Đề cương ôn tập ngữ văn 8 thi lại trong hè 2016

doc 12 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1800Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập ngữ văn 8 thi lại trong hè 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập ngữ văn 8 thi lại trong hè 2016
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 THI LẠI TRONG HÈ 2016
PHẦN I: VĂN BẢN:
A. VĂN BẢN THƠ:
TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
Ghi chú
1
Nhớ rừng
Thế Lữ
1907-1989
8 chữ/ câu
Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại, tầm thường tù túng và kha khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thưở ấy.
Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhợp điệu, phép tương phản đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc săc.
Học thuộc lòng cả bài thơ
2
Quê hương
Tế Hanh
1921
8 chữ/ câu
Tình yêu quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng (cánh buồm, hồn làng, thân hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ)
Học thuộc lòng cả bài8 chữ/ câu
3
Khi con tu hú
Tố Hữu
1920-2002
Lục bát
Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù.
Giọng thơ da diết sôi nổi, tưởng tượng phong phú dồi dào.
Học thuộc lòng cả bài
4
Tức cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh
1890-1969
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui (vẫn sẵn sàng, thật là sang), từ láy miêu tả: chông chênh;Vừa cổ điển vừa hiện đại.
Học thuộc lòng cả bài
5
Ngắm trăng (Vọng nguyệt) trích NKTT
Hồ Chí Minh
1890-1969
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ tối tăm
Nhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ, đối
Học thuộc lòng cả bài
6
Đi đường (Tẩu lộ) trích NKTT
Hồ Chí Minh
1890-1969
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
(dịch lục bát)
ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời: Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang
Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ
Học thuộc lòng cả bài
B. VĂN BẢN: NGHỊ LUẬN
TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung, tư tưởng
Giá trị nghệ thuật
Ghi chú
1
Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
1010
Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ: 974-1028)
Chiếu Chữ Hán Nghị luận trung đại
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà giữa lí và tình: trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân.
Vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho quan dân
2
Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) 1285
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn(1231- 1300)
Hịch Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược (TK XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng, trên cơ sở đó tác giả phê phán những suy nghĩ sai lệch của các tì tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân chuẩn bị chiến đấu chống giặc. Bừng bừng hào khí Đông A.
Giọng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết, chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu xa; đánh vào lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòng.
Quan hệ thần- chủ vừa nghiêm khắc vừa bao dung, vừa tâm sự vừa phê phán, vừa khuyên răn, khơi đậy lương tâm danh dự.
3
Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô Đại cáo)1428
ức Trai Nguyễn Trãi (1380-1442
Cáo
Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định sẽ thất bại.
Lập luận chặt chẽ , chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lịch sử dân tộc thật sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài; xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn
Nguyễn Trãi thay lời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) viết để công bố cho toàn dân biết sự kiện lịch sử trọng đại.
4
Bàn luận về phép học (Luận pháp học;1971)
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
1723-1804
Tấu 
Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập: Học để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm (hành)
Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng: sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trongviệchọc, tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn. 
Tấu (khải, sớ): văn bản của quan, tướng, dân...viết đệ trình lên vua chúa.
5
Thuế máu (Trích chươngI, Bản án chế độ thực dân Pháp)
1925
Nguyễn ái Quốc
1890-1969
Phóng sự - chính luận
Nghị luận hiện đại
Chữ Pháp
Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn khốc (1914-1918)
Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu rất cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại: mâu thuẫn trào phúng, giọng điệu giễu nhại . 
Lần đầu tiên trên thế giới, chế độ thuộc địa bị kết án một cách có hệ thống cụ thể và chính xác
6
Đi bộ ngao du (Trích Ê-min hay về giáo dục) 1762
J. Ru xô (1712-1778)
Nghị luận nước ngoài (Chữ Pháp)
Đi bộ ngao du tốt hơn đi ngựa. Đi bộ ngao du ích lợi nhiều mặt. Tác giả là một con người giản dị, rất quý trọng tự do và rất yêu thiên nhiên
Lí lẽ và dẫn chứng được rút từ ngay kinh nghiệm và cuộc sống của nhân vật, từ thực tiễn sinh động, thay đổi các đại từ nhân xưng một cách linh hoạt sinh động.
