PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC – PHẦN 1 1. VỢ CHỒNG A PHỦ LỤC NGẠN BẮC GIANG LẦN 1 Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn văn sau: “Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ [] Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi: Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới. Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày Tết. Trai gái trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy. Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma. Xung quanh, chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa. Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường: Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm, nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mỵ nói gì. Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mỵ muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra bỗng quay lại lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi: - Mày muốn đi chơi à? Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn văn trích “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài. Từ đoạn văn, nhận xét về nét đặc sắc nghệ thuật của cây bút Tô Hoài I Giới thiệu chung: - Tô Hoài là cây đại thụ của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm; phong phú, hấp dẫn về nội dung; đặc sắc về nghệ thuật. - "Vợ chồng A Phủ" là một truyện ngắn xuất sắc trong đời văn Tô Hoài nói riêng và văn học hiện đại của ta nói chung. Nhân vật Mị được tác giả tập trung xây dựng, khắc họa, trở thành điển hình cho số phận cay đắng, tủi cực của người lao động miền núi Tây Bắc thời kì trước cách mạng tháng Tám và quá trình họ tự đấu tranh, giải phóng mình. - Đoạn trích khắc họa sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân. II Phân tích: 1 Hoàn cảnh: - Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc vào mùa xuân thật đẹp: + “Ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho” + “Gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng” -> Chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, diễn tả sự chuyển mình của đất trời từ mùa đông khắc nghiệt sang mùa xuân ấm áp. - Cuộc sống của con người cũng thật sinh động: + Sắc màu: “những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ”... + Âm thanh: “đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”, “tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi”... -> Sắc màu rực rỡ, âm thanh náo nức. => Đây là hoàn cảnh, tình huống đầy ý nghĩa, khơi gợi sức sống tiềm tàng của Mị. 2 Sức sống tiềm tàng của Mị: - Mị ngồi nhẩm theo lời bài hát của người thổi sáo. Tiếng hát trong lòng Mị là một biểu tượng cho thấy sức sống bắt đầu hồi sinh. Tiếng hát ấy đã thôi thúc Mị có những hành động tiếp theo. - Mị uống rượu: “lén lấy hũ rượu, cư uống ực từng bát”. ( Cách uống rượu rất lạ). Uống như muốn nuốt hận vào trong lòng, uống để quên đi thực tại và nén sâu nỗi xót xa tủi nhục. Hơi men làm thức dậy những kỉ niệm của ngày xưa, khiến Mị thấy “phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước”. -> Cảm giác vui sướng nhất của Mị trong suốt cả quãng đời. - Mị ý thức rõ về mình: + “Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. + “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không còn buồn nhớ lại nữa” -> Sự phản kháng quyết liệt với hoàn cảnh bi đát của mình. -> Ý thức để rồi thấm thía cho nỗi đau thân phận. - Hàng loạt hành động có ý nghĩa: + “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Ánh sáng của ngọn đèn trong căn buồng Mị là ánh sáng của sự sống. Nó được chắt chiu trong cái khắc nghiệt của hoàn cảnh. Mị đã lấy ánh sáng trong lòng mình để thắp sáng cuộc