dạng. - Để bán được trên thị trường, người sản xuất luôn tìm cách làm cho hàng hóa của mình có chất lượng cao và có nhiều công dụng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. - Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn. b. Giá trị hàng hóa - Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó à Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. - Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó. II. TIỀN TỆ 1. Nguồn gốc của tiền tệ - Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị. 2. Các chức năng của tiền tệ a. Các chức năng * Thước đo giá trị: - Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả). - Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: + Giá trị hàng hóa. + Giá trị của tiền tệ. + Quan hệ cung – cầu hàng hóa. * Phương tiện lưu thông: - Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: Hàng – tiền – hàng. - Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần. * Phương tiện cất trữ: - Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng. - Tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải. * Phương tiện thanh toán: - Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế). - Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng khiến người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. * Tiền tệ thế giới: - Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác. - Việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác tiến hành theo tỉ giá hối đoái. b. Nhận xét - Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. - Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. III. THỊ TRƯỜNG 1. Thị trường là gì? a. Khái niệm - Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ. b. Các nhân tố cơ bản của thị trường - Hàng hóa. - Tiền tệ. - Người mua. - Người bán. à Từ đó hình thành các quan hệ: + Hàng hóa – tiền tệ. + Mua – bán. + Cung – cầu. + Giá cả hàng hóa. 2. Các chức năng cơ bản của thị trường a. Các chức năng * Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa: - Những hàng hóa nào thích hợp với nhu cầu, thị hiếu của xã hội thì bán được. * Chức năng thông tin: - Là căn cứ quan trọng để người bán đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất. * Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng: - Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. b. Nhận xét - Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và Nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định. B. TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ Câu 1. Giá trị của hàng hóa là: A. Lao động của từng người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. B. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. C. Chi phí làm ra hàng hóa. D. Sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Câu 2. Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi: A. Người sản xuất cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu nhu cầu của người tiêu dùng. B. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán. C. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được. D. Người sản xuất cung ứng được hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng. Câu 3. Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa? A. Điện. B. Nước máy. C. Không khí. D. Rau trồng để bán. Câu 4. Giá trị sử dụng của hàng hóa là: A. Công dụng của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. B. Sản phẩm thỏa mãn như cầu nào đó của con người. C. Cơ sở của giá trị trao đổi. D. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Câu 5. Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có: A. Giá trị khác nhau. B. Giá cả khác nhau. C. Giá trị sử dụng khác nhau. D. Số lượng khác nhau. Câu 6. Hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì: A. Chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng. B. Chúng đều có giá trị sử dụng khác nhau. C. Chúng có giá trị bằng nhau. D. Chúng đều là sản phẩm của lao động. Câu 7. Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là: A. Quan hệ giữa người bán và người mua. B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. C. Giá trị của hàng hóa. D. Tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận. Câu 8. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua: A. Giá trị trao đổi. B. Giá trị sử dụng. C. Chi phí sản xuất. D. Hao phí lao động. Câu 9. Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình: A. Lao động sản xuất hàng hóa vì cuộc sống của con người. B. Phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị. C. Phát triển nhanh chóng nền sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của con người. D. Trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị. Câu 10. Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức năng gì dưới đây? A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán. Câu 11. Một sản phẩm trở thành hàng hóa cần có mấy điều kiện? A. Hai điều kiện. B. Bốn điều kiện. C. Ba điều kiện. D. Một điều kiện. Câu 12. Hàng hóa có hai thuộc tính là: A. Giá trị và giá cả. B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. C. Giá cả và giá trị sử dụng. D. Giá trị và giá trị sử dụng. Câu 13. Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi: A. Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa. B. Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. C. Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch. D. Tiền dùng để cất trữ. Câu 14. Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng? A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán. Câu 15. Tiền tệ có mấy chức năng? A. Hai chức năng. B. Ba chức năng. C. Bốn chức năng. D. Năm chức năng. Câu 16. An nhận được học bổng với số tiền năm triệu đồng. An muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ thì An cần làm theo cách nào dưới đây? A. An đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ. B. An mua vàng cất đi. C. An gửi số tiền đó vào ngân hàng. D. An bỏ số tiền đó vào lợn đất. Câu 17. Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mùa hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây? A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán. Câu 18. Bà A bán thóc được 2 triệu đồng. Bà A dùng tiền đó mua một chiếc xe đạp. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây? A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán. Câu 19. Tiền làm chức năng phương tiện cất trữ trong trường hợp nào dưới đây? A. Gửi tiền vào ngân hàng. B. Mua vàng cất vào két. C. Mua xe ô tô. D. Mua đôla Mĩ. Câu 20. Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định: A. Chất lượng và số lượng hàng hóa. B. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. C. Giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa. D. Giá cả và số lượng hàng hóa. Câu 21. Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán? A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa. B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận. C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận. D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận. Câu 22. Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây? A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán. B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa. C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán. D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả. Câu 23. Thông tin của thị trường giúp người mua: A. Biết được giá cả hàng hóa trên thị trường. B. Mua được hàng hóa mình cần. C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hóa. D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất. BÀI 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT I. NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ - Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. 2. Biểu hiện trong sản xuất và lưu thông hàng hóa a. Trong sản xuất - Người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết: + Lao động cá biệt = Lao động xã hội cần thiết à Có lợi nhuận. + Lao động cá biệt < Lao động xã hội cần thiết à Có lợi nhuận cao. + Lao động cá biệt > Lao động xã hội cần thiết à Thua lỗ. b. Trong lưu thông - Việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá. c. Trên thị trường - Bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục giá trị hàng hóa hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết. d. Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội - Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. - Nếu vi phạm quy luật giá trị, nền kinh tế sẽ mất cân đối và rối loạn, nếu Nhà nước hoặc người sản xuất không có dự trữ hoặc không được điều chỉnh kịp thời. II. TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa - Là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không lãi sang nơi lãi nhiều thông qua biến động của giá cả trên thị trường. b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên - Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay ngề của người lao động, hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa và làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao. c. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa - Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người là khác nhau. - Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kĩ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết à Giàu lên à Tiếp tục mở rộng sản xuất. - Những người không có điều kiện sản xuất thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất kém, gặp rủi ro nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản à Nghèo khó. 3. Vận dụng quy luật giá trị a. Về phía Nhà nước - Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Ban hành chính sách, pháp luật để điều tiết thị trường, phát huy mặt tích cực và hạn chế phân hóa giàu nghèo và những mặt tiêu cực khác, thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. b. Về phía công dân - Phấn đấu giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận. - Kịp thời điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. - Đổi mới kĩ thuật – công nghệ, hợp lí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động tăng lên. B. TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ Câu 1. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa. B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa. Câu 2. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho: A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. C. Lao động cá biệt nhỏ hơn lao động xã hội cần thiết. D. Lao động cá biết ít hơn lao động xã hội cần thiết. Câu 3. Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây? A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. C. Thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. D. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 4. Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây? A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. B. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa. C. Nền sản xuất hàng hóa. D. Mọi nền sản xuất. Câu 5. Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng: A. Tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa. B. Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. C. Tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. D. Tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa. Câu 6. Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục: A. Giá trị trao đổi. B. Giá trị hàng hóa. C. Giá trị sử dụng của hàng hóa. D. Thời gian lao động cá biệt. Câu 7. Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa? A. Cung – cầu, cạnh tranh. B. Nhu cầu của người tiêu dùng. C. Khả năng của người sản xuất. D. Số lượng hàng hóa trên thị trường. Câu 8. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây? A. Giá cả thị trường. B. Số lượng hoàng hóa trên thị trường. C. Nhu cầu của người tiêu dùng. D. Nhu cầu của người sản xuất. Câu 9. Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là: A. Người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa. B. Người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ. C. Người sản xuất ngày càng giàu có. D. Kích thích lực lượng sản xuất, năng suất lao động tăng. Câu 10. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị? A. Phân biệt giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa. B. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống. C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên. D. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng. Câu 11. Giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi, năng suất lao động tăng làm cho: A. Lượng giá trị của hàng hóa tăng và lợi nhuận tăng. B. Lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận giảm. C. Lượng giá trị của một hàng hóa tăng và lợi nhuận giảm. D. Lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận tăng. Câu 12. Điều tiết sản xuất là: A. Phân phối lại chi phí sản xuất giữa ngành này với ngành khác. B. Sự phân phối lại các yếu tố của quá trình sản xuất từ ngành này sang ngành khác. C. Điều chỉnh lại số lượng hàng hóa giữa ngành này với ngành khác. D. Điều chỉnh lại số lượng và chất lượng hàng hóa giữa các ngành. Câu 13. Nhà nước đã vận dụng quy luật giá trị như thế nào vào nước ta? A. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. B. Xóa bỏ mô hình kinh tế cũ. C. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. D. Để mọi cá nhân tự do sản xuất bất cứ mặt hàng nào. Câu 14. Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh A đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa. D. Tạo năng suất lao động cao hơn. Câu 15. Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là một giờ, anh B là hai giờ, anh C là ba giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là hai giờ. Trong ba người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị? A. Anh A. B. Anh B. C. Anh C. D. Anh A và anh B. BÀI 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT I. CẠNH TRANH VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CẠNH TRANH 1. Khái niệm cạnh tranh - Cạnh tranh là cụm từ gọi tắt của cạnh tranh kinh tế. - Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. 2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh - Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh. - Người sản xuất, kinh doanh có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. - Cạnh tranh ra đời cùng quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. II. MỤC ĐÍCH CỦA CẠNH TRANH 1. Mục đích của cạnh tranh - Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác. 2. Biểu hiện - Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác. - Giành ưu thế về khoa học và công nghệ. - Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, các mặt đơn hàng. - Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán,... III. TÍNH HAI MẶT CỦA CẠNH TRANH 1. Mặt tích cực của cạnh tranh - Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học – kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên. - Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập quốc tế. Þ Cạnh tranh theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực với cạnh tranh lành mạnh là động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông. b. Mặt hạn chế của cạnh tranh - Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên. - Dùng những thủ đoạn phi pháp, bất lương để giành giật khách hàng và thu lợi nhuận. - Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. Þ Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội, còn mặt hạn chế sẽ được Nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế – xã hội thích hợp. B. TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ Câu 1. Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của: A. Cạnh tranh. B. Thi đua. C. Sản xuất. D. Kinh doanh. Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất phát từ: A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu. B. Sự gia tăng sản xuất hàng hóa. C. Nguồn lao động dồi dào trong xã hội. D. Sự thay đổi cung – cầu. Câu 3. Phương án nào dưới đây lí giải nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh? A. Do nền kinh tế thị trường phát triển. B. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh. C. Do Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phát triển. D. Do quan hệ cung – cầu tác động đến người sản xuất kinh doanh. Câu 4. Tính chất của cạnh tranh là gì? A. Giành giật khách hàng. B. Giành quyền lợi về mình. C. Thu được nhiều lợi nhuận. D. Ganh đua, đấu tranh. Câu 5. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là: A. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác. B. Giành uy tín tuyệt đối cho doanh nghiệp mình. C. Gây ảnh hưởng trong xã hội. D. Phuc vụ lợi ích xã hội. Câu 6. Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây? A. Quy luật cung – cầu. B. Quy luật cạnh tranh. C. Quy luật lưu thông tiền tệ. D. Quy luật giá trị. Câu 7. Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh? A. Bảo vệ môi trường tự nhiên. B. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế. C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu 8. Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực thuộc l
Tài liệu đính kèm: