Đề cương ôn thi môn vật lý 8 học kì II - Năm học 2011 - 2012

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1799Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn vật lý 8 học kì II - Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi môn vật lý 8 học kì II - Năm học 2011 - 2012
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN VẬT LÝ 8 
HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2011 - 2012
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
* Chương I. Cơ học
1. Công, Công suất.
	- Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố là : Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển A= F.s 
	- Đối với mặt phẳng nghiêng ta có: P.h= F.s ( Bỏ qua ma sát)
	- Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công, được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
	- Công thức tính công suất: 
	- Đơn vị công suất: Nếu A đo bằng J, t đo bằng s thì = 1J/s (Jun trên giây)
	Đơn vị công suất J/s gọi là oát(W)
	1W = 1J/s;	1kW = 1000W;	1MW = 1000kW = 1000 000W
* Bài tập 1:
Nói công suất của một máy là 1KW, có ý nghĩa gì ?.
LG: Nói công suất của một máy là 1KW = 1000W có nghĩa là: Trong 1s cần cung cấp cho máy một công là 1000 J để máy hoạt động.
* Bài tập 2:
Một tòa nhà cao 8 tầng, mỗi tầng cao 4m. Người ta đưa một vật có khối lượng m= 50kg lên tầng thứ 8. Tính công suất tối thiểu của người đó biết rằng thời gian làm việc là 4 phút.
Bài Giải: 
- Vì tòa nhà 8 tầng và mỗi tầng cao 4m nên ta có : h = 8.4 = 32 (m) 
- Trọng lượng cảu vật là: P= 10.m = 10.50 = 500 (N)
 - Công để đưa vật đó lên cao 32 m là: A = P.h = 500.32 = 16000( J)
Vậy công suất tối thiểu của người đó là: P = A/ t = 16000/ 4.60= 66,67 (W)
 * Bài tập 3:
 Một vật có khối lượng 500g rơi từ độ cao 2m xuống mặt đất .
Lực nào đã thực hiện công cơ học? Tính công của lực này?
Công của trọng lực trong trường hợp một viên bi khối lượng 20g lăn trên sàn nhà là bao nhiêu?
Bài Giải: 
Lực hút của trái đất đã thực hiện công cơ học.
Công của lực hút trái đất A = P.h = 10.m.h 
 = 10.0,5.2 = 10J
+ Trong trường hợp này công cơ học của trọng lực bằng 0
 + Vì vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương trọng lực.	
2. Cơ năng
	- Vật có khả năng thực hiện công cơ học là vật có cơ năng.
	- Các dạng của cơ năng: Thế năng và động năng
	* Thế năng: 
	+ Thế năng hấp dẫn: Cơ năng mà vật có được do có một độ cao nào đó so với vật mốc. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn
	+ Thế năng đàn hồi: Cơ năng mà vật có được khi vật bị biến dạng. Độ biến dạng càng lớn thế năng đàn hồi càng lớn.
	* Động năng: Cơ năng mà vật có được do chuyển động. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.
	- Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.
	- Động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
* Chương II. Nhiệt học.
1. Cấu tạo của các chất
	- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ bé gọi là nguyên tử, phân tử.
	- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
	- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
	- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
	* Giải thích hiện tượng khuếch tán?
* Bài tập ví dụ:
1. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
Trả lời:
- Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
2. Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?
Trả lời:
- Vì các hạt vật chất rất nhỏ nên bằng mắt thường ta không nhìn thấy được khoảng cách giữa chúng
3. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn vào nước lạnh?
Trả lời:
- Vì trong nước nóng các phân tử nước và đường chuyển động nhanh hơn.
4. Tại sao trong nước hồ, ao, sông, suối hay nước biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
Trả lời:
- Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía, trong đó một số chuyển động xuống phía dưới và len vào khoảng cách giữa các phân tử nước nên trong nước có các phân tử khí
5. Bỏ một cục đường phèn vào trong một cốc đựng nước. Đường chìm xuống đáy cốc. Một lúc sau nếm nước ở trên vẫn thấy ngọt. Tại sao?
