Đề cương ôn tập Sinh học 8 học kì 1

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1083Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Sinh học 8 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Sinh học 8 học kì 1
SINH HỌC 8
1/ Khái niệm mô? Kể các loại mô? Đặc điểm, chức năng của mô biểu bì và mô liên kết?
- Mô là tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định. [Mô biểu bì / liên kết / cơ / thần kinh].
+ Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng (ống tiêu hoá, dạ con,) à bảo vệ, hấp thụ và tiết.
+ Mô liên kết: gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền, có các sợi đàn hồi à tạo ra bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan.
2/ Khái niệm phản xạ, cung phản xạ? VD về phản xạ và phân tích đường đi của xung thần kinh theo cung phản xạ?
Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da) qua TW thần kinh -> cơ quan phản ứng (cơ, tuyến).
VD: 
 + Đèn sáng chiếu vào mắt thì đồng tử (con người) co lại.
 + Thức ăn vào miệng thì tuyến nước bọt tiết nước bọt.
 + Tay chạm vào vật nóng thì rụt lại: Nếu tay ta chạm vào vật nóng thì cơ quan thụ cảm ở tay nhận được một cảm giác rất nóng, liền xuất hiện một xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh. Rồi từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây ly tâm tới tay (cơ quan phản ứng).
3/ Giải thích nguyên nhân sự mỏi cơ? Các bpháp phòng chống mỏi cơ? 
* Nguyên nhân: do cơ thể thiếu oxi nên tích tụ nhiều axit lactic đầu độc cơ.
* Biện pháp: 
 + Cần nghỉ ngơi kết hợp với xoa bóp.
 + Trong lao động cần làm việc vừa sức, nhịp nhàng.
 + Cần rèn luyện cơ thể để tăng khả năng chịu đựng và làm việc của cơ.
4/ Các đặc điểm tiến hoá của bộ xương người so với thú? Các biện pháp vệ sinh hệ vận động?
* Đặc điểm tiến hoá [] (7) : 
+ Hộp sọ phát triển. 
+ Lồng ngực nở sang 2 bên. + Cột sống cong 4 chỗ. + Xương chậu nở. + Xương đùi lớn. + Bàn chân hình vòm. + Xương gót phát triển.
* Biện pháp []: (3)
+ Thường xuyên rèn luyện TDTT và lao động vừa sức.
+ Khi mang vác và ngồi học cần lưu ý chống cong vẹo cột sống.
+ Có 1 chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lí.
5/ Các bạch cầu hoạt động ntn khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể? 
Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
+ Thực bào: bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi t/hoá.
+ Limpho B tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.
+ Limpho T phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng.
6/ Đông máu là gì và ý nghĩa của hiện tượng đông máu? Kể các nhóm máu ở người? |Vì sao người có nhóm máu A không thể truyền cho người có nhóm máu O ? | à vì hồng cầu bị kết dính.
Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu hàn kín vết thương giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất máu khi bị thương.
Các nhóm máu: A, B, O, AB.
7/ So sánh sự khác nhau giữa cấu tạo động mạch và tĩnh mạch?| Tại sao máu trong tĩnh mạch chủ có thể chảy ngược chiều trọng lực?|àvì máu trong tĩnh mạch chủ có van.
Động mạch: thành cơ dày, hẹp, gồm 3 lớp (biểu bì, cơ trơn, mô liên kết) à đẩy máu từ tim -> các cơ quan với vận tốc và áp lực lớn.
Tĩnh mạch: thành cơ mỏng, rộng, gồm 3 lớp (biểu bì, cơ trơn, mô liên kết), có van một chiều à dẫn máu khắp tế bào về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
8/ Các biện pháp b.vệ cơ thể tránh các t.nhân có hại cho hệ tim mạch?
+ Tránh các tác nhân gây hại. (4)
+ Tạo cuộc sống, tinh thần thoải mái, vui vẻ.
+ Lựa chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện phù hợp.
+ Cần rèn luyện thường xuyên để tăng dần sức chịu đựng của tim mạch và cơ thể.
9/ Hô hấp là gì? Nêu cấu tạo và chức năng hệ hô hấp ở người?
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp khí oxi cho các tế bào của cơ thể và thải khí cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
* Cấu tạo: 
 + Đường dẫn khí gồm: mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản.
 + 2 lá phổi có: lá phổi phải (3 thuỳ), lá phổi trái (2 thuỳ).
* Chức năng:
 + Đường dẫn khí à dẫn khí vào và ra, ngăn bụi, làm ẩm/ấm và b.vệ phổi
 + 2 lá phổi à là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và MT ngoài.
10/ Các biện pháp hạn chế các tác nhân gây hại đến hệ hô hấp? Tác hại của thuốc lá đối với hệ hô hấp?
* Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp: (7)
 + Trồng nhiều cây xanh. + Không xả rác bừa bãi. + Không hút thuốc lá.
 + Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh ở những nơi có nhiều bụi.
 + Nơi làm việc phải có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.
 + Không khạc nhổ bừa bãi. 
 + Hạn chế sử dụng các th.bị có thải ra các khí độc hại.
* Thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau: (3)
 + Nitơ oxit (NOx): gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí; có thể gây chết ở liều cao.
 + Cacbon oxit (CO): chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết.
 + Các chất độc hại (nicotine, nitrozamin): làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí; có thể gây ung thư phổi.
11/ Với 1 khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự t/hoá diễn ra có h.quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hoá ở ruột non là: đường đơn, các axit amin, axit béo và glixerin, các vitamin và muối khoáng.
12/ Một số bệnh về đường tiêu hoá? Các biện pháp vệ sinh hệ tiêu hoá?
1 số bệnh: đau dạ dày, rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm
* Biện pháp vệ sinh hệ tiêu hoá: (4) 
 + Ăn uống đúng cách. + Khẩu phần ăn hợp lí. 
 + Ăn uống hợp vệ sinh.
 + Vệ sinh răng miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_SINH_HOC_8_HKI.doc