Đề cương ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021

doc 42 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 09/01/2023 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021
TÀI LIỆU ÔN NGỮ VĂN 9 HSG 2020-2021
PHẦN I : ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
1. Một số yêu cầu về kĩ năng
– Bài văn nghị luận văn học cần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Trong quá trình viết bài văn nghị luận văn học, muốn chứng minh một cách thuyết phục sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật ở tác phẩm văn học thì cần xác định trúng cái hay, cái lạ của các phương thức, thủ pháp nghệ thuật (cách dùng từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, trong thơ; cách miêu tả nhân vật, dẫn dắt cốt truyện, trong tác phẩm tự sự) cũng như mối quan hệ của nó với chủ đề tư tưởng của tác phẩm; từ đó khẳng định được rằng việc tác giả lựa chọn sử dụng hình thức nghệ thuật ấy là “phương án tối ưu” để thể hiện nội dung (ví dụ: với cách sử dụng ngôn ngữ tài tình trong Truyện Kiều, Nguyễn Du được đánh giá là bậc thầy về nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình,).
– Để phân tích, lí giải thấu đáo vấn đề cần nghị luận, cần đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và ý đồ sáng tác của nhà văn.
Mỗi nhà văn đều gắn với một thời đại, một bối cảnh xã hội – lịch sử nhất định. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, được nhà văn sáng tạo trong một hoàn cảnh cụ thể và gửi gắm vào đó những nhận thức, những tình cảm, của mình đối với cuộc sống và con người. Do đó, trong quá trình nghị luận, người viết không chỉ tiếp xúc với văn bản tác phẩm mà còn cần phải tìm hiểu, xem xét các yếu tố ngoài văn bản như bối cảnh xã hội, trào lưu văn học, hoàn cảnh sáng tác, để có thể đưa ra những lí giải thấu đáo.
Ví dụ: Bàn về số phận của người nông dân Việt Nam trong các tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố) cần liên hệ với hoàn cảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 để ,lí giải vì sao các nhân vật lão Hạc, chị Dậu bị đẩy vào con đường cùng quẫn, bế tắc. Khi phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Khi con tu hú cần liên hệ với hoàn cảnh người tù cộng sản đang bị giam cầm nơi ngục tù, trong khi cuộc đấu tranh cách mạng ở bên ngoài đang diễn ra sục sôi, để lí giải tâm trạng khao khát muốn được thoát khỏi ngục tù, vượt ra ngoài với bầu trời tự do của nhân vật trữ tình. Hoặc khi phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ cần liên hệ với hoàn cảnh sáng tác (nhà thơ Thanh Hải viết bài thơ này trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, khi ông đang nằm trên giường bệnh) để khẳng định ý nghĩa sâu sắc và cảm động của khát vọng sống và cống hiến của một con người dù là lúc tuổi đôi mươi hay là “khi tóc bạc” và cận kề cái chết vẫn muốn được làm một “mùa xuân nho nhỏ” để “lặng lẽ dâng cho đời”.
– Cùng với việc giảng giải, phân tích, cần liên hệ mở rộng và vận dụng thao tác so sánh cũng như khả năng cảm thụ văn chương và vốn tri thức về nhiều lĩnh vực để khái quát, tổng hợp nên những kết luận, đánh giá nhằm khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận. Ví dụ: Khi phân tích hình ảnh người chiến sĩ trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, cần đặt bài thơ vào hoàn cảnh đất nước trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; liên hệ, so sánh với những thành công, hạn chế của dòng thơ viết về anh bộ đội lúc bấy giờ để đánh giá được những đóng góp đáng ghi nhận của nhà thơ Chính Hữu.
– Trong bài nghị luận văn học, hệ thống luận điểm cần rõ ràng, mạch lạc; các luận cứ đưa ra phải đúng đắn, sinh động; lập luận phải chặt chẽ, thuyết phục. Các ý trong bài văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, liên kết thành một hệ thống chặt chẽ, mạch lạc.