Nghị luận trong tiểu thuyết ; Thấy được bóng dáng tinh thần tác giả.
C. Bảng so sánh phân biệt nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại: 
Nghị luận trung đại
Nghị luận hiện đại
- Văn sử triết bất phân
- Khuôn vào những thể loại riêng: chiếu, hịch, cáo, tấu..với kết cấu, bố cục riêng.
- In đậm thế giới quan của con người trung đại: tư tưởng mệnh trời, thần - chủ; tâm lí sùng cổ.
- Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng.
- Không có những đặc điểm trên
- Sử dụng trong nhiều thể loại văn xuôi hiện đại: Tiểu thuyết luận đề, phóng sự- chính luận, tuyên ngôn....
- Cách viết giản dị, câu văn gắn lời nói thường, gắn với đời sống thực.
CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN VĂN BẢN:
1/Nhớ rừng:
Câu 1:Bài thơ là lời của ai? Việc mượn lời như vậy có ý nghĩa gì?
Câu 2: Nêu nội dung cơ bản của từng khổ thơ?
2/Ông đồ:
Câu 1: Hình ảnh ông đồ được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Câu 2: Những câu thơ nào thể hiện nỗi niềm của tác giả?
3/Quê hương:
 Câu 1: Nêu những nội dung cơ bản của bài thơ?
4/Khi con tu hú:
Câu 1:Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là gì?
Câu 2: Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng được thể hiện qua những câu thơ nào? Cảm nhận của em về những câu thơ đó.
Câu 3: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng.
5/ Chùm thơ của Hồ Chí Minh:
Câu 1: Cái “sang” của cuộc đời cách mạng trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.
Câu 2: Bài học của em từ bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
6/ Chiếu dời đô:
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Chiếu?
Câu 2: Vì sao nói văn bản "Chiếu dời đô" phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc?
7/Hịch tướng sỹ:
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Hịch?
Câu 2: Nỗi lòng của người chủ tướng được thể hiện đoạn văn nào? Em hãy phân tích đoạn văn đó.
8/ Nước Đại Việt ta:
Câu 1: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
Câu 2: Vì sao nói đây là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc?
9/Bàn luận về phép học:
 Câu 1:Tác giả bàn như thế nào về cách học?
Câu 2: Tác giả của bài “Bàn luận về phép học” nêu mục đích của việc học là làm người. Em có đồng ý với quan niệm đó không? Theo em học để làm người trong thời đại ngày nay cần phải học những gì và học như thế nào?
10/Thuế máu:
Câu 1: Đoạn trích Thuế máu”được trích từ tác phẩm nào?tác giả là ai? Nội dung của nó vạch trần điều gì? 
Câu 2: Phân tích số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa qua sự miêu tả của tác giả. 
Câu 3: Em hãy nêu ý nghĩa nhan đề “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc ?
11/Đi bộ ngao du
Câu 1: Nêu các luận điểm chính của văn bản "Đi bộ ngao du"?
Câu 2: Hãy nêu chân dung của tác giả qua văn bản?
12/Ông Giuốc –đanh mặc lễ phục.
Câu 1: Em hiểu gì về tính cách của Ông Giuốc-đanh?
MỘT SỐ GỢI Ý:
A- Phần I: Văn học:
1- Nhớ rừng:
Câu 1: Là lời con hổ trong vườn bách thú. Tác giả mượn lời như vậy để tiện nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là những thanh niên trí thức “tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hoà sâu sắc với thực tại xã hội tù túng giả dối, ngột ngạt đương thời. Họ khao khát cái tôi được khẳng định và phát triển trong cuộc sống rộng lớn tự do. Nhưng đó cũng là tâm sự chung của người Việt Nam trong cảnh mất nước lúc bấy giờ.
Câu 2: Các nội dung cơ bản:
- Taâm traïng con hoå côû vöôøn baùch thuù(Khổ 1,4)
- Con hoå trong choán giang sôn huøng vó ngaøy xöa(Khổ 2,3)
- Lôøi nhaén gôûi cuûa con hoå veà choán röøng xöa ( Khổ 5)
2- Ông đồ:
Câu 1: Hình ảnh ông đồ hiện lên trong bài thơ trong không gian: “Bên phố” và thời gian (Với hai thời kỳ khác nhau: Thời xưa và thời hiện tại). Cái hay ở đây chính là hình ảnh ông đồ có sự đối lập ở hai thời điểm khác nhau.