Trả lời:
- Vì các phân tử nước và các phân tử đường luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên sau một thời gian chúng tự hòa lẫn vào nhau nên ta nếm nước ở trên vẫn thấy ngọt.
2. Nhiệt năng
	- Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
	- Có thể thay đổi nhiệt năng của một vật bằng cách thực hiện công hoặc truyền nhiệt.
	- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng vật nhận thêm hay mất bớt đi. Đơn vị tính nhiệt lượng là Jun(J).
* Bài tập ví dụ:
Bài tập 1: Gạo đang nấu trong nồi và gạo đang xát đều nóng lên. Hỏi về mặt thay đổi nhiệt năng thì có gì giống nhau, khác nhau trong hai hiện tượng trên?
	Trả lời:
- Giống nhau: Nhiệt năng đầu tăng
- Khác nhau: Khi nấu nhiệt năng tăng do truyền nhiệt, khi xát nhiệt năng tăng do thực hiện công.
Bài tập 2 : Một học sinh nói: “Một giọt nước ở nhiệt độ 60oC có nhiệt năng lớn hơn nước trong một cốc nước ở nhiệt độ 30oC”. Theo em bạn đó nói đúng hay sai? Tại sao?
	Trả lời:
	Sai, vì nhiệt năng cảu một vật không những phụ thuộc vào nhiệt độ mà còn phụ thuộc vào số phân tử cấu tạo nên vật đó, nghĩa là còn phụ thuộc khối lượng của vật.
3. Truyền nhiệt
	- Dẫn nhiệt: là hình thức truyền nhiệt trực tiếp từ phần này sang phần khác của cùng một vật hoặc từ vật này sang vật khác.
	- Đối lưu: Hình thức truyền nhiệt nhờ các dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất lỏng và chất khí.
	- Bức xạ nhiệt: Hình thức truyền nhiệt nhờ các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả trong chân không.
* Bài tập ví dụ:
Bài tập 1: Tại sao rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?
	Trả lời:
	Thủy tinh dẫn nhiệt kém nên khi rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra làm cho cốc vỡ. Nếu cốc có thành mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ. Muốn cốc khỏi vỡ, nên tráng cốc bằng một ít nước nóng trước khi rót nước sôi vào.
Bài tập 2: Tại sao về mùa lạnh khi sở vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn cảu gỗ không?
	Trả lời:
	Vì đồng dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào miếng đồng, nhiệt từ cơ thể truyền vào miếng đồng và phân tán trong miếng đồng nhanh nên ta cảm thấy lạnh, còn gỗ dẫn nhiệt kém hơn nên khi sờ vào miếng gỗ ta thấy ít bị lạnh hơn.
Bài tập 3: Một ống nghiệm đựng đầy nước. Hỏi khi đốt nóng ở miệng ống, ở giữa hay ở đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn? Tại sao?
	Trả lời:
	Đun ở đáy ống để tạo ra các dòng đối lưu.
4. Công thức tính nhiệt lượng
	- Nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra được tính theo công thức:
	Ứng với quá trình thu nhiệt: = (t2 – t1)
Ứng với quá trình toả nhiệt: = (t1 – t2)	
(t1: nhiệt độ ban đầu của vật, t2: nhiệu độ sau cùng của vật)
*Nguyên lí truyền nhiệt:
	+ Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
	+ Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
	+ Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
*Bài tập ví dụ:
Bài tập 1: Một chiếc thià bằng nhôm và một chiếc thìa bằng đồng cùng nhúng vào một cốc nước nóng. Nhiệt độ cuối cùng của chúng có bằng nhau không? 
