Đề cương ôn tập ngữ văn 8 học kì 2

docx 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1649Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập ngữ văn 8 học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập ngữ văn 8 học kì 2
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HKII
I.Lí Thuyết:
 1. Khái quát chương trình văn
a. Cụm văn bản truyện kí Việt Nam hiện đại:
 - Tôi đi học (Thanh Tịnh)
 - Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
 - Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố)
 - Lão Hạc (Nam Cao)
b. Cụm văn bản thơ hiện đại:
 - Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)
 - Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)
c. Phong trào thơ mới:
 - Ông đồ (Vũ Đình Liên)
 - Nhớ rừng (Thế Lữ)
 - Quê hương (Tế Hanh)
d. Văn thơ cách mạng:
 - Khi con tu hú (Tố Hữu)
 - Tức cảnh Pác-Bó (Hồ Chí Minh)
 - Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
 - Đi đường (Hồ Chí Minh)
e. Cụm văn bản nghị luận:
 - Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn)
 - Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
 - Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)
 - Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc)
 - Bàn luận về phép học (La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp)
g. Cụm văn bản nước ngoài:
 - Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)
 - Chiếc lá cuối cùng (O-Hen-ri)
 - Đi bộ ngao du (E-min)
 - Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục (Mô-li-e)
h. Cụm văn bản nhật dụng:
 - Thông tin Trái Đất năm 2000
 - Ôn dịch thuốc lá
 - Bài toán dân số
 2. Phân biệt chức năng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận:
 - Lí lẽ: dùng để giải thích, cắt nghĩa, phân tích-hiểu
 - Dẫn chứng: để xác định vấn đề đúng, có thật-tin
 - Lập luận: sắp xếp các lí lẽ và dẫn chứng theo một trật tự hợp lí sao cho có logic, nâng cao tính thuyết phục
 3. Các bước làm bài văn nghị luận:
a. Tìm hiểu đề:
 Ví dụ: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
Ý nghĩa câu đó
 *Chú ý:
 - Nếu là văn nghị luận chứng minh thì được thể hiện qua các từ ngữ: + Em hãy chứng minh......
 + Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Nếu là văn nghị luận giải thích thì được thể hiện qua các từ ngữ: + Em hãy giải thích......
 + Em hiểu câu tục ngữ, vấn đề, lời dạy trên như thế nào?
*Cách làm dàn bài:
 + Đối với các câu tục ngữ: Giải thích nghĩa đen – nghĩa bóng
 + Đối với những lời dạy: - Ý nghĩa của câu nói
 -Tìm các luận điểm, luận cứ
 4. Phần tập làm văn:
 - Văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
 - Văn bản thuyết minh
 - Văn bản nghị luận: + Chứng minh
 + Giải thích
II. Luyện Tập:
 Đề 1:
Cho đoạn trích sau:
 ‘‘Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; Được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.’’
Đoạn trích trên được viết bằng thể loại gì? Nêu đặc điểm của thể loại đó?
Nội dung của đoạn trích trên là gì?
Cho đoạn trích sau:
 ‘‘Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cung vui lòng.’’
Đoạn trích trên được viết bằng thể loại gì? Nêu đặc điểm của thể loại đó?
Nội dung của đoạn trích trên là gì?
Vẽ sơ đồ cấu trúc của đoạn văn diễn dịch và quy nạp? Nêu sự khác nhau giữa đoạn văn diễn dịch và quy nạp?
 Bài làm
1a. – Thể loại chiếu
 -Đặc điểm: + Thể văn do vua ban bố mệnh lệnh có thể viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu, được dùng để công bố và đón nhận trang trọng.
 + Thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đình đất nước.
b.Nội dung: Nêu lên lợi thế của thành Đại La, Lí Công Uẩn đã khẳng định đó là nơi tốt nhất để đóng đô.
2a. – Thể loại hịch
 -Đặc điểm: + Thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, có thể viết bằng văn biền ngẫu được công bố và đón nhận trang trọng.
 + Có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, nhằm khích lệ tình cảm, tinh thần của người nghe.
b.Nội dung: - Diễn tả sự căm tức, lòng căm thù giặc sôi sục, quyết không dung tha cho lũ giặc với tư thế hiên ngang lẫm liệt, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng.
3. *Sơ đồ đoạn văn diễn dịch:
 Câu chủ đề
 Câu 1
 Câu 2
 Câu n
 *Sơ đồ đoạn văn quy nạp:
 Câu 1
 Câu 2
 Câu n
 Câu chủ đề
*Sự khác nhau giữa đoạn văn quy nạp và diễn dịch:
 - Đoạn văn diễn dịch có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. Các câu còn lại mang ý cụ thể để giải thích, chứng minh làm rõ câu chủ đề.
 - Đoạn văn quy nạp có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn, cách trình bày nội dung đi từ ý nhỏ đến ý lớn, từ các chi tiết đến ý khái quát
 - Từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao hàm.
Đề 2:
Xác định câu nghi vấn trong đoạn văn sau:
Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước đời nào cũng có! Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình cũng chết già ở xó cửa sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hư được!
Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa! Thẻ của nó người ta giữ, hình của nó thì người ta chụp rồi. Nó đã lấy tiền người ta.
Cho khổ thơ sau và chỉ ra biện pháp, tác dụng được sử dụng trong khổ thơ:
 Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu?
 Giấy đỏ buồn không thắm;
 Mực đọng trong nghiêng sầu...
Xác định mục đích của hành động nói trong câu sau, cho biết hành động nói đó được thực hiện bằng kiểu câu nào?
Anh ơi có thể chuyển dùm tôi món quà cho cô ấy được không?
Hãy chuyển giúp tôi món quà này đến cho cô ấy!
 Bài làm
1a. – Câu nghi vấn: toàn bộ câu a)
 b.- Tôi chỉ biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa!
2.
 - Điệp từ: mỗi...mỗi
 - Dùng câu hỏi tu từ: Người thuê viết nay đâu?
 - Nhân hóa:+ Giấy – Buồn
 + Nghiêng – Sầu
= > Thể hiện sự thay đổi quá bất ngờ, hình ảnh của ông đồ già tiều tụy lặng lẽ ngồi bên góc phố vắng người. Trong lúc đó trên đường phố vẫn đông đúc. Một câu hỏi nghi vấn nhưng không lời giải đáp, hồi âm, thể hiện tâm trạng xót xa, cái buồn, cái sầu ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiêng), đó là vật vô tri vô giác nhưng nó cũng buồn cùng ông.
 3a. – Mục đích: Điều khiển
 -Thực hiện bằng kiểu câu: Nghi vấn
b.- Mục đích: Điều khiển
 -Thực hiện bằng kiểu câu: Cầu khiến

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_HKII_mon_ngu_van_8.docx