Câu 2: Những câu thơ nào thể hiện nỗi niềm của tác giả:
 Năm nay đào lại nở
 Không thấy ông đồ xưa.
 Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
4- Khi con tu hú:
Câu 1: Sáng tác vào tháng 7- 1939 tại nhà lao Thừa phủ Huế khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu. Trước đó ở lứa tuổi 18, TH cảm thấy sung sướng vô biên vì bắt gặp lý tưởng cộng sản, đang tự do say mê hoạt động cách mạng thì bị bắt.
Câu 2: Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng:
 - AÂm thanh goïi heø roän raøng vui veû: Tiếng ve, tiếng tu hú, tiếng sáo diều.
- Màu sắc rực rỡ tươi sáng: bắp vàng, bầu trời xanh, nắng đào, ...
- Hương vị ngọt ngào: trái cây đương chín.
- Khoâng gian soáng ñoäng,khoaùng ñaït, töï do:càng rộng càng cao, lộn nhào từng không.
à Söùc caûm nhaän maõnh lieät, tinh teá cuûa 1 taâm hoàn trẻ trung yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết.
Câu 3: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng: 
- Từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao à Đau khổ,u uất, ngột ngạt.
- Đạp tan phòng : nói quá, giọng thơ mạnh mẽ. à Khao khát tự do mãnh liệt, cháy bỏng của người tù cách mạng. 
5- Chùm thơ của Hồ Chí Minh:
Câu 1:
-- Sang -> sang trọng, giầu có, cao quý đẹp đẽ ; còn là cảm giác hài lòng, vui thích).
-> Cũng có phần là cách nói khoa trương, khẩu khí, nói cho vui như trong thơ truyền thống. Nhưng niềm vui của Bác là rất thật, chân thành, không hề gượng gạo.
- Niềm vui lớn nhất của Bác không phải chỉ là thú lâm tuyền như người ẩn sĩ xưa mà là niềm vui của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa cách nay được trở về sống giữa lòng đất nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng
Câu 2: Bài học của em từ bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh:
- Điệp ngữ "tẩu lộ" khẳng định nỗi gian lao của người đi đường. Giọng thơ suy ngẫm, rút ra qua những trải nghiệm của người tù bị giài đi hết nhà lao này đến nhà lao khác.
- Điệp ngữ "trùng san" nghĩa là hết lớp núi này đến lớp núi khác, khó khăn chồng chất liên miên->Đường đời đường cách mạng gian lao triền miên.
- "cao phong hậu": Mọi gian lao đã kết thúc, con người chiếm lĩnh đỉnh cao.Đó là niềm vui sướng đặc biệt của người chiến sĩ Cách mạng đứng trên đỉnh cao thắng lợi.
- Bài thơ thiên về suy nghĩ , triết lí nhưng giọng thơ giống như người tâm tình kể chuyện. Bài thơ với 2 lớp nghĩa: nghĩa đen nói về việc đi đường đầy gian lao vất vả, nghĩa bóng ngụ ý về con đường cách mạng là gian khổ nếu kiên trì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi.
->Chúng ta không nên lùi bước trước những khó khăn mã hãy học tập tinh thẩn vượt khó, vượt khổ của Bác. Bác luôn là tấm gương sáng cho chúng ta học tập.
6/ Chiếu dời đô:
Câu 2: Ý chí tự cường của một dân tộc đang trên đà lớn mạnh. Dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng băng chứng tỏ triều đình đủ sức chấm dứt nạn PK cát cứ, thế và lực sánh ngang phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập tự cường. Dêi ®« thÓ hiÖn niÒm tin hi väng vÒ mét ®Êt níc bÒn v÷ng. §¹i La m·i m·i lµ “ Kinh ®« bËc nhÊt cña §Õ v¬ng mu«n ®êi”.
7/ Hịch tướng sỹ:
Câu 2: “Ta thường tới bữa.... ta cũng vui lòng”
-Ta thường: +quên ăn...vỗ gối, Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìaẩn dụ, so sánhThể hiện sự lo lắng đau xót đến tột độ.
