ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ LỚP 4 Bài 1: Nước Văn Lang - Khoảng năm 700 TCN, nhà nước đầu tiên của nước ta ra đời. Tên nước là VĂN LANG. Vua được gọi là HÙNG VƯƠNG. - Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. - cuộc sống ở làng bản giản dị và vui tươi, hòa hợp với thiên nhiên và còn nhiều tục lệ riêng. Bài 2: Nước Âu Lạc - Hoàn cảnh ra đời của nước Âu Lạc: Năm 218 TCN, quân Tần tràn xuống nước ta, Thục Phán đã lãnh đạo người Âu Lạc và Lạc Việt đánh tan quân xâm lược, dựng nên nhà nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương. Lấy kinh đô là ở Cổ Loa (Hà Nội) - Năm 179 TCN, Triều Đà (con rể của An Dương Vương) đem quân sang xâm lược nước ta. An Duong Vương thua trận tự vẫn. nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của triều đại phong kiến phương bắc. - Thành Cổ Loa là thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc. Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. - Khi đô hộ nước ta, triều đạu phương Bắc đã: + Bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, săn gỗ trầm.để cống nạp chó chúng. + Bắt dân ta học theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của ngời Hán. - Nhân dân ta đã phản ứng: + vẫn giữ các phong tục cũ như ăn trầu, nhuộm răng, tổ chức các lễ hội.. + Liên tục nổi dậy chống lại quân đô hộ. Các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu ( 248), Lý Bí (542), Triệu quang Phục(550), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (776), Khúc Thừa Dụ (905), Dương Đình Nghệ (931). + Diễn ra chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt (938), lập lại độc lập cho dân tộc. Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Hoàn cảnh khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Đầu TK I, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Trưng Trắc bị giặc giết chồng, cùng với nỗi căm thù giặc, Hai Bà Trưng đứng lên khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà. - Diễn biến cuộc khởi nghĩa: Mùa xuân năm 40, tại của song Hát hai Bà Trưng đứng lên khởi nghĩa. Sau đó làm chủ được Mê Linh đến Thành Cổ Loa, rồi Luy Lâu. Tô Định (Tướng giặc) sợ hãi bỏ trốn về Trung Quốc. Khỏi nghĩa đã thành công trong 1 tháng. Bài 5: Chiến tháng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938) - Quân Nam Hán kéo sang đánh nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân ta, lợi dụng thuỷ triều xuống trên song Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược năm 938. - Ngô Quyền lên ngôi vua kết thúc thời kì đô hộ của phong kiến phương bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài của nước ta. Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp laojn 12 sứ quân - Ngô Quyền mất, đất nước ta rơi vào cảnh loạn lạc do thế lực phong kiến gây nên trong hơn 20 năm. Đinh Bộ Lĩnh liên kết 1 số sứ quân đi dẹp loạn các sứ quân khác, được dân ủng hộ nên đi tới đâu đánh thắng tới đó. - Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước, lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình. Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ nhất. (981) - Tình hình nước ta khi bị quân Tống xâm lược: + Đinh Tiên Hoàng và Con trưởng Đinh Liễn bị ám sát. Con thứ Đinh Toàn (6 tuổi) còn quá nhỏ. + Lợi dụng thời cơ đó quân Tống sang xâm lược nước ta. + Triều đình lập Lê Hoàn làm vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành, lập ra nhà Lê. - Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ nhất: + đầu năm 981, quân Tống theo 2 đường: đường thủy tiến vào nước ta qua song Bạch Đằng, đường bộ qua Lạng Sơn. + Vua Lê chỉ huy đánh tan quân giặc từ 2 phía, cuộc chiến giành thắng lợi. + cuộc chiến giữ lại nền độc lập cho nước ta, đem lại niềm tự hào và lòng tin và sức mạnh của dân tộc ta. Bài 9: Nhà Lý rời đô ra Thăng Long - Được tôn làm vua, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) dời đô ra Đại La, đổi tên nước là Thăng Long do thấy nơi đây bằng phẳng, đất đai trù phú và là trung tâm của quốc gia. - Sau đó, Lý Thái tong đổi tên nước là Đại Việt. - Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa, dân cư ngày càng đông. Bài 10: Chùa thời Lý - Vào thời Lý, đạo Phật được du nhập vào nước ta, phù hợp với văn hóa nước ta nên được phát triển rộng rãi. Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là công trình kiến trúc đặc sắc. Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ hai (1075-1077) - Nhà Tống tiếp tục tấn công nước ta. Lý Thường Kiệt chỉ đạo quân đánh quân lương của giặc. Giặc đem 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ tiến vào nước ta. Lý Thường Kiệt đã chỉ huy giành thắng lợi. Bài 12: Nhà Trần thành lập - Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, Nhà Trần được thành lập. - Đất nước được chia làm 12 lộ (lộ-> phủ-> chấu-> huyện-> xã.) mỗi cấp có quan cai quản. - nhà Trần coi trọng phát triển nông nghiệp, lập: Hà đê sứ trông coi và bảo vệ đê điều, khuyến nông sứ chăm lo và khuyến khích sản xuất, đồn điền sứ để khai khẩn. Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê - Nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê phòng chống lũ lụt, nhờ vậy nền kinh tế nông nghiệp phát triển và đời sống nhân dân ấm no. Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông - Quân Nguyên – Mông sang xâm lược nước ta 3 lần. Cả 3 lần, vua tôi và quân dân đều đồng lòng, mưu trí đánh tan quân xâm lược. Bài 15: Nước ta dưới thời Trần - Từ giữa TK XIV, nhà Trần bước vào thời kì suy yếu, vua quan không quan tâm tới dân, dân oán hận và nổi dậy khởi nghĩa. - Năm 1400, Hồ Quý Ly nhân cơ hội đó đã truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ. Không chống được quân xâm lược, nhà Hồ suhp đổ, nước ta bị nhà Minh đô hộ. Bài 16: Chiến thắng Chi Lăng - Dựa vào địa hình hiểm trở của ải Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã đánh tan quân Minh ở Chi Lăng. - Thua trận ở Chi Lăng và 1 số trận khác, quân Minh xâm lược phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế (1428) mở ra thời Hậu Lê. Bài 17: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước - Các đời cua của thời nhà Hậu Lê: Lê Thái Tổ, Lê Thái tong, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông. - Vua Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ đất nước gọi là bản đồ Hồng Đức (Bản đồ đầu tiên của nước ta) và cho ra bộ luật Hồng Đức. - Nội dung của Luật Hồng Đức: bảo vệ quyền lợi vua, quan lại và địa chủ; bảo vệ chủ quyền quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ 1 số quyền lợi của phụ nữ. Bài 18: Trường học thời Hậu Lê - Tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê: + Nhà Hậu Lê cho xây dựng lại Quốc Tử Giám, dựng nhà Thái học làm trường đào tạo nhân tài. (có các lớp học, chỗ ở cho học sinh và kho sách); mở trường ở quê cạnh lớp học tư của các thầy đồ. + Người được đi học là con cháu của vua, con thường dân nếu học giỏi. + Nội dung thi của là Nho giáo. Học sinh phải học thuộc lòng những điều Nho giáo. + nề nếp thi cử: 3 năm được tổ chức 1 kì thi Hương ở các địa phương và thi Hội ở kinh thành. - Nhà Hậu Lê đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, và khắc tên người đỗ cao vào bia đá ở Văn Miếu để tôn vinh những người tài. Bài 19: Văn học và khoa học thời Hậu Lê - Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông là hai tập thi Nôm xưa nhất và được lưu truyền đến ngày nay. - Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên ghi lại lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê. - Dư địa chí của Nguyễn Trãi xác định lãnh thổ quốc gia. - Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh tập hợp kiến thức toán học đương thời. Bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh - từu đời thế kỉ XVI, chính quyền nhà Lê suy yếu. Các tập đoàn phong kiến xâu xé tranh giành ngai vàng. - Họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau 7 lần. Đất nước bị chia cắt thành hai đàng: Đàng Trong và Đàng Ngoài. Lấy sông Gianh (quảng Bình) làm ranh giới. - Đất nước bị chia cắt hơn 200 năm khiến dân nghèo khổ. Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong - Cuối TK XVI, cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong được xúc tiến mạnh mẽ, ruộng đất được khai phá, xóm làng hình thành và phát triển. tình dân tộc ngày càng bền chặt. Bài 23: Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII -Vào TK XVI-XVII, 1 số thành thị ở nước ta trở nên phồn thịnh: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An - 5-12-1999, phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long - Năm 1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn. - Nguyễn Huệ đánh thắng quân Trịnh và thống nhất đất nước. Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh - Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân thanh. - các nơi diễn ra trận đánh: Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa thắng lớn. Quân Thanh hoảng loạn bỏ chạy về nước. Bài 26: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung - Quang Trung ban bố các chính sách: +về nông nghiệp: “ Chiếu khuyến nông”, lệnh cho dân trở về quê cũ, khai phá ruộng hoang. Chỉ sau vài năm mùa màng lại tươi tốt và xóm làng bình yên. - Về kinh tế, Quang Trung đúc tiền mới, mở cửa biên giới và cửa biển giúp dân ta tự do kinh doan và buôn bán, giúp phát triển kinh tế nước ta. - về văn hóa, giáo dục: coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia. Chữ Nôm được dùng trong thi cử. - Quang Trung đã bán chiếu khuyến nông và chiếu lập học. Bài 27: Nhà Nguyễn thành lập - Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). - Từ năm 1802-1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu trị, Tự Đức. - Các vua nhà Nguyễn dùng mọi biện pháp thâu tóm chính quyền vào tay: ban hành bộ luật Gia Long bảo vệ tuyệt đối quyền hành của vua, đề cao địa vị của quan lại, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối. Bài 28: Kinh thành Huế - Kinh thành Huế là quần thể kiến trúc và nghệ thuật tuyệt đẹp. - 11-12-1993, quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản Van hóa thế giới. Họ và tên:________________ Kiểm tra học kì II Môn lịch sử Thời gian 45 phút Điểm Nhận xét của giáo viên I. LỊCH SỬ: (5 điểm) Câu 1: Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần năm nào? a. năm 1200 b. năm 1300 c. năm 1400 d.năm 1500 Câu 2: Nhà Hậu Lê đã Làm gì để quản lý đất nước? a. £ Vẽ bản đồ đất nước. b. £ Cho soạn Bộ luật Hồng Đức. c. £ Quản lý đất nước không cần định ra pháp luật. Câu 3: Điền các từ ngữ: (thanh bình, khuyến nông, ruộng hoang, làng quê) vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp: Quang Trung ban bố “Chiếu .................................”, lệnh cho dân đã từng bỏ ........................... phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ........................... . Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại ......................... Câu 4: Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì? ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Câu 5: Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình? ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: