Đề cương ôn tập thi học kì II năm học 2013 - 2014 môn: Địa lí

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kì II năm học 2013 - 2014 môn: Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập thi học kì II năm học 2013 - 2014 môn: Địa lí
TRƯỜNG THPT VĨNH BÌNH BẮC
TỔ SỬ - ĐỊA – GDCD
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: ĐỊA LÍ
	I. Lý thuyết
	Câu 1: Thế nào là ngành dịch vụ, trình bày sự phân loại, ý nghĩa của các ngành dịch vụ?
	* Dịch vụ bao gồm các hoạt động phục vụ cho các yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt.
	* Phân loại: 
- Có 3 nhóm là:
+ Dịch vụ kinh doanh: Vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm.
+Dịch vụ tiêu dùng: Hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, dịch vụ cá nhân.
+ Dịch vụ công: Các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể
	* Ý nghĩa
+ Thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển.
+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước.
- Tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập.
- Khai thác tốt hơn các tài nguyên, các di sản văn hoá, các thành tựu khoa học kĩ thuật để phục vụ nhu cầu của con người.
	Câu 2: Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ?
	* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ:
- Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động.
- Qui mô, cơ cấu dân số
- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán
- Mức sống và thu nhập thực tế
- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử và cơ sở hạ tầng du lịch.
	Cău 3: Vai trò, đặc điểm của ngành GTVT
	* Vai trò:
- Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường. 
- Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.
- Thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.
- Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
	* Đặc điểm
- Sản phẩm của ngành giao thông vận tải chính là sự chuyên chở người và hàng hoá. 
- Chất lượng của sản phẩm dịch vụ này được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn cho hành khách và hàng hoá
- Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, người ta thường dùng các tiêu chí: 
	+ Khối lượng vận chuyển (tức số hành khách và số tấn hàng hoá được vận chuyển)
	+ Khối lượng luân chuyển (tính bằng người.km và tấn.km) 
	+ Cự li vận chuyển trung bình (tính bằng km)
	Ví dụ: Một tàu ô tô chở hàng hóa có trọng tải 12 tấn, đi quảng đường dài 115 km.
- Khối lượng vận chuyển của ô tô là: 12 tấn.
- Khối lượng luân chuyển của ô tô là: 12 x 115 = 1.380 tấn.km.
	Câu 4: Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
	* Điều kiện tự nhiên.
- Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
- Ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình GTVT.
- Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải.
	* Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quyết định sự phát triển, phân bố, hoạt động của GTVT.
+ Các ngành kinh tế là khách hàng, đồng thời trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành GTVT.
+ Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng  quy định mật độ mạng lưới GTVT, các loại hình vận tải.
+ Sự phân bố các cơ sở sản xuất và thị trường tiêu thụ quy định hướng và cường độ các luồng vận chuyển.
- Sự phân bố dân cư, đặc biệt các thành phố lớn, các chùm đô thị ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách.
Câu 5: So sánh ưu và nhược điểm của ngành GTVT đường ô tô và đường sắt.
Đường ô tô
Đường sắt
Ưu điểm
- Vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh.
- Hiệu quả trên những tuyến đường xa.
- Tốc độ nhanh, ổn định.
- Giá rẻ
- Tiện lợi, cơ động và thích nghi cao với các dạng địa hình.
- Hiệu quả trên các cư li vận chuyển trung bình và ngắn.
- Tiện dụng cao.
- Phối hợp với các loại phương tiện khác.
Nhược điểm
- Tính cơ động thấp, chỉ hoạt động trên đường ray.
- Chi phí đầu tư, lắp đặt đường ray rất lớn.
- Gây ùn tắc giao thông
- Tạo những vấn đề nghiêm trọng về môi trường.
Câu 6: Thế nào là ngành thương mại? Vai trò của ngành thương mại đối với việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
* Thương mại: Là khâu nối sản xuất và tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
* Vai trò của thương mại: 
- Ngành thương mại có vai trò điều tiết sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển 
- Giúp cho hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ được mở rộng.
- Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng mới.
Câu 7: Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
* Cán cân xuất nhập khẩu: Là quan hệ so sánh giá trị giữa hàng hóa xuất khẩu (còn gọi là kim ngạch xuất khẩu) với giá trị hàng nhập khẩu( kim ngạnh nhập khẩu)
	+ Nếu giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu.