-Căm tức +xả thịt, lột da, Nuốt gan, uống máuđộng từ mạnhlòng căm thù tột độ.
- Dẫu cho trăm thân này ... vui lòng. phóng đại, điển cố Sẵn sàng hi sinh vì nước, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát.
Giọng văn tha thiết, đanh thép, hùng hồn.
Lòng yêu nước thiết tha của tác giả.
Khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần xả thân của các tướng sỹ
* Có thể nói đây là đoạn văn đậm chất trữ tình trong bài chính luận. Mỗi chữ mỗi dòng trong đoạn văn như máu chảy như nước mắt. Đó là gan ruột, là tấc lòng, là tâm huyết của vị tổng chỉ huy đang bày tỏ tâm sự. Chính tâm sự ấy đã tiếp thêm sức mạnh, hun đúc thêm tinh thần của các tướng sỹ.
8/ Nước Đại Việt ta:
Câu 1: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi:
* Yên dân và điếu phạt.
- Yên dân: Làm cho dân được hưởng thái bình và hạnh phúc.
- Điếu phạt: Thương dân đánh kẻ có tội.
- Người dân tác giả nói tới là những con dân Đại Việt đang bị xâm lược, kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước.->Trừ giặc Minh bạo ngược để giữ cuộc sống cho dân.
- Nhân nghĩa là quan niệm giữa người với người, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược. Cuộc khởi nghĩa chống giặc Minhlà cuộc khởi nghĩa chính nghĩa. Nguyễn Trãi là người thương, có tư tưởng tiến bộ lấy dân làm gốc, vì dân mà đánh giặc.
 Câu 2: - Nhân nghĩa gắn liền với chủ quyền dân tộc, thực hiện được mục đích cao cả là "Yên dân".
- Nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ, phong tục, tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng "Núi sông..."; "Phong tục...": "Từ Triệu.."; "Cửa..."
=>Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc. Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố căn bản nhất của một quốc gia dân tộc, là hạt nhân để xác định nền độc lập dân tộc. Bình Ngô đại cáo xứng đáng là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai của dân tộc. Qua bài cáo, ta càng thêm khâm phục người anh hùng Nguyễn Trãi và tự hào sâu sắc về nền độc lập và truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc mình. Nguyễn Trãi không còn nữa nhưng hình ảnh của ông và áng văn chương bất hủ Bình Ngô đại cáo vẫn luôn sống mãi trong trái tim bạn đọc.
9/Bàn luận về phép học:
 Câu 1:Tác giả bàn cách học:
* Tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập.
- Tùy đâu tiện đấy mà học.
- Theo Chu Tử, học tiểu học để bồi lấy gốc rồi tuần tự học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chu sử, Tam cương, Ngũ thường.
- Học rộng rồi tóm lược cho gọn theo điều học mà làm.
- Nhà nước có nhiều chính sách khuyến học: mở nhiều trường học, không phân biệt đối tượng học..
- Tác giả coi thường lối học chuộng hình thức, coi trọng lối học lối học chân chính.
=>Đó là thái độ đúng đắn và tích cực cần phát huy.
Câu 2: Tác giả của bài “Bàn luận về phép học” nêu mục đích của việc học :
Coi mục đích học là để làm người là một quan niệm hết sức đúng đắn. Nhưng để làm người trong mội thời đại có những nội dung và yêu cầu không hoàn toàn giống nhau. Học để làm người trong thời đại ngày nay bao gồm rất nhiều mặt:Tri thức cơ bản và hiện đại về nhiều lĩnh vực, năng lực tu duy sáng tạo, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp,..Còn học như thế nào chính là phải biết phát huy tính tích cực, phải biết kết hợp vối thực hành, vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn.
10/Thuế máu:
Câu 1: Đoạn trích Thuế máu” trích từ văn bản "Bản án chế đô thực dân pháp" của tác giả Nguyễn Ái Quốc. Tác giả đã vạch trần bộ mặt của chính quyền thực dân, chúng đã biến những người dân nghèo khổ các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của chúng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Câu 2: Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa qua sự miêu tả của tác giả đó là sự đối lập giữa những lời tâng bốc, hứa hẹn hão huyền của bọn thực dân với người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa:
- Phải đột ngột xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghỉa, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền.
- Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền.
- Tuy không phải ra chiến trường nhưng nhiều người dân thuộc địa làm công việc chế tạo vũ khí, phục vụ chiến tranh ở hậu phương cũng phải chịu bệnh tật và cái chết đau đớn.
- Người dân giàu có xứ thuộc địa nếu không muốn đi lính thì phải xì tiến ra. Còn những người nghèo muốn thoát cảnh đi lính thì phải hủy hoại đôi mắt hoặc tự làm cho mình nhiễm các căn bệnh nặng.
- Những thống kê đáng chú ý về số người bản xứ đã bỏ mình trên đất pháp đã tạo sức thuyết phục lớn cho nhận xét của tác giả.
Câu 3: Em hãy nêu ý nghĩa nhan đề “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc:
"Thuế máu" là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Người dân các xứ thuộc địa phải gánh chịu các thứ thuế bất công, vô lý. một trong các thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng là bị bóc lột xương máu. Cái tên "Thuế máu" gợi lên số phận thảm thương của người dân thộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân.
11/Đi bộ ngao du
Câu 1: Nêu các luận điểm chính của văn bản "Đi bộ ngao du":
- Ñi boä ngao du thì hoaøn toaøn ñöôïc töï do.
- Ñi boä ngao du thì ta coù dòp trao doài voán tri thöùc.
- Ñi boä ngao du seõ coù taùc duïng ñeán söùc kheûo.
Câu 2: Chân dung của tác giả qua văn bản?
- Ru – Xoâ laø ngöôøi giaûn dò.
- Quyù troïng töï do.
- Yeâu meán thieân nhieân.
à OÂng laø ngöôøi coù tö töôûng tieán boä.
12/Ông Giuốc –đanh mặc lễ phục.
Câu 1: Tính cách của Ông Giuốc-đanh:
- Ngu dốt vì chẳng biết gì về lễ phục nhưng lại thích sang. Kết quả bị lợi dụng.
- Ngớ ngẩn vì biết bị lợi dụng mà không biết làm gì để đòi lại.
- Thích danh hão.	
13/ Phân biệt các thể loại: Chiếu - Hịch - Cáo -Tấu
 - Giống nhau: 
 Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.
 - Khác về mục đích: 
 	+ Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.
 	+ Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.
 + Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
 + Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa.
 - Khác về đối tượng sử dụng: 
 + Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.
 + Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu. 
*Lưu ý: 
- Học thuộc phần tác giả, tác phẩm các văn bản.
- Ghi nhớ năm sáng tác của tác phẩm.
PHẦN II: TIẾNG VIỆT:
I. CÂU:
TT
Câu
Đặc điểm hình thức
Chức năng chính
Ví dụ
1
Câu nghi vấn
- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu ...hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn
- Kết thúc câu bằng dấu hỏi chấm (?). Ngoài ra còn kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
- Dùng để hỏi
- Ngoài ra còn dùng để đe doạ, yêu cầu, ra lệnh, bộc lộ tình cảm cảm xúc...
- Mai cậu có phải đi lao động không?
- Cậu chuyển giùm quyển sách này tới H được khong?
2
Câu cầu khiến
- có từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nào...hay ngữ điệu cầu khiến
- Kết thúc bằng dấu chấm than
- ý cầu khiến không mạnh kết thúc bằng dấu chấm.
- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo....
- Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
- Ra ngoài!
3
Câu cảm thán
- Có từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ôi, biết bao, xiết bao, biết chừng nào...
- Kết thúc bằng dấu chấm than
- Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (viết) xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Than ôi! Thời oanhliệt nay còn đâu?
4
Câu trần thuật
- Không có đặc điểm hình thứccủa các kiêu câu nghi vấn, cảm thán....
- Kết thúc bằng dấu chấm đôi khi kết thúc bằng dấu chấm, hoặc dấu chấm lửng
- Dùng để kể, thông báo nhận định, miêu tả....
- Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc...
- Là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp.
- Trời đang mưa.
- Quyển sách đẹp quá! Tớ cảm ơn bạn! Cảm ơn bạn! 
5
Câu phủ định
- Có từ ngữ phủ định: Không, chẳng, chả, chưa...