Bài văn nghị luận văn học vừa yêu cầu tính cụ thể, thuyết phục của nhũng luận cứ, vừa đòi hỏi tính khái quát của các luận điểm. Nếu sa vào liệt kê dẫn chứng cụ thể mà không rút ra được những nhận định, đánh giá khái quát thì sẽ không làm nổi bật được vấn đề cần nghị luận và không gây được ấn tượng cho người đọc. Do vây, việc kết hợp linh hoạt, tự nhiên giữa phân tích, bình giảng, các chi tiết, hình ảnh cụ thể với nhận xét, đánh giá khái quát vừa là phương pháp tư duy, vừa là kĩ năng làm bài mà HS cần rèn luyện.
– Cách diễn đạt trong bài nghị luận vãn học cần chuẩn xác, trong sáng, thê hiện những rung cảm chân thành, tự nhiên của người viết.
Khi viết một bài văn nghị luận văn học, yêu cầu đặt ra không chỉ ở chỗ viết cái gì mà quan trọng còn là viết như thế nào, bằng thái độ, tình cảm ra sao. Cần cân nhắc từ cách dùng từ đến cách đặt câu, dựng đoạn. Ngôn từ, giọng văn phải làm sao vừa phù hợp với thể văn nghị luận, vừa diễn tả được các cung bậc cảm xúc của người viết. Cần lưu ý rằng cách thể hiện cảm xúc thông qua ngôn ngữ diễn đạt trong nghị luận văn học không giống với văn miêu tả, văn biểu cảm (với các câu cảm thán kiểu “Chao ôi!”, “Đẹp làm sao!”,) mà phải là những rung cảm trong tâm hồn người viết, được hình thành trong quá trình người viết tiếp xúc và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
2. Các dạng bài nghị luận văn học
2.1. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Trong nghị luận văn học có một kiểu bài khá quen thuộc: nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Đối tượng nghị luận của kiểu bài này là các tác phẩm tự sự (có thể là tác phẩm trọn vẹn hoặc đoạn trích), sau đây gọi chung là tác phẩm truyện.
a) Hình thức nghị luận
– Nghị luận về tác phẩm truyện khá phong phú, có thể bao gồm:
+ Phân tích tác phẩm truyện (phàn tích giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện (hoặc một đoạn trích); phân tích nhân vật; phân tích một đặc điểm nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích););
+ Phát biểu cảm nghĩ vể tác phẩm truyện (cảm nghĩ về tác phẩm (đoạn trích); cảm nghĩ về một nhân vật; cảm nghĩ về một chi tiết đặc sắc;);
+ Bình luận về tác phẩm truyện (bình luận về một nhân vật, một chủ đề của tác phẩm truyện,).
– Việc phân định, tách bạch ranh giới giữa các hình thức nghị luận nêu trên chỉ là tương đối, trong thực tế có thể đan xen các hình thức nói trên. Tuỳ vào từng yêu cầu cụ thể của đề bài mà xác định mức độ, phạm vi, hình thức nghị luận chính cũng như sự kết hợp các hình thức nghị luận khác.
b) Các bước triển khai bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
– Xây dựng dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá chung nhất vể tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) được nghị luận.
Hoặc: Giới thiệu nội dung nghị luận; dẫn ra tác phẩm cẩn nehị luận.
+ Thân bài: Hệ thống luận điểm của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đóạn trích) có thể được hình thành dựa trên:
• Nội dung được tác giả đề cập tới trong tác phẩm (hoặc đoạn trích).
• Giá trị của tác phẩm (hoặc đoạn trích) (bao gồm giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật; nếu bàn về giá trị nội dung thì tập trung vào giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo,; nếu bàn về giá trị nghệ thuật thì tập trung vào kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, tình huống,).
Trong quá trình triển khai luận điểm, cần sử dụng một hệ thống luận cứ phong phú, xác đáng để minh hoạ nhằm tăng thêm độ tin cậy và sức thuyết phục cho những ý kiến đánh giá về tác phẩm.
+ Kết bài: Nêu khái quát nhận định, đánh giá chung về tác phẩm truyện (đoạn trích).
– Triển khai luận điểm: Các luận điểm có thể được triển khai theo hình thức diễn dịch, quy nạp hoặc tổng – phân – hợp, Cần bám sát những chi tiết, những hình ảnh được coi là đặc sắc, có giá trị nhất trong tác phẩm để khai thác. Khi làm bài, cần thể hiện những suy nghĩ, những cảm xúc riêng được hình thành trong quá trình tiếp cận, khám phá tác phẩm.
