Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Lớp 6 (Cánh diều)

Cho đoạn văn sau:

 

“ Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành động bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruông đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước ".

 

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

Câu 2 (0,5 điểm). Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 3 (1 điểm). Các từ in đậm trong đoạn trích thuộc kiểu cấu tạo từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ ấy trong đoạn trích?

Câu 4 (1 điểm). Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?

Câu 5 (2 điểm). Viết đoạn văn 10 câu trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay. Đoạn văn có sử dụng 1 từ láy (gạch chân, chú thích từ láy).

docx 9 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 02/06/2024 Lượt xem 238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Lớp 6 (Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Lớp 6 (Cánh diều)
TÊN TUỔI..
PHẦN I (5 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“ Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành động bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruông đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước ".
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 3 (1 điểm). Các từ in đậm trong đoạn trích thuộc kiểu cấu tạo từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ ấy trong đoạn trích? 
Câu 4 (1 điểm). Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?
Câu 5 (2 điểm). Viết đoạn văn 10 câu trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay. Đoạn văn có sử dụng 1 từ láy (gạch chân, chú thích từ láy).
PHẦN II (5 điểm)
 Em hãy kể một câu chuyện cổ tích hoặc truyền thyết đã được học trong chương trình ngữ văn 6 bằng lời văn của em.
GỢI Ý VIẾT VĂN
-Hình thức: 
 + Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. 
+ Xác định đúng vấn đề tự sự ( truyện cổ tích, hoặc truyền thuyết đã học).
-Nội dung:
+ Mở bài giới thiệu về truyện kể.
+Thân bài kể lại truyện cổ tích hoặc truyền thuyết bằng lời văn của mình
+Kể lại một truyện theo một trình tự hợp lí:
 Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật (chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ? Có những nhân vật nào?
 Kể lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện theo cốt chuyện đã học. (Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết,và có thể sử dụng cả văn đối thoại để làm câu chuyện thêm phần sinh động).
+ Kết bài khái quát được nội dung ý nghĩa truyện kể (Câu chuyện kết thúc ra sao? Có chiều hướng tốt hay xấu? Gợi cho em cảm giác gì? Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?)
PHẦN I (điểm).
1.Văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh.
2. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả.
3. -Từ láy
 - Việc sử dụng các từ láy đó trong đoạn văn giúp cho việc miêu tả trận đánh quyết liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trở nên sinh động hơn.
4. Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên bằng trí tưởng tượng phong phú. 
5. Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay:
* Hình thức:
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 
Đủ số câu quy định, có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
Đoạn văn có sử dụng từ láy, chỉ ra từ láy, gạch chân, chú thích.
- Nêu được vấn đề:
+ Các câu thân đoạn triển khai được vấn đề.
+ Câu kết đoạn chốt được vấn đề.
* Nội dung:
 Trình bày được những thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra:
- Thiên tai lũ lụt gây ra rất nhiều thiệt hại cho đời sống của người dân.
+ Gây thiệt hại về tính mạng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
+ Tàn phá nhà cửa ruộng vườn gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
- Cần bảo vệ môi trường để hạn chế tác hại của thiên tai lũ lụt.
PHẦN II (5 điểm)
-Hình thức: 
 + Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. 
+ Xác định đúng vấn đề tự sự ( truyện cổ tích, hoặc truyền thuyết đã học).
-Nội dung:
+ Mở bài giới thiệu về truyện kể.
+Thân bài kể lại truyện cổ tích hoặc truyền thuyết bằng lời văn của mình
+Kể lại một truyện theo một trình tự hợp lí:
 Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật (chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ? Có những nhân vật nào?