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó -> Câu phủ định miêu tả.
- Phản bác một ý kiến, một nhận định-> Câu phủ định bác bỏ.
- Tôi không đi chơi.
- Tôi chưa đi chơi.
- Tôi chẳng đi chơi.
- Đâu có! Nó là của tôi.
Bài tập1: Xác định các kiểu câu phân theo mục đích nói( câu cầu khiến, câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán) có trong đoạn trích sau: 
"Cái Tý nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc :
- U bán con thật đấy ư? Con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.”
Bài tập2: Phân loại câu phủ định trong các ngữ liệu sau : 
a/ Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng cho ông đốc. 
b/ Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. 
c/ Đâu có chuyện ngược đời đó xảy ra. 
d/ Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, chẳng có con lợn nào chạy qua đây cả. 
II. HÀNH ĐỘNG NÓI:
Hành động nói
Các kiểu hành động nói
Cách thực hiện hành động nói
- Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định
- Hành động hỏi.
- Hành động trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán...)
- Hành động điều khiển (cầu khiến, đedoạ, thách thức...) 
- Hành động hứa hẹn.
- Hành động bộc lộ cảm xúc.
- Thực hiện hành động nói trực tiếp:
Vd: - Đưa cho tôi cái bút.
- thực hiện hành động nói gián tiếp.
Vd: Bạn có thể đưa giùm tôi cái bút này cho A được không?
Bài tập1: Xác định kiểu câu và hành động nói của những câu sau:
a. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chổ ở. 
b. Các khanh nghĩ thế nào? 
c. Anh có thể tắt thuốc lá được không? 
d. Đẹp gì mà đẹp! 
Bài tập 2: Xác định kiểu hành động nói của các câu trong đoạn trích sau:
“(1) Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:	
(2) - Mày dại quá! (3) Cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (4) Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.”
III. HỘI THOẠI:
1. Khái niệm:
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc hội thoại. 
+ Quan hệ trên dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
+ Quan hệ thân - sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)
* Khi tham gia hội thoại mỗi người cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp
2 Lượt lời trong hội thoại:
- Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
- Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
- Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ. 
Bài tập 1:Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
	“(1) Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. (2) Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. (3) Tôi mời lão hút trước. (4) Nhưng lão không nghe
(5) Ông giáo hút trước đi.
(6) Lão đưa đóm cho tôi
(7) Tôi xin cụ.
(8) Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. (9) Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. (10) Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. (11) Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:
- (12) Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”
- Tìm các câu trần thuật có trong đoạn trích trên? 
- Câu “Ông giáo hút trước đi” thực hiện hành động nói nào? 
- Đoạn văn trên có mấy lượt lời? 
- Em hiểu gì về vai xã hội của các nhân vật tham gia cuộc thoại trên? 
IV. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU:
1. Khái niệm:
 Trong một câu có thểcó nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng
2. Tác dụng:
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm....
- Nhấn mạnh, hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Bảo đảm sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
Bài tập 1: Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong các câu sau:
a. Những cuộc vui ấy, chị còn nhớ rành rành.
b. Cái hình ảnh ngu dại của tôi ngày trước, hôm nào tôi cũng thấy trong tòa báo hai buổi.
V. CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT
Bài tập 1: Em hãy chỉ ra lỗi diễn đạt liên quan đến logic và chữa lại:
a. Học sinh không được uống rượu và hút thuốc lá.
b. Gần trưa đường phố tấp nập, xe cộ ngược xuôi ngày càng thưa dần.
c. Các bạn ấy rất yêu văn nghệ và cả đi dã ngoại nữa.
d. Anh bộ đội bị thương hai lấn: một lần ở cánh tay, một lần ở Điện Biên Phủ.
PHẦN III: TẬP LÀM VĂN:
A. VĂN THUYẾT MINH:
* HS ôn kĩ các dạng đề sau:
- Viết đoạn văn giới thiệu tập "Nhật kí trong tù" của HCM.
- Bài văn thuyết minh một phương pháp (cách làm)
- Bài văn thuyết minh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
B. VĂN NGHỊ LUẬN:
I. LÍ THUYẾT:
- Hs ôn kĩ các nội dung sau
+ Luận điểm
+ Luận cứ
+ Lập luận
+ Cách đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luân.