– Viết thành bài văn hoàn chỉnh: Để bài văn có tính liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn, cần quan tâm sử dụng các hình thức chuyển ý (có thể thông qua các từ ngữ chuyển tiếp như: mặt khác, bên cạnh đó, không chì mù còn hoặc chuyển ý thông qua các câu văn có ý nghĩa liên kết giữa các đoạn).
c) Một số điểm cần lưu ý khi viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
– Nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần rõ ràng, chính xác, có lập luận thuyết phục xuất phát những đánh giá về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn trích). Những nhận xét, đánh giá này có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: từ những rung động, xúc cảm của bản thân người viết khi tiếp cận và khám phá tác phẩm; từ những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, Việc phối hợp, dung hoà các điểm nhìn, các ý kiến trên sẽ góp phần làm cho nội dung nhận xét, bình luận về tác phẩm thêm xác đáng, sâu sắc, toàn diện, tránh được sự suy diễn theo ý chủ quan của người viết. Các nhận xét, đánh giá ấy phải được thể hiện thành những luận điểm và sắp xếp theo một trình tự chặt chẽ, lô-gíc.
– Trong quá trình nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cần sử dụng phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu (liên hệ với cuộc đời và phong cách sáng tác của tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm; liên hệ, so sánh, đối chiếu với các tác phẩm khác cùng đề tài, cùng chủ đề;). Nếu nghị luận về một đoạn trích của tác phẩm truyện thì phải đặt đoạn trích ấy trong mối quan hệ với chỉnh thể tác phẩm (về cả kết cấu nghệ thuật cũng như nội dung chủ đề), trên cơ sở đó mà phân tích, đánh giá, khẳng định vị trí, vai trò của đoạn trích trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
– Lời văn trong bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) phải vừa linh hoạt, khúc chiết, chặt chẽ để đảm bảo đặc trưng của văn nghị luận, vừa phải có sự uyển chuyển, tinh tế cho phù hợp với đối tượng nghị luận là tác phẩm văn học.
2.2. Nghị luận vê một đoạn thơ, bài thơ
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của người viết về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. Hình thức chính của kiểu bài nghị luận này là phân tích hoặc bình giảng.
a) Các bước triển khai bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
– Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đưa ra ý kiến khái quát nhất thể hiện cảm nhận và suy nghĩ của người viết về đoạn thơ, bài thơ.
Hoặc: Giới thiệu đề tài (hoặc chủ đề) và vị trí của mảng đề tài (hoặc chủ đề) ấy trong dòng chảy văn học, trên cơ sở đó dẫn ra tác phẩm và nêu nhận xét, đánh giá chung.
+ Thân bài: Triển khai các luận điểm chính của bài viết. Các luận điểm cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí, có hệ thống và đảm bảo tính liên kết.
+ Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ; từ đó nhấn mạnh ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả, đối với nền văn học và đối với bạn đọc
– Triển khai luận điểm:
+ Mỗi luận điểm nên viết thành một đoạn văn và cần lựa chọn cách triển khai đoạn văn hợp lí (diễn dịch, quy nạp hoặc tổng – phàn – hợp,). Trong đoạn văn triển khai luận điểm, các luận cứ phải cụ thể, rõ ràng kèm theo các dẫn chứng minh hoạ sinh động. Lời văn phải thể hiện được cảm xúc của người viết đối với đối tượng nghị luận (đoạn thơ, bài thơ).
+ Trong quá trình triển khai luận điểm, cần chú ý:
• Việc trích dẫn thơ để minh hoạ cho ý kiến nhận xét, đánh giá phải có sự chọn lọc, tránh trích dẫn tràn lan.