 Kể lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện theo cốt chuyện đã học. (Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết,và có thể sử dụng cả văn đối thoại để làm câu chuyện thêm phần sinh động).
+ Kết bài khái quát được nội dung ý nghĩa truyện kể (Câu chuyện kết thúc ra sao? Có chiều hướng tốt hay xấu? Gợi cho em cảm giác gì? Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?)
Câu 1. Trong các truyện sau truyện nào là truyện cổ tích?
A. Em bé thông minh B. Bánh chưng, bánh giầy
C. Sự tích Hồ Gươm D. Con Giồng cháu tiên
Câu 2. Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười?
A. Hả hê B. Héo mòn C. Khanh khách D. Vui cười
Câu 3. Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn?
A. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.
B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng.
C. Giữa sân trường, chúng em chơi nô đùa.
D. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.
Câu 4. Truyền truyền thuyết là ?
A. Là thể loại truyện dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.
B. Là truyện có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này mang đặc điểm vốn có của loài vật hoặc đồ vật.
C. Là truyện dân gian kể về sự tích các loài vật, đồ vật..
D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.
Câu 5. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết?
A. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ.
B. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
C. Là nhân vật bất hạnh. D. Là những người thông minh.
Câu 6. Ý nào sau đây không nói về định hướng khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích?
A. Viết y nguyên câu chữ trong truyện. B. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.
C. Thêm các yếu tố miên tả. D. Thêm một vài chi tiết.
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1  Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”.
GỢI Ý
Nghĩa quân Lam Sơn tiến nhanh về phía quân địch, tiêu diệt hết lớp này đến lớp khác, khiến cho chúng chết như rạ
Câu 2  Hãy viết đoạn văn nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên.
GỢI Ý
Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm, là tượng đài vĩnh cửu cho tinh thần yêu nước chiến đấu của nhân dân ta. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc. Chiến công của Gióng đã để lại cho quê hương, xứ sở nhiều chứng tích địa danh, sản vật...Tất cả những chứng tích ấy là minh chứng cho những công lao chiến thắng ngoại xâm của Gióng, khiến cho Gióng trở thành tượng đài vĩnh cửu bất diệt.
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Đọc Ngữ liệu sau:
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.
Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đổi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
Câu 1. Xác định thể loại của Ngữ liệu trên.
A. Truyền thuyết B. Truyện cổ tích C. Lục bát D. Tự sự
Câu 2. Trạng ngữ trong câu sau có tác dụng gì?
Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.
A. Xác định thời gian B. Xác định nơi chốn
C. Xác định nguyên nhân D. Xác định mục đích
Câu 3. Nhân vật chính của Ngữ liệu trên là
A. Sơn Tinh B. Thủy Tinh C. Sơn Tinh, Thủy Tinh D. vua
Câu 4. Trong Ngữ liệu có mấy từ láy?
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
Câu 5. Các từ sính lễ, cơm nếp là từ phức. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 6. Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh tượng trưng cho hiện tượng gì trong cuộc sống?
A. Thủy Tinh ghen tuông B. Sơn Tinh ghen tuông
C. Thủy Tinh phô diễn tài năng D. Hiện tượng lũ lụt
Câu 7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: nôn nóng, bản lĩnh.
Sơn Tinh rất .
Câu 8. Yếu tố kì ảo trong Ngữ liệu là
A. Thủy Tinh có thể hô mưa gọi gió, làm thành dông bão.
B. Sơn Tinh có thể bốc từng quả đồi, dời tững dãy núi, dựng thành lũy đất
C. Sơn Tinh đem đủ sính lễ. D. Tất cả đều đúng
Câu 9. Qua ngữ liệu, em hãy nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản.
.
Câu 10. Từ việc đọc hiểu Ngữ liệu, em cần làm gì để hạn chế thiên tai, lũ lụt?
II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích. ( XEM LẠI CÁC TÀI LIỆU ĐÃ ÔN)
9
 Tác dụng của yếu tố kì ảo:
- Làm cho câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn
- Thể hiện tài năng, sức mạnh của nhân vật