II. CÁC DẠNG ĐỀ ỨNG DỤNG:
Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn.
Đề 2: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" với 'hành'.
Đề 3: Trò chơi điện tử luôn là món tiêu khiển hấp dẫn, nhiều bạn trẻ vì mải chơi mà sao nhãng việc học và còn phạm những sai lầm khác. Ý kiến của em về hiện tượng trên?
Đề 4: Một số bạn lớp em đang đua đòi ăn mặc theo lối không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống dân tộc, gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đứng đắn hơn.
Đề 5: Có nhận xét cho rằng: "Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc". Qua văn bản đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên .
MỘT SỐ GỢI Ý:
Đề 1
1. Mở bài:
- Lịch sử đất nước gắn liền vói tên tuổi những người anh hùng dân tộc vĩ đại.
- Hai áng văn “ Chiếu dời đô “ (Lý Công Uẩn) và “ Hịch tướng sĩ” ( Trần Quốc Tuấn ) sáng ngời nhân cách, hành động vì dân, vì nước và vai trò lãnh đạo anh minh của hai ông đối với vận mệnh đất nước.
2. Thân bài: 
* “ Chiếu dời đô “ sự bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình) ra thành Đại La ( Hà Nội ngày nay) khi Lý Công Uẩn mới được tôn lên làm hoàng đế => Một triều đại hưng thịnh ghi dấu ấn những chiến công và những thành tựu quan trọng về văn hóa phật giáo cho dân tộc.
- Kinh đô là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước . Nhìn vào kinh đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc. Kinh đô có ý nghĩa rất lớn. Việc lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào đến tương lai đất nước.
- Nói tới việc dời đô => Lý Công Uẩn có một quyết tâm lớn, có tầm nhìn xa đén tương lai.
- Chiếu dời đô không phải là hành động , ý chí của một người. Nó còn thể hiện xu thế tất yếu của lịch sử. Lý Công Uẩn hiểu thấu khát vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử. 
- Để bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng Đại Việt thành một quốc gia vững mạnh => Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường => Một ngàn năm sau , Thăng Long trở thành Hà Nội, thủ đô hòa bình, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc vọng của nhân dân ta.
* Hịch tướng sĩ :
- Tên tuổi của Trần Quốc Tuấn gắn liền với các chiến công là nhờ sự quan tâm đến vận mệnh đất nước bằng trái tim, ý chí của một dân tộc anh hùng.
- Ông đau nỗi đau của dân tộc, nhục nỗi nhục của quốc thể từ đó bộc lộ lòng căm thù sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn.
- Ông khuyên răn, trách cứ tướng sĩ về việc học tập binh thư => Dời đô về Thăng Long là một bước ngoặc lớn , đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt =>Tìm nơi“ Trung tâm trời đất “, nơi có địa thế thuận lợi để lập đô.
- Lý Công Uẩn đã nhìn thấy những thuận lợi ấy của Đại La. Thể hiện được tầm nhìn chiến lược của Lý Công Uẩn, một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt: vị trí địa lý, địa thế, nhân văn của thành Đại La .Ông quan tâm tói nhân dân, tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân hạnh phúc, đất nước vững bền => Vạch ra những điều cần thiết tướng sĩ phải làm là chỉ có một con đường, một hành động => học tập rèn luyện để làm rạng danh đất nước, tổ tông.
- Như vậy, bằng cái nhìn sáng suốt và cảnh giác Trần Quốc Tuấn đã vạch trần dã tâm và bộ mặt tham lam, tàn bạo của quân xâm lược phương Bắc qua hình ảnh bọn ngụy sứ. Từ đó ông viết “ Hịch tướng sĩ “ để kêu gọi tướng sĩ một lòng, chuẩn bị đương đầu trong cuộc chiến sống còn với quân Nguyên. Vì sự sống còn và niềm vinh quang của tổ quốc mà quyết tâm thắng giặc.
- Với vai trò lãnh đạo anh minh và tấm lòng nhiệt huyết của mình, Trần Quốc Tuấn đã truyền đến ba quân khí thế, tinh thần quyết chiến,

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_mon_Ngu_van_lop_8Thi_lai_he_2016.doc