• Những câu thơ, đoạn thơ trích dẫn phải được phân tích, bình giảng để làm nổi bật cái hay, cái đẹp, cái độc đáo. Có thể vận dụng haì hình thức trích dẫn thơ: dẫn trực tiếp (trích nguyên vẹn cả câu thơ, đoạn thơ) hoặc dẫn gián tiếp (nêu ý của lời thơ).
b) Một số lưu ý khi viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
– Trong quá trình nghị luận để rút ra những nhận xét, đánh giá về tư tượng, tình cảm cũng như giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ, HS cần thể hiện được năng lực cảm thụ văn chương (khả năng thẩm bình để tìm được cái hay, cái đẹp của thơ) và khả năng diễn đạt, tạo lập văn bản: vừa súc tích, chặt chẽ, thể hiện chính kiến của người viết (yếu tố nghị luận) lại vừa gợi cảm, sinh động, thể hiện sự rung động đối với tác phẩm (yếu tố văn chương).
+ Thơ thuộc phương thức trữ tình, là cách biểu đạt bằng lời trực tiếp của chủ thể trữ tình, được thể hiện dưới hình thức cái tôi trữ tình hoặc hoá thân vào một nhân vật trữ tình. Do đó, nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần khai thác được mạch cảm xúc và tư tưởng của cúi tôi trữ tình trong tác phẩm. Muốn vậy, cần nhận ra được đó là lời của ai, tức là xác định chủ thể trữ tình trong dạng nhân vật trữ tình nào. Sự nhận biết này thường thông qua hệ thống ngôn từ, giọng điệu, qua những từ ngữ dùng để xưng hô trong bài thơ (nhân vật người cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt; tôi – ta trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ); hoặc là sự hoá thân của nhà thơ vào một nhân vật trữ tình để thể hiện tâm trạng nhân vật – còn gọi là cái tôi nhập vai (bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận). Có trường hợp, trong bài thơ, ngoài cái tôi trữ tình chủ thể còn có một vài nhân vật khác, là đối tượng giao tiếp và đối tượng cảm xúc của chủ thể trữ tình (người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, vầng trăng trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy). Và nhiều khi, cái tôi trữ tình lại có vai trò là đường viền để làm nổi bật nhân vật được gọi là đối tượng cảm xúc của chủ thể trữ tình này (Bếp lửa).
+ Kết cấu là yếu tố thứ hai cần khai thác trong kiểu bài nghị luận về một bài thơ. Có nhiều cách kết cấu đối với tác phẩm trữ tình, nhưng về cơ bản thì kết cấu bài thơ chính là mạch diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Nếu bố cục của một bài thơ là hình thức tổ chức bề mặt của nó (có thể chia tách được thành các khổ, các đoạn thơ) thì kết cấu lại là toàn bộ tổ chức phức tạp của bài thơ, bao gồm mọi yếu tố và tầng bậc của tác phẩm. Kết cấu chi phối việc tổ chức mọi yếu tố của tác phẩm (ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, cảm xúc,) nhưng yếu tố cơ bản quy định kết cấu bài thơ lại chính là mạch diễn biến của cảm xúc, thể hiện thông qua hệ thống ngôn ngữ, hình tượng thơ.
Nói đến kết cấu, cũng cần đề cập tới hai khái niệm: tứ và cấu tứ. Hiểu một cách đơn giản, tứ là sự hoá thán của ý tưởng và cảm xúc vào hình tượng thơ; còn cấu tứ là cách tổ chức tứ thơ. Một tứ thơ hay phải là tứ thơ tạo ra sự mới lạ, độc đáo, đem lại cho độc giả những bất ngờ thú vị thông, quạ việc tạo .tình huống nghệ thuật. Ví dụ: Bài Ánh trăng có tứ thơ độc đáo xoay quanh hai nhân vật chính là người và trăng, và sự thay đổi trong; mối quan hệ giữa hai nhân vật này được đặt trong các chặng thời gian khác nhau: Thuở nhỏ, thời chiến tranh ở rừng; thời hoà bình về thành phố Để rồi trong tình huống bất ngờ “Thình lình đèn điện tắt”, vầng trăng tình nghĩa đột ngột xuất hiện đối diện với người.vô tình, như là sự khơi gợi, nhắc nhớ về nghĩa tình, về sự thuỷ chung đối với quê hương, đồng đội, với nhân dân, với quá khứ
+ Ngôn ngữ thơ là yếu tố thứ ba cần được quan tâm khai thác trong quá trình nghị luận đối với tác phẩm trữ tình. Trong thơ, ngôn ngữ có chức năng biểu hiện, cụ thể là tâm trạng, cảm xúc, suy tư của chủ thể trữ tình. Khi phân tích ngôn ngữ thơ, cần chú ý khai thác các biện pháp nghệ thuật tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ,),
– Để sự phân tích, đánh giá, nhận xét thêm sâu sắc, người viết có thể viện dẫn ý kiến của người khác (thường là ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học). Đồng thời, trong khi phân tích, đánh giá đoạn thơ, bài thơ, cần có sự lịên hệ, so sánh, đối chiếu với những câu thơ, đoạn thơ, bài thơ khác cùng đề tài (có thể của cùng tác giả hoặc của tác giả khác) để nội dung phân tích, bàn luận được sâu sắc, toàn diện hơn.
