Đề cương ôn thi giữa kì I môn: Toán lớp 7

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1530Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi giữa kì I môn: Toán lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi giữa kì I môn: Toán lớp 7
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: TOÁN LỚP 7
I/ LÍ THUYẾT:
A. ĐẠI SỐ:
Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ.
Các công thức lũy thừa của một số hữu tỉ
Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.
Định nghĩa, tính chất tỉ lệ thức
Tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
Số hữu tỉ như thế nào thì viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn.
B. HÌNH HỌC:
Định nghĩa, tính chất hai góc đối đỉnh
Thế nào là hai đường thẳng vuông góc.
Định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng
Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
Tính chất hai đường thẳng song song
Ba tính chất nói về quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song.
II/ CÁC DẠNG BÀI TẬP:
Dạng 1: Tính (tính nhanh nếu có thể)
Dạng 2: Tìm x
Dạng 3: Vận dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để tìm x, y.
Dạng 4: Nhận ra số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, số thâp phân vô hạn tuần hoàn. Viết được chúng dưới dạng đó.
Dạng 5: Nhận biết hai đường thẳng có song song không, giải thích. Dựa vào tính chất hai đường thẳng song song để tính số đo các góc.
III/ CÁC BÀI TẬP THAM KHẢO:
Bài 25/trang16sgk ; Bài 96/trang48sgk ; Bài 28/sách bài tập ; Bài 42/ sách bài tập ; Bài 46/trang 26sgk
Bài 54; 55; 56; 57/trang 30 sgk ; Bài 65; 66; 68/ trang 34 sgk ; Bài 46; 47/trang 98 sgk.
Đề số 1:
Bài thi khảo sát chất lượng giữa kì 1
Năm học 2005-2016
Môn toán : Lớp 7
(Thời gian làm bài 90 phút)
Họ và tênLớp 7..
I. Phần trắc nghiệm (4.0 điểm ).
Câu 1. (1.0 điểm). Điền Đ ( nếu đúng ),  điền S (nếu sai ) vào ô vuông:
Câu 2.( 1. 0 điểm):  Khoanh tròn  vào chữ cái đầu dòng của những khẳng định đúng.
A. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau
B. Đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng đó
C. Qua điểm A nằm ngoài đường thẳng a, có ít nhất một đường thẳng song song với a
D.Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.
E. Hai tam giác bằng nhau thì có các cặp góc tương ứng bằng nhau
Câu 3.( 2.0 điểm). điền kết quả vào ô vuông.
Câu 4. (1.0 điểm).  Xem hình bên rồi điền vào chỗ () trong các câu sau
a) ∠EDC và ∠AEB là cặp góc ..
b) ∠BED và ∠CDE là cặp góc ..
c) ∠CDE và ∠BAT là cặp góc ..
d) ∠TAB và ∠DEB là cặp góc ..
e) ∠EAB và ∠MEA là cặp góc ..
g) Một cặp góc so le trong khác là 
h) Một cặp góc đồng vị khác là.
II. Phần tự luận (6.0 điểm)
Câu 1 .( 1,5 điểm) .Tìm x biết .
c) |x-3,5| = 5,5 ;
Câu 2. (2, 5 điểm):Số học sinh 3 lớp 7A, 7B, 7C lần lượt tỉ lệ với các số 7, 8, 9 biết rằng số học sinh lớp 7A ít hơn só học sinh lớp 7B là 5 học sinh Tính số học sinh mỗi lớp .
Câu 3.( 2.0 điểm): Cho tam giác ABC có ∠A= 600 ,∠B = 800 .Tia phân giác trong của  góc A cắt BC ở D. Tính số đo của góc ∠ADC
Bài 1: ( 2,5  điểm ) Tìm x biết:                 
d) 5x + 5x+1 = 150
e) 3/5x + 1 = – 4/7
Bài 2 : (1,5 điểm ).  
a) So sánh : 52015 và 251007
b) Tìm ba số x, y và z biết : 2x = 3y = 4z và y – x + z = 2013
Bài 3: (2,0 điểm )
a) Thực hiện phép tính: 
So sánh A và B.
