Đề cương ôn tập ngữ văn lớp 8 học kì II

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập ngữ văn lớp 8 học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập ngữ văn lớp 8 học kì II
NGỮ VĂN 8
A – PHẦN VĂN HỌC
I – TRUYỆN KÍ VN 
1/ Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố
Ý nghĩa: NTT đã phản ánh hiện thực về sức p.kháng mãnh liệt chống lại áp bức, bóc lột của những người nông dân hiền lành, chất phác.
Nghệ thuật
Khắc hoạ nhân vật điển hình, nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật.
Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc, chi tiết giàu kịch tính.
Nội dung: Đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của XH TDPK đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người PN nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Tác giả - Tác phẩm 
Ngô Tất Tố (1893 – 1954)
Quê ở làng Lộc Hà, h.Từ Sơn, t.Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội).
Là nhà văn hiện thực x.sắc chuyên viết về n.thôn trước CMT8/1945.
T/p chính: các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940); các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940),
Tắt đèn là t/p tiêu biểu nhất của NTT. Đoạn Tức nước vỡ bờ trích trong ch.XVIII của t/p, nhan đề do NBS SGK trước đây đặt.
2/ Lão Hạc – Nam Cao
Ý nghĩa: Thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.
Nghệ thuật
Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với LH.
Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hoá cao.
Nội dung: Đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong XH cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng ngth xuất sắc của nhà văn NC, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện.
Tác giả - Tác phẩm
Nam Cao (1917 (có tài liệu ghi năm sinh của NC là 1915) – 1951).
Tên khai sinh: Trần Hữu Tri.
Quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là x.Hoà Hậu, h.Lí Nhân), t.Hà Nam.
Là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn/dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
T/p chính: các tr.ngắn Chí Phèo (1941), Trăng sáng (1942), Lão Hạo (1943), tr.dài Sống mòn (1944).
LH là một trong những tr.ngắn xuất sắc viết về người nông dân của NC, đăng báo lần đầu 1943.
II – VB NHẬT DỤNG
1/ Ôn dịch, thuốc lá
Ý nghĩa: Với những phân tích khoa học TG đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn thuốc lá.
Nghệ thuật
Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, thuyết minh cụ thể, phân tích khoa học.
Sử dụng thủ pháp so sánh thuyết phục.
Nội dung: Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khoẻ và tính mạng con người. Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khoẻ con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống GĐ&XH. Bởi vậy, muốn chống lại nó, cần phải có quyết tâm cao hơn và b.pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch.
2/ Bài toán dân số
Ý nghĩa: VB nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện tại: dân số và tương lai của dân tộc, của nhân loại.
Nghệ thuật
Lập luận chặt chẽ, ngắn gọn, chứng cứ đầy đủ.
Vận dụng phương pháp thuyết minh thống kê, so sánh, phân tích.
Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục.
Nội dung: Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự GTDS thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện 1 bài toán cổ về cấp số nhân, Tg đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự GTDS đáng lo ngại của TG, nhất là ở những nước kém phát triển.
III – VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
1/ Chiếc lá cuối cùng – O Hen-ri
Ý nghĩa: “CLCC” là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người hoạ sĩ nghèo. Qua đó Tg thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật vì người khác.
Tóm tắt
 Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô chỉ đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là sẽ lìa đời. Biết được ý nghĩ điên rồ đó, cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già đã thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng không rụng đã làm cho Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi đã từ cõi chết trở về. Trong khi đó, cụ Bơ-men đã chết vì sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi.
 c) Nghệ thuật: Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần, gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
 d) Nội dung
 - Ca ngợi tình yêu thương cao cả của những con người nghèo khổ với nhau.
Sức mạnh của tình yêu cuộc sống đã chiến thắng bệnh tật.
Sức mạnh của giá trị nhân sinh, nhân bản của nghệ thuật chân chính.
 e) Tác giả - tác phẩm
O Hen-ri (1826 – 1910) là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn.
1 số truyện: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ, Chiếc lá cuối cùng,
N/d T/p: thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu những con người nghèo khổ, rất cảm động.
Đoạn trích này là phần cuối của truyện ngắn “CLCC”.
2/ Đánh nhau với cối xay gió – Xéc-van-tét
Ý nghĩa: Qua đoạn trích [] nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, đồng thời đề cao thực tế cao thượng.
Tóm tắt
 Đôn Ki-hô-tê mong muốn trở thành hiệp sĩ nên đã cùng Xan-chô Pan-xa đi phiêu lưu khắp nơi, trừ gian diệt ác. Trên đường đi, 2 người gặp những chiếc cối xay gió, Đôn Ki-hô-te tưởng rằng chúng là những tên khổng lồ một mắt nên xông vào đánh, Xan-chô Pan-xa chỉ dám đứng ngoài can ngăn. Kết quả Đôn Ki-hô-tê bị thương nhưng ko kêu la gì cả. Suốt đường đi, Xan-chô Pan-xa ăn uống no say, Đôn Ki-hô-tê ko ăn gì cả. Tối hôm đó, Xan-chô Pan-xa ngủ say còn Đôn Ki-hô-tê ko ngủ để nghĩ đến tình nương của mình. Sáng hôm sau, 2 người tiếp tục cuộc hành trình.
Nghệ thuật
Nghệ thuật kể chuyện đã tô đậm sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa à tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học Tg.
Giọng điệu phê phán, hài hước.
Tác giả - Tác phẩm
Xéc-van-tét (1547 – 1616) là nhà văn TBN.
VB trích trong ch.VIII của tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê (126 chương).
B – PHẦN TIẾNG VIỆT
1/ Trợ từ, thán từ
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để NHẤN MẠNH hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. VD: những, có, chính, đích, ngay,
 VD: Ngay cả Hà cũng nghỉ học ư? à Biểu thị thái độ ngạc nhiên.
Thán từ
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
Thán từ gồm 2 loại chính:
Thán từ bộc lộ t/cảm, c/xúc: a, ái, ơ, ôi, than ôi, ô hay, trời ơi,
Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,
VD: + Ô hay! Cơm nấu ngon thế mà em lại chê à? à Bộc lộ t/c, c/xúc.
 + Này, tụi mình đi đá bóng nhé các cậu à Gọi đáp.
2/ Từ ngữ ĐP – Biệt ngữ XH
a) Khác với TN toàn dân, TNĐP là TN chỉ sd ở 1 (hoặc 1 số) ĐP nhất định.
b) Khác với TN toàn dân, BNXH chỉ đc dùng trong 1 tầng lớp XH nhất định.
c) Sử dụng TNĐP, BNXH
Việc sử dụng TNĐP và BNXH phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sd 1 số TN thuộc 2 lớp từ này để tô đậm màu sắc ĐP, màu sắc tầng lớp XH của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
Muốn tránh lạm dụng TNĐP và BNXH, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
3/ Nói quá là 1 biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức b/cảm.
VD: “Lỗ mũi 18 gánh lông / Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho.”
4/ Nói giảm, nói tránh là 1 b/p tu từ dùng cách d.đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu l.sự.
VD: Mẹ cháu đã mất rồi!

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_NGU_VAN_8_HKI.doc