PHẦN II: ĐỀ ÔN LUYỆN
ĐỀ 1: Nhận xét về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) có ý kiến cho rằng: “Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình”.
	Qua đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9, Tập 1), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN
1.Yêu cầu về kỹ năng:
 - Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận văn học. 
 - Lập luận thuyết phục, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.
2.Yêu cầu về kiến thức: 
 Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm “Truyện Kiều” và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
- Trích dẫn ý kiến.
b. Thân bài:
 * Khẳng định ý kiến là hoàn toàn phù hợp với nội dung đoạn trích: Đoạn trích là một bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh, có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh vật và tâm trạng. Nguyễn Du đã miêu tả nội tâm nhân vật Thúy Kiều bằng bút pháp tả cảnh, ngụ tình đặc sắc. 
* Chứng minh nội dung ý kiến qua việc cảm nhận, phân tích, bình giá từng chi tiết đặc sắc trong đoạn trích.
- Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh của Kiều: Gia đình bị vu oan, Kiều bị lừa, bị làm nhục và bị đẩy vào lầu xanh, Kiều rút dao tự vẫn nhưng không chết. Tú Bà đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu mới. Với tâm trạng bẽ bàng, Kiều nhớ tới người yêu, nhớ cha mẹ và tự độc thoại với lòng mình. Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. Mỗi cảnh vật đều làm rõ một nét tâm trạng của Kiều.
- Sáu câu thơ đầu gợi tả hoàn cảnh cô đơn, đáng thương của Thúy Kiều. Bức tranh hoang vắng của lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng của nàng: cảnh đẹp nhưng lạnh lùng hoang vắng càng làm rõ sự cô độc lẻ loi, bẽ bàng của nhân vật, cảnh vật nhuốm màu tâm trạng.
- Tám câu thơ tiếp theo: nỗi nhớ người yêu và cha mẹ của nàng được miêu tả qua những dòng độc thoại nội tâm khá đặc sắc, thể hiện tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, thủy chung với người yêu.
- Tám câu thơ cuối là bức tranh tâm tình đầy xúc động:
 Điệp từ “buồn trông” và một loạt từ láy đã diễn tả nhiều cung bậc nỗi buồn của Thúy Kiều. Cảnh được cảm nhận qua cái nhìn nội tâm của nhân vật. Một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm cảnh đã khắc họa nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo những sóng gió bão bùng mà nàng sẽ phải nếm trải trong 15 năm lưu lạc.
+ Một không gian mênh mông cửa bể chiều hôm gợi nỗi buồn mênh mông như trời biển. Hình ảnh con thuyền và cánh buồm thấp thoáng, biến mất trong hoàng hôn gợi nỗi cô đơn, lạc lõng bơ vơ, gợi hành trình lưu lạc. Cảnh tha hương gợi nỗi nhớ gia đình, quê hương và khát khao sum họp đến nao lòng.
+ Nhìn cảnh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa, Kiều buồn và liên tưởng tới thân phận mình cũng như cánh hoa lìa cành bị ném vào dòng đời đục ngầu thác lũ. Hình ảnh “hoa trôi” gợi kiếp người trôi nổi, lênh đênh và một tâm trạng lo lắng sợ hãi cho tương lai vô định của mình.