Bài 4 : (2,0điểm) Ba cạnh của một tam giác tỉ lệ với 3, 4, 7. Chu vi của nó bằng 70m.
Tìm độ dài các cạnh của tam giác đó.
Bài 5 : (2,0 điểm) Cho tam giác ABC có ∠B= 500 ; ∠C= 500. Gọi Am là tia phân giác của góc ngoài ở đỉnh A của tam giác ABC. Chứng minh: Am // BC.
Câu 1 (2,0 điểm). Tính:
1) (1/2)2 ;             2) √81;
3) 0,52.42;            4) (-3,6)2 : (1,2)2.
Câu 2 (2,0 điểm). Tìm x, biết:
1) |x| = 0,3 ;             2) x2 =  4/9 ;
3) x/6 =2/3  ;            4) √x = 3.
Câu 3 (2,0 điểm). Viết các số thập phân hữu hạn sau đây ra phân số tối giản:
1) 0,6 ;                  2) 1,2 ;
3) – 0,15 ;               4) – 3,6 .
Câu 4 (2,0 điểm). Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể được từ đẳng thức:  (Biết a, b, c, d là các số thực khác 0).
Câu 5 (2,0 điểm). Tìm hai số x và y, biết:
1) x/5 = y/3 và  x +  y = 16;                 2) x/2 = y/3  và x.y = 24
Câu 1 (4,0 điểm). Vẽ các hình sau rồi viết tên tất cả các cặp góc bằng nhau trong mỗi hình đó:
Hình 1.
Hình 2. Biết a // b
Câu 2 (4,5 điểm). Tính số đo các góc chưa biết của tam giác ABC trong mỗi trường hợp sau:
1)∠A = 800, ∠B = 700  ;
2) ∠A =  700, ∠B = ∠C  ;
3) ∠A/2 = ∠B/3 = ∠C/4 .
Câu 3 (1,5 điểm). Cho ΔABC = ΔMNK, biết ∠A = 500 , ∠N =650 AB = 5 cm, MK = 6 cm. Tính: GÓC ∠M, ∠B, MN, AC, ∠C, ∠K ?
Bài 1 : ( 1.5 điểm )  .
1) Phát biểu các tính chất về quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song.
2) Hình vẽ bên cho biết xx’// yy’.
Khi đó:       
(A) ∠ BAD = 900
(B)  ∠ADC + ∠BCD = 1800
(C)  ∠ DCy = 450
(D)   ∠ADC + ∠Dcy = 1800
Hãy chọn câu trả lời sai.
Bài 2 : ( 2.0 điểm) . Thực hiện các phép tính sau :
Bài 3 : (2,0 điểm) .Tìm  x ∈ Q biết:
c)2x = 8;                                              d)|2,5 – x| + |x – 3| =0
Bài  4 : (2,0 điểm) .Tìm chu vi của một hình chữ nhật, biết rằng hai cạnh của nó tỉ lệ với 2; 5 và chiều dài hơn chiều rộng 12m.
Bài 5: ( 2,5 điểm) .
Trong hình vẽ bên cho biết:    Am // Bt; Am // On;
∠mAO =450; ∠OBt=1100  ;
a) Hai đường thẳng On và Bt có song song với nhau hay không ? Vì sao?
b) Tính số đo góc ∠AOB?
Câu 1 (2 điểm). Tính:
a) 82
b)
c) (3,5)2.(-2)2
d) (-5)3 : (2,5)3
Câu 2 (3 điểm).
Tìm x biết:
Tìm x, y biết:
Câu 3 (1 điểm).
Số học sinh lớp 7A, 7B, 7C lần lượt tỉ lệ với 15, 16, 17. Tính số học sinh của mỗi lớp, biết lớp 7B nhiều hơn lớp 7A là 2 học sinh.
Câu 4 (3 điểm).
Cho góc nhọn xOy, trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OA = OB. Vẽ tia Oz là tia phân giác của góc xOy, trên tia Oz lấy điểm C (OC > OA).
Chứng minh rằng: ΔAOC = ΔBOC

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan_7.doc