0,5
0,5
10
Việc làm của bản thân để hạn chế thiên tai, lũ lụt:
+ Kêu gọi mọi người cần bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng,
+ Ý thức bảo vệ môi trường, ứng xử tử tế với thiên nhiên

0,5
0,5

Đọc văn bản “Em bé thông minh” (sgk Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1, trang 31) và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
Câu 1. Nhân vật nổi bật trong truyện cổ tích “Em bé thông minh” là ai? 
A. Viên quan B. Em bé C. Vua D. Cha em bé
Câu 2. Sự thông minh của em bé được thể hiện qua việc gì?
A. Xin con trâu và thúng gạo làm lộ phí vào kinh B. Lên được vào sân rồng và khóc um lên
C. Cùng cha khăn gói tìm đường vào kinh D. Hoá giải được các câu đố oái oăm của quan, vua
Câu 3. Truyện “Em bé thông minh” kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào?
A. Nhân vật bất hạnh  B. Nhân vật có tài năng
C. Nhân vật ngốc nghếch  D. Nhân vật thông minh
Câu 4. Cách trả lời của em bé trong truyện có điểm nào đáng chú ý?
A. Hỏi lại người thách đố bằng một tình huống khó tương tự
B. Hỏi lại người hỏi bằng câu hỏi cần nhiều thời gian mới có đáp án
C. Trả lời vòng vo, không tập trung vào câu hỏi của người hỏi
D. Trả lời thẳng vào các câu thách đố kèm theo sự hài hước, trẻ thơ
Câu 5. Việc tạo ra những tình huống thách đố khác nhau đã giúp cho câu chuyện như thế nào?
A. Có màu sắc hoang đường, kì ảo B. Có sắc thái hài hước, hồn nhiên
C. Trở nên hấp dẫn, không nhàm chán D. Trở nên căng thẳng, dữ dội hơn
Câu 6. Chi tiết cuối văn bản “Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu." cho thấy điều gì?
A. Vua rất đồng cảm với hai cha con em bé B. Vua đã chấp nhận thua em bé thông minh
C. Vua rất quý trọng những người thông minh D. Vua rất thương yêu những người dân nghèo
Câu 7. Qua nội dung câu chuyện, tác giả dân gian muốn đề cao điều gì nhất?
A. Sự sáng suốt, thận trọng của nhà vua B. Sự lém lỉnh, hồn nhiên của em bé
C. Sự hấp dẫn về nội dung của các câu đố D. Sự thông minh, trí khôn của con người
Câu 8. Truyện “Em bé thông minh” khác với truyện “Thạch Sanh” ở điểm nào?
A. Không có các chi tiết đời thường  B. Không có các chi tiết thần kì
C. Kết thúc có hậu  D. Có nhân vật vua
Câu 9. Điểm giống nhau giữa truyện “Em bé thông minh” và truyện “Thạch Sanh” là:
A. Có nhân vật anh hùng B. Có nhân vật gian ác
C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng
D. Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống hạnh phúc
Câu 10. Từ câu chuyện “Em bé thông minh”, có hai ý kiến khác nhau được nêu ra:
a) Ý kiến 1: Người thông minh không cần thử thách.
b) Ý kiến 2: Thử thách là cơ hội để rèn luyện trí thông minh.
Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?
Đáp án
Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
B
D
D
A
C
C
D
B
C
Câu 10: Học sinh đồng tình với ý kiến nào cũng được miễn là lí giải được vì sao em tán thành ý kiến ấy. Năng lực thực của các em phụ thuộc vào việc lí giải vì sao chứ không phải là tán thành ý kiến nào
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 “Tương truyền, Yết Kiêu xuất thân nhà nghèo, hàng ngày ông phải đi mò cua bắt ốc, bắt cá đem bán lấy tiền đong gạo nuôi thân. Ông có sức khỏe và dũng cảm lạ thường. Một hôm thấy hai con trâu trắng đang húc nhau trên bãi cát, ông dùng đòn gánh phang, cả hai con trâu chạy biến xuống nước. Ông mới biết hai con trâu mình vừa đánh là trâu thần, sờ lại đầu đòn gánh thì thấy còn dính vài cọng lông, ông liền nuốt lấy, từ đó mà ông bơi lặn giỏi. Ông lội nước hàng mấy dặm như đi trên đất và thường lặn lội bắt cá, mò trai cả ngày dưới nước.” 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.
Câu 2: Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn.
Câu 3: Hãy lựa chọn một chi tiết trong đoạn văn mà em thích nhất và lí giải sự lựa chọn của mình.
II. Tạo lập văn bản:
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ và hành động của em khi thấy một người bạn có hoàn cảnh nghèo khó (như nhân vật Yết Kiêu trong đoạn văn trên).
GỢI Ý
– Bày tỏ lòng cảm thương, thông cảm với hoàn cảnh của bạn.
– Sẵn sàng chia sẻ động viên, giúp đỡ bạn bằng cả tinh thần và vật chất để bạn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống
VD:
Năm nào cũng vậy, trường chúng em luôn có mấy đợt ủng hộ người bất hạnh, sự ủng hộ đc thể hiện ở việc: mua tăm, tặng vở cho học sinh nghèo, tặng mì tôm, quần áo,Mỗi khi được nhà trường phát động, em luôn gom góp để ủng hộ cho các bạn vùng sâu vùng xa, người mù, người khuyết tật vì mẹ em dạy con người ta cần có lòng yêu thương con người, phải biết giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Mỗi khi ủng hộ các bạn, em luôn cảm thấy vui vì đã làm đc một việc tốt.
Câu 2: Em hãy kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích đã học bằng lời văn của em( XEM LẠI CÁC TÀI LIỆU ĐÃ ÔN)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Đọc – hiểu
1
Phương thúc biểu đạt chính của văn bản: tự sự
0,75
2
Hoàn cảnh xuất thân, lòng dũng cảm và tài năng của Yết Kiêu.
0,75
3
Học sinh tự lựa chọn chi tiết mình thích và lí giải. Có thể nêu 1 số ý sau:
– Chi tiết về xuất thân của Yết Kiêu: Phải có tinh thần tự lập
– Chi tiết Yết Kiêu đánh 2 con trâu thần: Trong cuộc sống cần có lòng dũng cảm
– Chi tiết nuốt cọng lông và có tài bơi lặn: Là sự “thưởng công” xứng đáng trong cuộc sống.

1,5
Phần Tạo lập văn bản
1.
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn về nêu suy nghĩ và hành động theo hướng sau:
– Bày tỏ lòng cảm thương, thông cảm với hoàn cảnh của bạn.
– Sẵn sàng chia sẻ động viên, giúp đỡ bạn bằng cả tinh thần và vật chất để bạn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống
d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
2
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu về truyện dân gian mình sẽ kể, Thân bài kể lại truyền thuyết/ truyện cổ tích bằng lời văn của mình; kết bài khái quát được nội dung ý nghĩa truyện kể.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề tự sự (một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích đã học).
0,25
c. Triển khai vấn đề: Kể lại một truyện (đã học) theo một trình tự hợp lí:
– Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật (chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ? Có những nhân vật nào?).
– Kể lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện theo cốt chuyện đã đã học. (Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết,và có thể sử dụng cả văn đối thoại để làm câu chuyện thêm phần sinh động).
– Nêu phần kết của câu chuyện (Câu chuyện kết thúc ra sao? Có chiều hướng tốt hay xấu? gợi cho em cảm giác gì? Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?)
4.0
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.
0,25
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_ngu_van_lop_6_canh_dieu.docx