+ Nhìn cảnh nội cỏ nhạt nhoà, mênh mông “rầu rầu”: màu của sự úa tàn, thê lương ảm đạm, Kiều có tâm trạng mệt mỏi chán chường, tuyệt vọng và cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh với một tương lai mờ mịt, hãi hùng.
+ Khép lại đoạn thơ là những âm thanh dữ dội “gió cuốn, ầm ầm tiếng sóng ” như báo trước những dông tố của cuộc đời sắp ập xuống cuộc đời Kiều. Nàng cảm thấy hãi hùng, chới với như sắp bị rơi xuống vực thẳm sâu của định mệnh.
(Thí sinh cần kết hợp linh hoạt giữa lập luận và dẫn chứng cho phù hợp, nhấn mạnh, bình sâu hơn ở tám câu thơ cuối của đoạn trích)
* Nhận định, đánh giá:
- Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã rất thành công ở bút pháp tả cảnh ngụ tình, sử dụng ngôn ngữ độc thoại, mượn cảnh để diễn tả sâu sắc nội tâm nhân vật, mỗi một cảnh là một nét đau, nỗi lo, nỗi buồn tê tái của người con gái trong suốt quãng đời lưu lạc.
+ Một loạt các từ láy, các hình ảnh ẩn dụ, các câu hỏi tu từ, điệp ngữ “buồn trông” đã góp phần thể hiện rõ tâm trạng Thuý Kiều. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. 
+ Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Mỗi cảnh thiên nhiên trong đoạn đã diễn tả một sắc thái tình cảm khác nhau của Kiều. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình.
- Liên hệ mở rộng: so sánh với đoạn trích khác trong “Truyện Kiều”, hoặc một số tác phẩm khác để làm nổi bật giá trị nghệ thuật của đoạn trích.
 - Giá trị nhân đạo của tác giả Nguyễn Du: Đằng sau sự thành công của bút pháp tả cảnh ngụ tình ấy là một trái tim yêu thương vô hạn với con người, là sự đồng cảm, sẻ chia xót thương cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh và ngầm tố cáo xã hội bất công đã chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm con người
c. Kết bài:
- Khái quát lại nhận định và khẳng định tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du, sự thành công của tác giả trong bút pháp tả cảnh ngụ tình, giá trị đoạn trích. 
- Liên hệ bản thân
ĐỀ 2: Nhận xét về Truyện Kiều, có ý kiến cho rằng:
 	“Một tâm hồn cảm nhận được sự diễm lệ phong phú của thiên nhiên, một mối đồng cảm với số phận và tâm tư con người, đó là những yếu tố nhân văn kết hợp với bút lực tài hoa đã sáng tạo nên một trong những đoạn thơ nổi tiếng nhất trong Truyện Kiều".
Qua các đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” và “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( Trích “Truyện Kiều”( Nguyễn Du) - SGK Ngữ văn 9 tập I ), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.                           
HƯỚNG DẪN
a.Yêu cầu về kỹ năng:
 - Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận văn học. 
 - Lập luận thuyết phục, văn viết có cảm xúc; có sự lien kết chặt chẽ giữa các đoạn văn.
b.Yêu cầu về kiến thức: 
 Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và nêu khái quát giá trị của Truyện Kiều
- Giới thiệu sơ lược nội hai đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bich”, trích dẫn nhận định.
II. Thân bài:
1.giới thiệu khái quát về 2 đoạn trích:
Cảnh ngày xuân và K ở lầu NB là 2 đoạn trích xuất sắc nhất trong TK. Đtrich Cảnh ngày xuân nằm ở phần đầu tác phẩm miêu tả lại bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng cùng khung cảnh lễ hội và cuộc du xuân của chị em TK. Doạn trích Kiều ở lầu NB miêu tả bức tranh thiên nhiên ngoại cảnh và tâm cảnh qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của ND. Với tình yêu thiên nhiên và trái tim nhân đạo, nhìn thấu nội tâm con người, ND đã thể hiện bút lực hết sức tài hoa qua việc miêu tả thiên nhiên và nội tâm nhân vật xuất sắc trong các đoạn trích.
2.Cảm nhận về nghệ thuật tả cảnh trong đoạn trích Cảnh ngày xuân:
“Cảnh ngày xuân” là đoạn thơ tiêu biểu nhất trong Truyện Kiều về bút pháp tả cảnh, tả tình của Nguyễn Du. Đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh thiên trực tiếp trong 4 câu thơ đầu và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 6 câu thơ cuối.
- Sử dụng nhiều hình ảnh đắt giá, sáng tạo như én đưa thoi, thiều quang chín chục, cỏ non, cành lê.
- Đặc biệt là bút pháp miêu tả :
+ Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên: bức tranh xuân tươi đẹp hiện ra chỉ cần điểm vài chi tiết qua cách gợi là chủ yếu.
 + Thủ pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo tập trung trong 6 câu cuối bài khi chị em Kiều du xuân trở về.
2. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”:
-Là đoạn trích có sự kết hợp giao hòa giữa cảnh vật và tâm trạng, thể hiện sự đặc sắc trong bút phap tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
-Bốn câu thơ đầu là bức tranh hoang vắng của lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng nhân vật Thúy Kiều. Cảnh đẹp nhưng lạnh lùng hoang vắng càng làm rõ sự cô độc lẻ loi của nhân vật, cảnh vật nhuốm màu tâm trạng.
-Tám câu thơ cuối là bức tranh tâm tình đấy xúc động về ngoại cảnh và tâm cảnh.
-Điệp từ “buồn trông” và một loạt từ láy đã diễn tả nhiều cung bậc nỗi buồn của Thúy Kiều. Cảnh được cảm nhận qua con mắt của Thúy Kiều. Một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm cảnh đã khắc họa nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo những song gió bão bùng mà nàng sẽ phải nếm trải trong 15 năm lưu lạc.
3. Nhận định, đánh giá:
 Nếu ở đoạn trích Cảnh ngày xuân có kết cấu hợp lý, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, kết hợp giữa bút pháp tả với bút phát gợi có tính chất điểm xuyết chấm phá, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp, tươi vui, sống động, hữu hình, hữu sắc, hữu hương; một khung cảnh lễ hội mùa xuân tươi vui, nhộn nhịp, trong sáng thì đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã rất thành công ở bút pháp tả cảnh ngụ tình, mượn cảnh để diễn tả sâu sắc nội tâm nhân vật, mỗi một cảnh là một nét đau, nỗi lo, nỗi buồn tê tái của người con gái trong suốt quãng đời lưu lạc. đúng là phải có cái nhìn hết sức tinh tế và lòng nhân đạo cao cả, ông mới có đc những đoạn thơ hay đến thế. Thật đúng với nhận định
 	“Một tâm hồn cảm nhận được sự diễm lệ phong phú của thiên nhiên, một mối đồng cảm với số phận và tâm tư con người, đó là những yếu tố nhân văn kết hợp với bút lực tài hoa đã sáng tạo nên một trong những đoạn thơ nổi tiếng nhất trong Truyện Kiều".
III.Kết bài:
--Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. Khẳng định lại giá trị của hai đoạn trích . có thể đưa câu nói của gs Đặng Thanh Lê vào cuối kết luận: “Sử dụng chủ yếu ngôn ngữ dân tộc để miêu tả cảnh vật thiên nhiên và miêu tả nội tâm con người là một đặc điểm trong phong cách ngôn ngữ thi ca Truyện Kiều”
ĐỀ 3: 
Nói về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến, người ta hay nhắc đến bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Có mối liên tưởng nào giữa bài thơ “Bánh trôi nước” với hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” (qua các đoạn trích đã học) của Nguyễn Du?
Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em.
HƯỚNG DẪN
Yêu cầu chung:
- Nội dung: 
+ Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Giá trị hiện thực và nhân đạo của cả ba tác phẩm.
- Phương pháp: + Nghị luận văn học (chung).
+ So sánh văn học (cụ thể).
- Kỹ năng: + Trình bày thành hệ thống luận điểm.
+ Phân tích – tổng hợp, so sánh – đánh giá.
+ Diễn đạt, hành văn.
2. Các ý cần đạt: (gợi ý)
2.1. Luận điểm 1: Giới thiệu giá trị nội dung bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương: Trong hoàn cảnh bị phụ thuộc, người phụ nữ vẫn khẳng định vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ đẹp tâm hồn của mình, đặc biệt là “tấm lòng son”.