	+ Nếu giá trị hàng xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu gọi là nhập siêu. 
* Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu:
 - Có thể chia cơ cấu hàng xuất nhập khẩu thành các nhóm: Nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến, tư liệu sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ thương mại.
Câu 8: Đặc điểm của thị trường thế giới
- Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu, xu hướng toàn cầu hóa là xu thế quan trọng.
- Khối lượng buôn bán trên thế ngày càng lớn.
- Hoạt động buôn bán trên thế giới tập trung vào các nước tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Hình thành các trung tâm thương mại lớn trên thế giới: Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.
- Ngoại tệ của các cường quốc xuất nhập khẩu thường là những ngoại tệ mạnh.
Ví dụ: ..
Câu 9: Vai trò và chức năng của môi trường tự nhiên.
	* Chức năng:
	Môi trường địa lí có 3 chức năng:
	+ Là không gian sống của con người.
	+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên
	+ Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
	* Vai trò:
- Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người. Tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho việc phát triển KT-XH đất nước.
- Con người có thể làm nâng cao hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường.
Câu 10: Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.
	* Phân loại: Có nhiều cách phân loại TNTN
- Theo thuộc tính tự nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật
- Theo công dụng kinh tế: Tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch.
- Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người:
	+ Tài nguyên có thể bị hao kiệt:
	üTài nguyên khôi phục được
	ü Tài nguyên không khôi phục được
	+ Tài nguên không bị hao kiệt
II. Bài tập
- Tính toán một số công thức
- Vẽ biểu đồ: Tròn, cột, đường.
* Các bước vẽ biểu đồ
- Bài tập vẽ biểu đồ thông thường bao gồm 3 bước:
	+ Xác định dạng biểu đồ cần vẽ.
	+ Xử lí số liệu (nếu có)
	+ Vẽ biểu đồ
	Ø Ghi chú/ chú thích
	Ø Tên biểu đồ (căn cứ vào yêu cầu để đặt tên)
* Các yêu cầu
- Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào, cũng phải đảm bảo được 3 yêu cầu:
	+ Chính xác
	+ Khoa học (rõ ràng, dễ đọc)
	+ Thẩm mỹ (đẹp)
* Một số chú ý
- Các loại biểu đồ thường gặp: hình cột, tròn, đường biểu diễn, miền, biểu đồ kết hợp...
- Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực ( viết chì vẽ đường tròn)
- Xem kỹ đơn vị mà đề bài cho (đơn vị thực tế /giá trị tuyệt đối hay giá trị tương đối / %).
- Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác.
- Vẽ biểu đồ sạch sẽ, theo thứ tự của đề bài.
- Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ.
- Phải đặt tên cho biểu đồ.
NHẬN BIẾT SỐ LIỆU ĐỂ XÁC ĐỊNH BIỂU ĐỒ CẦN VẼ
Cơ cấu, tỉ lệ %
trong tổng số
Dưới 3 mốc năm (nhiều thành phần) 
Biểu đồ TRÒN 
3 mốc năm trở lên (ít thành phần)
Biểu đồ MIỀN 
Tình hình phát triển 
Biểu đồ ĐƯỜNG
Biểu đồ CỘT
Tốc độ tăng trưởng 
NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU
Cơ cấu 
- So sánh tổng thể từng biểu đồ trong từng năm ( mỗi thành phần bao nhiêu, nhiều nhất, ít nhất...)
- So sánh từng thành phần ở các mốc thời gian (từng thành phần tăng hay giảm/hơn hay kém bao nhiêu/ bao nhiêu lần...)
Tỉ lệ % trong tổng số 
So sánh hai thành phần 
- Tình hình phát triển
- Nhận xét chung tăng hay giảm,
 - Có liên tục không, 
- Ở mỗi mốc thời gian (giai đoạn nào nhanh, nhanh nhất giai đoạn nào giảm, giảm nhiều nhất ) 
- Tốc độ tăng trưởng 
	GIÁO VIÊN BỘ MÔN
	 TRẦN TRUNG KIÊN

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II Dia 10_ 13-14.doc