đời. + “Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách.” -> Sức sống được miêu tả qua sự trở về của nữ tính. Khát vọng về hạnh phú, về tự do đang trỗi dậy trong Mị. - Sức sống của Mị ngay lập tức bị A Sử đàn áp: “A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà” -> Hành động chặn đứng khao khát của Mị, càng tô đậm hơn nỗi cơ cực, cay đắng, tủi nhục của Mị khi ở nhà thống lí Pá Tra. 3 Đặc sắc nghệ thuật của cây bút Tô Hoài: - Nghệ thuật khắc họa nhân vật: + Khi khắc họa nhân vật, ngòi bút Tô Hoài đã diễn tả tinh tế, chân thực những biểu hiện tâm lí phức tạp, đầy mâu thuẫn của nhân vật, đặc biệt là nhân vật Mị. + Ngòi bút của Tô Hoài cũng có khả năng cá tính hóa nhân vật. Nhà văn đã quan sát nhân vật từ các góc nhìn khác nhau. Nhân vật Mị được miêu tả chủ yếu ở đời sống nội tâm và Mị là kiểu nhân vật tâm trạng. - Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn. Truyện được kể chủ yếu ở ngôi thứ ba, từ điểm nhìn của những người ở Hồng Ngài. Nhip kể chậm, giọng kể trầm lắng chứa đầy cảm thông, xót xa. Giọng trần thuật nhiều khi đã hòa vào tiếng nói bên trong nhân vật. - Sáng tạo các chi tiết đặc sắc: chi tiết tiếng sáo - Thành công trong việc miêu tả bức tranh thiên nhiên, am hiểu phong tục tập quán của người dân vùng cao. III Đánh giá: Ngòi bút của Tô Hoài rất tinh tế khi miêu tả sức sống bền bỉ trong tâm hồn Mị. Sức sống đó như một hạt mầm căng tràn, xuyên qua lớp đất đá để thấy bầu trời tự do khi mùa xuân về.Qua đây ta càng thêm cảm phục tài năng của Tô Hoài. 2. ĐẤT NƯỚC “NGUYỄN KHOA ĐIỂM”CHUYÊN BẮC GIANG LẦN 2 Câu 2 (4.0 điểm): Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện như thế nào trong đoạn thơ sau: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta... (Đất nước - Trích Trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ Văn 12 Cơ Bản - tr. 120) Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện như thế nào trong đoạn thơ. 1 Giới thiệu chung: - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén thể hiện tâm tư người trí thức. - Trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị- Thiên, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị miềnNam vùng tạm chiếm về non sông đất nước và ý thức đấu tranh giải phóng dân tộc. - Đoạn trích Đất Nước (thuộc phần đầu của chương V) thể hiện một cách cảm nhận mới về Đất Nước: Đất Nước của Nhân dân. Tư tưởng đó được thể hiện rõ qua đoạn thơ: "Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu ... Những cuộc đời đã hóa núi sông ta..." 2 Nội dung chính: 2.1 Giải thích: - Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân là tư tưởng nhằm xác định chủ quyển lãnh thổ: Nhân dân là người làm chủ Đất Nước -> Tư tưởng tiến bộ, thể hiện tinh thần dân chủ của xã hội mới. - Đất Nước của Nhân dân là tư tưởng nhằm đề cao vai trò của Nhân dân đối với lịch sử, ghi nhận những đóng góp hi sinh to lớn của Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Đất Nước. 2.2 Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện trong đoạn thơ: a Về nội dung: * Đây là tư tưởng chủ đạo của toàn bộ trường ca, được cô đúc trong Chương V, đặc biệt là đoạn thơ này. - Trước đoạn thơ, tư tưởng đó đã được thể hiện ở cách cảm nhận mới mẻ và độc đáo: Đất Nước được cảm nhận từ những sự vật nhỏ bé, bình dị, gần gũi (búi tóc của mẹ, miếng trầu của bà, cái kèo, cái cột...); ở cách diễn tả những cảm nhận đó bằng thứ ngôn ngữ đậm chất dân gian. - Đến đoạn thơ này, tư tưởng đó tiếp tục được cảm nhận một cách tập trung và sâu sắc hơn trên bình diện không gian địa lí -> Đoạn thơ đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Đất nước do ai tạo dựng? * Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chỉ ra được các ý cơ bản sau: - Tám câu đầu: Nhân dân đã góp phần tạo dựng vóc dáng, gương mặt, hình hài Đất Nước: + Những người vợ nhớ chồng -> Núi Vọng Phu + Cặp vợ chồng yêu nhau -> Hòn Trống Mái + Gót ngựa Thánh Gióng -> Ao đầm + 99 con voi -> Đất Tổ Hùng Vương + Những con rồng -> Dòng sông + Người học trò nghèo -> Núi Bút, non Nghiên + Con cóc, con gà -> Thắng cảnh Hạ Long + Những người dân...-> Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm => Nhân dân đã góp - tạo lập - tạo dựng Đất Nước. - Hai câu tiếp: Đoạn thơ đi đến một khái quát: Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha => Tất cả vóc dáng, hình hài, gương mặt của Đất Nước là dáng hình, ao ước, lối sống của ông cha. - Hai câu kết bay bổng trong cảm xúc tự hào. "Những cuộc đời": không phải ai khác chính là Nhân dân => Đây là một cái nhìn mới mẻ, mang tính phát hiện. * Tóm lại: Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân đã chi phối cảm xúc, tư tưởng của đoạn thơ nói riêng và cả trích đoạn nói chung. b Về nghệ thuật: Tư tưởng đó đã chi phối cả yếu tố hình thức: ngôn ngữ của đoạn thơ: - Tác giả khai thác triệt để chất liệu dân gian để sáng tạo ra cách nói - ngôn ngữ của riêng mình: gợi lại gương mặt, hình hài Đất Nước, tác giả không nói bằng bờ cõi, lãnh thổ mà nói bằng núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, gót ngựa của Thánh Gióng.... -> Vừa gợi không gian dân dã vừa góp phần tô đậm tư tưởng Đất Nước của Nhân dân . 3 Đánh giá: Đây không phải là một tư tưởng mới, nhưng trong thời điểm đó nó có một ý nghĩa to lớn: - Làm cho mỗi con người Việt Nam đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam ý thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với Đất Nước. - Qua đó Nguyễn Khoa Điềm bày tỏ niềm tin của mình vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ và thắng lợi của Đất Nước - Đất Nước của Nhân dân sẽ cùng Nhân dân trường tồn đến muôn đời. 3. SÓNG XUÂN QUỲNH Câu 2 (5 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ sau: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn khóc Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương” ( Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014) 2.1 Giới thiệu chung - Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 – 1988) - một trong những gương mặt tiêu biểu cho các nhà thơ nữ thời chống Mĩ. Con đường thơ của chị gần một phần tư thế kỉ, khá phong phú về số lượng và tươi rói chất hiện thực đời sống. Thơ chị thấm đượm tình người và thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. - Sóng: một trong những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ ca VN hiện đại nói chung. - Đoạn trích: Khổ 5,6 của bài. Mượn hình ảnh sóng, Xuân Quỳnh đã bộc bạch nỗi niềm của người phụ nữ đang yêu -> vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ. 2.2 Cảm nhận: a/ Khái quát chung: - Tình yêu là một tình cảm thiêng liêng cao cả và huyền diệu nhất của con người, nhất là tình yêu ở trái tim người phụ nữ. Bằng hình tượng độc đáo, nhịp thơ, ngôn ngữ thơ đặc sắc, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã diễn tả được một cách tinh tế và duyên dáng tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. - “Sóng” là nhan đề của bài thơ và cũng là hình tượng chủ đạo xuyên suốt cả bài. Sóng và em là 2 hình tượng đc miêu tả song song, khi tách rời, khi hòa quyện, đan xen, nhập vào làm một. Đó là một hình tượng ẩn dụ mang tính chất biểu tượng, biểu tượng cho trái tim người phụ nữ đang yêu. b/ Phân tích: b.1: Khổ 5: Khổ thơ đặc biệt nhất trong bài: có 6 câu thơ. * 4 câu đầu: Hình tượng sóng trong không gian và thời gian. - Không