Từ hình ảnh trên gợi những liên tưởng về người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyên người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”.
2.2. Luận điểm 2: Những người phụ nữ ấy có tài sắc vẹn toàn nhưng đều là nạn nhân của xã hội phong kiến (giá trị hiện thực)
- Vũ nương đẹp người đẹp nết, hiếu thảo, đảm đang nhưng phải chịu bao bất công, oan khuất (dẫn chứng – phân tích).
- Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn nhưng đành sống kiếp trôi nổi, đoạn trường. (dẫn chứng – phân tích).
- Họ luôn bị ràng buộc trong lễ giáo phong kiến, chịu sự áp chế bất công của chế độ “trọng nam khinh nữ”, của thế lực đồng tiền (dẫn chứng – phân tích – đánh giá).
2.3. Luận điểm 3: Trong hoàn cảnh đó, mỗi tác phẩm là lời khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ với những ước mơ, khát vọng chân chính (giá trị nhân đạo).
- Họ luôn tìm cách đấu tranh vượt thoát khỏi hoàn cảnh của số phận để khẳng định phẩm chất trong sạch, khẳng định “tấm lòng son” của mình (dẫn chứng – phân tích)
- Họ luôn khao khát về hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình; ước mơ công lý, công bằng xã hội (dẫn chứng – phân tích – đánh giá).
ĐỀ 4:  "Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người"
(Đặng Thai Mai – "Trên đường học tập và nghiên cứu" - NXB Văn học 1969)
Chứng minh ý kiến trên qua tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. (SGK, Ngữ văn 9, tập I)
HƯỚNG DẪN
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng làm nổi bật được trọng tâm nội dung nghị luận: Tinh thần nhân đạo trong "Chuyện người con gái Nam Xương":
* Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người Nguyễn Dữ trân trọng, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ qua hình tượng nhân vật Vũ Nương: Vũ Nương có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: công, dung, ngôn, hạnh. Xét về phương diện nào cũng đẹp:
-Là một người vợ: Đối với chồng, nàng là người vợ rất mực dịu dàng, đằm thắm, giàu tình yêu thương chồng và thuỷ chung nhất mực. (d/c)
-Là một người con: Đối với mẹ chồng, nàng hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, là người con hiếu thảo. (d/c)
-Đối với con: Là người mẹ tốt giàu lòng yêu thương con...
-Là một người phụ nữ: Nàng là người phụ nữ đảm đang, trọng danh dự và nhân phẩm, tình nghĩa và giàu lòng vị tha. (d/c)
* Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người: thể hiện ở thái độ cảm thông đau xót: Am hiểu tâm lí nhân vật, thương cảm cho nỗi đau của người phụ nữ nên nhà văn đã thể hiện nỗi đau đớn của nhân vật sâu sắc.
Nàng Vũ có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tụy vun đắp hạnh phúc lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng.
Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất vu vơ.
Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng ... mà người chồng vẫn không động lòng. (d/c)
Con người trong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất (d/c).
* Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người được thể hiện qua thái độ lên án những thế lực đen tối chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người.
-Chiến tranh phong kiến phi nghĩa
-Những tư tưởng lạc hậu của xã hội phong kiến suy tàn (trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu,...) gây bao nhiêu bất công. Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông hồ đồ, mù quáng, gia trưởng, vũ phu.
* Tinh thần nhân đạo - lòng yêu thương con người: là khát vọng và ước mơ về một cuộc sống công bằng, quyền được hưởng hạnh phúc gia đình của con người đặc biệt là người phụ nữ.
-Khát vọng hạnh phúc của con người:
-Ước mơ về cuộc sống tốt đẹp, bình đẳng, quyền được hưởng hạnh phúc của con người:
*Tinh thần nhân đạo của truyện còn thể hiện ở bài học nhân sinh sâu sắc mà Nguyễn Dữ muốn gửi đến bạn đọc muôn đời: Bài học giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Có hạnh phúc đã là sự may mắn nhưng giữ gìn, duy trì hạnh phúc còn khó hơn. Vợ và chồng dù có yêu nhau đến mấy mà chẳng biết tính của nhau thì bi kị

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020.doc