LG: Khi nhúng một chiếc thià bằng nhôm và một chiếc thìa bằng đồng cùng một cốc nước nóng thì nhiệt độ cuối cùng của chúng bằng nhau vì Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
Bài tập 2: TÝnh nhiÖt l­îng cÇn ®Ó ®un s«i 800g n­íc ë trªn mÆt ®Êt tõ nhiÖt ®é 20oC. BiÕt nhiÖt dung riªng cña n­íc lµ 4200J/kg.K
Tóm tắt:
m = 800g= 0.8 kg 
t1 = 200C
t2 = 1000C
c = 4200 J/ kg. k
Q = ?
Lời giải
- Nhiệt lượng cần để đun sôi nước từ 200C đến 1000 C là:
Q = mc(t 2 – t1) = 0,8. 4200 ( 1000 – 200) = 268800 ( J )
 Đ/ S: 268800 ( J )
Bài tập 3: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 250g chứa 1,5 lít nước ở 250 C. Hãy tính nhiệt cần thiết để đun sôi ấm nước ?
Lời giải
- Nhiệt lượng của ấm nhôm thu vào khi ấm nước sôi là:
 	Q1 = m1c1(t2 – t1) = 0,25. 880( 1000- 250) = 16500 ( J)
- Nhiệt lượng của nước thu vào khi ấm nước sôi là: 
 	Q2 = m2c2(t - t2) = 1,5.4200. ( 1000- 250)= 472500 (J)
 - Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là: 
 Q = Q1 + Q2 = 16500 + 472500= 489000 ( J)
Tóm tắt:
m1 = 250g = 0,25 kg 
t1 = 250C
c1 = 880J/ kg. K
 V = 1,5 lít =>m2= 1,5 Kg
t2 = 1000C
c2 = 4200 J/ kg. k
Q = ?
Bài tập 4: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15kg được đun nóng tới 100oC vào một cốc nước ở 20oC. Sau một thời gian, nhiệt độ cuả quả cầu và của nước đều bằng 25oC. Tính khối lượng nước, coi chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau.
Lời giải
- Nhiệt lượng của quả cầu nhôm toả ra để nước hạ nhiệt độ từ 1000C - 250C:
Q1 = m1c1(t1 - t) 
- Nhiệt lượng của nước thu vào để tăng từ 200C - 250C:
Q2 = m2c2(t - t2) 
- Nhiệt lượng của quả nhôm toả ra đúng bằng nhiệt lượng nước thu vào: 
Q toả ra = Q thu vào 
Hay: m2c2(t - t2) = m1c1(t1 - t) 
 m2 = = 0,47 (kg)
	Tóm tắt:
Cho biết:
m1 = 0.15 kg 
t1 = 1000C
c1 = 880J/ kg. K
t2 = 200C
c2 = 4200 J/ kg. k
t = 250C
m2 = ?
 Câu 11. ( 2,5đ ) Người ta thả một quả cầu nhôm khối lượng 200g đã được nung nóng tới 1000c vào một cốc nước ở 200c. Sau một thời gian, nhiệt độ của nước tăng đến 270C. 
 a) Nhiệt độ của miếng nhôm ngay khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
 b) Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.k
 c) Tính khối lượng nước trong cốc. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k
Tóm tắt 
 m1= 200g 	a)Nhiệt độ của miếng nhôm ngay khi có cân bằng nhiệt là t = 270c.
 t1=1000c 	 b)Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra.
 t2 = 200c 
 t=270 Q1= m1C1( t1 –t) =0,2.880.(100-27) =12848J
 C1=880J/kg.k
 C2=4200J/kg.k 
 a) t = ?.
 b)Q1= ?
 c) m2= ? c) Nhiệt lượng do nước thu vào để tăng nhiệt độ đến 270c 
 Q2 = m2C2 (t-t2) = m2.4200.(27-20)=29400m2
 Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có :
 Q1=Q2 => 12848= 29400m2 
 m2 =
 Vậy khối lượng của nước là 0,44kg. 

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong ki 2 LI 8.doc