gian: lòng sâu, mặt nước - Thời gian: ngày - đêm. - Trạng thái: “nhớ bờ” “không ngủ được” -> Tình yêu luôn đồng hành với nỗi nhớ. Càng yêu nồng nàn, đắm say, thì càng nhớ da diết cháy bỏng. Đó là hai mặt của tình yêu, giống như 2 mặt của 1 tờ giấy. => Trong bài thơ này, nỗi nhớ niềm thương của người đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật cảm động và đầy nghệ thuật. Bằng phép ẩn dụ nhân hóa, các cặp từ đối lập “trên – dưới”, “ngày – đêm” và điệp từ “con sóng” láy lại 3 lần => Nỗi nhớ như bao trùm cả không gian bao la. Nó chiếm cả tầng sâu, bề mặt của tâm hồn. Và nó khắc khoải da diết trong mọi thời gian. Ta cảm nhận được tình yêu cồn cào, mãnh liệt, say đắm của sóng với bờ. * 2 câu sau: - Nỗi nhớ đầy ắp, tràn ngập không gian, thời gian nhưng dường như chỉ nói bằng 4 câu thơ là không đủ. Nhà thơ tiếp tục bộc lộ nỗi nhớ của mình bằng 2 câu thơ sau: Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Hai câu thơ đã diễn tả được một cách thật xúc động và chân thực cõi lòng của người phụ nữ đang yêu bằng một tình yêu thật trong sáng và mãnh liệt. “Em” nhớ “anh” từ cõi thực đến cõi mơ. Cái thức trong giấc mơ mới là tình cảm thật nhất, sâu sắc nhất của cõi lòng. - Nhưng ở đây, “thức” không chỉ vì nỗi nhớ mà với 1 ng phụ nữ nhiều trải nghiệm, đã từng, mất mát, đổ vỡ trong tình yêu như XQ thì dường như trong cái thức ấy còn chất chứa cả những lo âu, thấp thỏm. Nỗi lo ấy hơn 1 lần ta bắt gặp trong thơ XQ: Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn Hôm nay yêu mai có thể xa rồi Niềm đau đớn tưởng như vô tận Bỗng có ngày thay thế một niềm vui Hay: “Lời yêu mỏng mảnh như màu khói Ai biết tình anh có đổi thay” => Qua những cung bậc cảm xúc đó, ta cảm nhận đc tình yêu chân thành, cháy bỏng của nhà thơ. b.2: Khổ 6: Khẳng định tấm lòng thủy chung, son sắt * 2 câu đầu: - Danh từ chỉ hướng trong không gian: Nam – Bắc -> sự xa xôi, cách trở. - Cách nói rất lạ “xuôi Bắc – ngược Nam”: gợi sự gian truân, vất vả, hé mở những éo le, ngang trái, trắc trở có thể tiềm ẩn trong cuộc đời, trong tình yêu. - Điệp cấu trúc: khiến tất cả những xa xôi, khó khăn, trắc trở ấy dường như nhân lên. - Điệp từ “dẫu”: thường mở đầu câu ghép chính phụ với 2 vế tương phản. Dẫu khó khăn.thì e vẫn . => bản lĩnh mạnh mẽ, cứng cỏi của ng phụ nữ. * 2 câu sau: - Khẳng định chắc nịch trái tim thủy chung, son sắt. Tình yêu ấy đã làm nên sự sáng tạo ngôn từ: “phương anh”. - Nếu những câu trên tô đậm nỗi nhớ -> “nghĩ”, tức là cảm xúc -> suy tư. “Anh” đã trở thành một ám ảnh trong em. => Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN trong tình yêu. Sự chung thủy, bản lĩnh mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường chính là sức mạnh để tình yêu có thể vượt qua mọi trắc trở, đến bến bờ hạnh phúc. c/ Tiểu kết: Kết cấu song hành giữa “sóng” và “em”, thể thơ năm chữ, các sử dụng từ ngữ sáng tạo, giàu sức gợi, nhịp thơ cuộn trào trong khổ 5 => thể hiện sinh động và chân thực những cảm xúc trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. 3 Tổng kết: - Vẻ đẹp hồn thơ Xuân Quỳnh. - Sức sống mãnh liệt của bài thơ. 4. VIỆT BẮC - TỐ HỮU CHUYÊN HÙNG VƯƠNG Câu 2: (4,0 điểm) Phong vị dân gian được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ sau: Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi (Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, trang 84) Phong vị dân gian được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ sau: 1 Giới thiệu chung: - Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng với phong cách trữ tình, chính trị. - "Việt Bắc" là một thành công xuất sắc của ông. Bài thơ “Việt Bắc” là một thành công đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. Bài thơ viết về cuộc chia tay lớn - cuộc chia tay lịch sử giữa người về xuôi với Việt Bắc vào tháng 10 năm 1954, thể hiện một cách tinh tế tình cảm cách mạng giữa những người kháng chiến và người dân Việt Bắc. - Dẫn đoạn trích và khẳng định đoạn trích mang đậm phong dân gian. 2 Giải thích: - “Phong vị dân gian”: Là chất dân gian, là màu sắc hương vị dân gian. Một bài thơ nói chung và một đoạn thơ nói riêng mang phong vị dân gian có nghĩa là trong đoạn thơ ấy, trong bài thơ ấy có dấu ấn của thơ ca dân gian. - Phong vị dân gian trong đoạn thơ thấm sâu ở nôi dung tư tưởng và phong vị dân gian còn được tạo nên từ cách vận dụng nhuần nhuyễn những yếu tố nghệ thuật quen thuộc từ kho tàng văn học dân gian. 3 Phân tích, chứng minh: 3.1 Phong vị dân gian trước hết thấm sâu trong nội dung tư tưởng của đoạn thơ: - Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ hướng đến cảnh sắc Việt Bắc, cuộc sống con người ở Việt Bắc, những địa danh ở Việt Bắc, từ đó khẳng định tình cảm khăng khít gắn bó keo sơn. - Đây là 1 cách sống đã trở thành truyền thống của dân tộc và được thể hiện sâu đậm trong ca dao, dân ca. (Trong ca dao chúng ta thường xuyên gặp những câu thể hiện nghĩa tình gắn bó sâu nặng: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm...). - Ở đoạn thơ trong bài Việt Bắc, chúng ta gặp lại những tình cảm, cảm xúc đó: tình cảm tha thiết, nghĩa tình sâu nặng với thiên nhiên, quê hương đất nước, với cuộc sống của đồng bào, với những địa danh, những mảnh đất mình từng gắn bó; là tình cảm của những người cán bộ về xuôi – những con người của thời đại hôm nay đã có gốc rễ trong truyền thống. -> Được thể hiện nhiều trong những áng thơ ca dân gian. 3.2 Biểu hiện qua nghệ thuật: Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng rất linh hoạt các yếu tố nghệ thuật quen thuộc của thơ ca dân gian. * Thể thơ: Thể thơ lục bát truyền thống rất phù hợp trong việc thể hiện nghĩa tình cách mạng. Đây cũng là thể thơ được sử dụng phổ biến nhất trong ca dao. * Kết cấu: Kết cấu đối đáp trong khung ảnh chia tay lưu luyến -> mô típ quen thuộc trong ca dao, dân ca, khiến cho cấu tứ đoạn thơ, bài thơ giống như cấu tứ của ca dao: cuộc chia tay Việt Bắc giống như cuộc chia tay của đôi lứa với 2 nhân vật “mình” và “ta” -> giãi bày tâm tư, tình cảm. * Ngôn ngữ, hình ảnh: - Ngôn ngữ: + Đại từ xưng hô “mình”, “ta” và cấu trúc lời thơ gợi nhớ đến những câu ca dao về tình cảm lứa đôi. Ở đây nhà thơ vận dụng ngôn ngữ của ca dao nhưng lại thể hiện tình cảm của con người trong thời đại mới -> mang nét nghĩa mới. + Bên cạnh đại từ “mình”, “ta” còn sử dụng những từ ngữ giống lời ăn tiếng nói của nhân dân -> giản dị, mộc mạc những cũng rất sinh động để diễn tả cảnh sắc Việt Bắc, con người Việt Bắc. - Hình ảnh: nhiều hình ảnh quen thuộc của ca dao, dân ca; rất thích hợp với khung cảnh và tâm trạng: “trăng”, “núi”, “sương”, “khói” * Âm điệu, giọng điệu: - Âm điệu ngọt ngào, tha thiết, quyến luyến. - Giọng điệu trữ tình ngọt ngào như những lời ru trong ca dao, dân ca, đưa người đọc vào thế giới của kỉ niệm. 4 Đánh giá: - Phong vị dân gian được biểu hiện ở cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. Nhờ thấm đượm phong vị ca dao, dân ca mà bài thơ đã tạo được sự hòa quyện thống nhất giữa nội dung mang tính cách mạng với truyền thống tư tưởng và tính dân tộc. Tính mới mẻ của thời đại nhập vào mạch dân tộc một cách tự nhiên. - Đây là yếu tố làm nên phong cách thơ Tố Hữu: đậm đà tính dân tộc. 5. NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ - CHUYÊN NGHỆ AN Câu 2: (5 điểm) Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng thành vách, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ này qua bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở một hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà cao thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Lại như quãng mặt ghềnh Hát Lống, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra. Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tong thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô to sang số nhấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vút biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới” (Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 186, NXB GD, 2007) Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp của dòng sông Đà trong đoạn trích trên? Từ đó, hãy chỉ ra những đặc điểm của phong cách nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân. 2 Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp của dòng sông Đà trong đoạn trích trên? Từ đó, hãy chỉ ra những đặc điểm của phong cách nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân. 2.1 Giới thiệu chung: - "Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa"(Nguyễn Minh Châu). Toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một "huyền sử" - huyền sử của một người ưu lối chơi "độc tấu". - "Người lái đò sông Đà" được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong “ Tùy bút sông Đà”. Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng con sông Đà vừa hung bạo, dữ dội, là "kẻ thù số một" của con người, vừa là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa - trữ tình, thơ mộng, làm say đắm lòng người. - Đoạn trích trên thuộc phần đầu tác phẩm, miêu tả một Sông Đà hung bạo, dữ dằn, đồng thời thể hiện rõ đặc điểm phong cách tùy bút Nguyễn Tuân. 2.2 Cảm nhận vẻ đẹp của sông Đà: - Vách đá “đá bờ sông dựng vách thành” và những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp. Cái hẹp của lòng sông tác giả tả theo đủ cách: + “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” + “Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ can nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách” -> So sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ và lạ lùng. - Gió trên sông Đà: “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm ” -> bằng lối viết tài hoa, những câu văn diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, gợi hình ảnh con sông Đà cuồng nộ, dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt con người. - Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát: “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên ” những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác” -> Lối so sánh độc đáo khiến con sông Đà không khác gì loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và uy hiếp con người. => Sông Đà với vẻ đẹp hung bạo, mạnh mẽ, như sẵn sàng thách thức tất cả, là kẻ thù của con người. 2.3 Đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: - Phong cách nghệ thuật là nét riêng, nét đặc sắc trong cách cảm nhận và khám phá thế giới của nhà văn, thể hiện qua nội dung và hệ thống bút pháp nghệ thuật độc đáo. Nguyễn Tuân gọi nghề văn là nghề sáng tạo trên pháp trường trắng, để lại dấu ấn riêng của mình trên trang viết - Nội dung của tác phẩm Nguyễn Tuân là hướng đến những cái đẹp và thể hiện những cảm xúc mãnh liệt: đẹp đến độ con người thì phải là tài hoa nghệ sĩ, cảnh vật cũng phải có một không hai. - Vận dụng kiến thức phong phú, nhất là ngôn từ ở các ngành quân sự, võ thuật, điện ảnh,... để miêu tả con sông ở nhiều góc độ. - Sử dụng thể văn tùy bút phóng khoáng, thể hiện sự tài hoa, uyên bác của nhà văn: + Sông Đà được khắc họa bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, cùng hệ thống từ vựng phong phú, giàu có. + Sử dụng nhiều câu văn dài, nhịp nhàng, uyển chuyển, hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ. 2.4 Tổng kết: - Đoạn văn tuy ngắn nhưng thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật tùy bút của tác giả. - Khẳng định tình yêu quê hương đất nước của nhà văn. 6. SÓNG - XUÂN QUỲNH CHUYÊN LÀO CAI Câu 2. (4,0 điểm) Bàn về đặc điểm cái tôi trong bài thơ Sóngcủa Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Đó là cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt. Lại có ý kiến khẳng định: Bài thơ đã thể hiện một cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người. Từ cảm nhận về cái tôi của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Cảm nhận về cái tôi của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng. 1 Giới thiệu chung: - Là một trong những người viết thơ tình có sức hấp dẫn nhất trong thơ Việt nam từ đầu thập kỉ 60(của TK XX), Xuân Quỳnh vừa choinh phục bạn đọc bằng một tiếng nói dung dị,chân thành vừa giàu trực cảm vừa lắng sâu trải nghiệm. - Bài thơ "Sóng" được Xuân Quỳnh viết năm 1967 tại biển Diêm Điền - Thái Bình, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” . Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. - Trích dẫn 2 ý kiến. 2 Cảm nhận về cái "tôi" trong bài thơ làm sáng tỏ 2 ý kiến: a Giải thích 2 ý kiến: - Cái tôi là cái bản ngã, là tâm trạng, cảm xúc, là thế giới tâm hồn riêng của nhà thơ trước hiện thực khách quan. Qua cái tôi, ta có thể thấy được những suy nghĩ, thái độ, tư tưởng... của nhà thơ trước cuộc đời. - Khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt: là những mong muốn, khát khao trong cuộc sống và tình yêu được đẩy lên đến cao độ, nồng nàn. - Cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người: là cái tôi tinh tế trong cảm nhận, trăn trở suy tư khi nhận ra sự mong manh trong tình yêu và sự ngắn ngủi của đời người. => 2 ý kiến, 2 góc nhìn khác nhau song đều hướng vào khám phá thế giới tâm hồn của nhà thơ. b Cảm nhận về cái tôi trong bài "Sóng": Hình ảnh cái tôi Xuân Quỳnh được thể hiện song hành, gắn bó với hình tượng "sóng", khi tách rời, khi nhập vào làm một. * Cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt: - Cái tôi với nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu giống như qui luật của sóng trên biển cả: lúc mạnh mẽ lúc dịu dàng, đầy nữ tính: dữ dội và dịu êm/ ồn ào và lặng lẽ. Cái tôi ấy luôn khát khao được sống đúng với cá tính của mình, được thấu hiểu và được yêu thương nên đã dấn thân vào hành trình gian truân tìm kiếm hạnh phúc, hướng tới tình yêu chân thành, đích thực: sông không hiểu nổi mình/ sóng tìm ra tận bể. - Cái tôi còn khát vọng khám phá bản chất, nguồn gốc của tình yêu, để rồi nhận ra rằng tình yêu là bí ẩn như là sóng và không thể nào lí giải được.(Khổ 3,4) - Cái tôi mang nỗi nhớ nồng nàn da diết vượt qua mọi khoảng cách không gian, mọi giới hạn thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi cả vào trong tiềm thức, xâm nhập cả vào những giấc mơ. (Khổ 5,6) - Cái tôi khát vọng và tin tưởng tình yêu chung thuỷ sẽ vượt qua những biến động của cuộc sống, những thăng trầm của cuộc đời để đến được bến bờ hạnh phúc. (Khổ 7,8) * Cái tôi nhạy cảm day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người: - Giả thiết: “dẫu xuôi”, “dẫu ngược” chất chứa dự cảm về những trắc trở trong tình yêu. “Phương Bắc”, “phương Nam”: gợi không gian xa cách, ẩn giấu những phấp phỏng lo âu về sự cách trở. Như vậy, ngay cả khi tình yêu nồng nàn, mãnh liệt,
Tài liệu đính kèm: