Đề cương ôn tập ngữ văn 10 – Học kì II năm học 2015 - 2016

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1217Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập ngữ văn 10 – Học kì II năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập ngữ văn 10 – Học kì II năm học 2015 - 2016
SỞ GD – ĐT LÂM ĐỒNG 	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT THĂNG LONG 	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 – HKII
Năm học 2015-2016
A.KIẾN THỨC CHUNG.
I.VĂN HỌC TRUNG ĐẠI.
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(Tản Viên từ phán sự lục,trích Truyền kì mạn lục - NGUYỄN DỮ)
a. Nhân vật Ngô Tử Văn
Mạnh mẽ, quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa. 
b) Nghệ thuật
- Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
- Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn. 
- Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.
- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực.
c) Ý nghĩa văn bản
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao những người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta.
2. Đọc văn: TÌNH CAÛNH LEÛ LOI CUÛA NGÖÔØI CHINH PHUÏ
( Trích Chinh Phuï ngaâm) tác giả Đặng Trần Côn
Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm
a) Tám câu đầu : Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ.
b) Nỗi sầu muộn triền miên. (Tám câu tiếp theo):
c) Tám câu cuối : Nỗi nhớ thương đau đáu.
d. Giá trị nhân đạo –tố cáo 
- Tác giả có sự đồng cảm với nhân vật chính – người chinh phụ à tháy được sự xót xa ,đau đớn và sự khát khao hạnh phúc. 
- Tố cáo chế độ phong kiên –khơi nguồn cho những cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa các tập đoàn pk.tác giả cũng lên tiếng đấu tranh cho hanh phúc của ng phụ nữ
e) Nghệ thuật
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.
- Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ,...
g) Ý nghĩa văn bản 
Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa ; đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.
3. TRAO DUYÊN
 (Trích: Truyện Kiều) - Nguyễn Du –
a. Đoạn 1 (18 câu đầu) : Thuý Kiều nhờ Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. 
- Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên - trao lời tha thiết, tâm huyết ; trao kỉ vật lại dùng dằng, nửa trao, nửa níu - để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này.
b. Đoạn 2 (còn lại) : Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên.
=> Kiều trao kỉ vật cho em mà lòng Kiều thổn thức, não nề, nuối tiếc, đau xót. Tâm trạng đau đớn, vò xé, đang nói chuyện với Thuý Vân nhưng dường như nàng đang thảm thiết với nỗi đau riêng trong tâm hồn mình.
8 câu cuối: lời độc thoại nội tâm của Kiều:
- Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu ; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ.
c) ) Nghệ thuật - Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động
d)) Ý nghĩa văn bản : Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân. 
4. CHÍ KHÍ ANH HÙNG
(Trích Truyện Kiều –Nguyễn Du )
a. Khát vọng lên đường (bốn câu đầu đoạn trích)
->Khát khao được vẫy vùng, tung hoành bốn phương là một sức mạnh tự nhiên không gì có thể ngăn cản nổi. 
b. Lí tưởng anh hùng của Từ Hải (phần còn lại). 
" C¶m høng: ngîi ca, kh¼ng ®Þnh, lÝ t­ëng hãa.
" ­íc m¬ c«ng lÝ cña NguyÔn Du.
c) Nghệ thuật
Khuynh hướng lí tưởng hoá người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ ; trong đó, hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau.
 d) Ý nghĩa văn bản 
Lí tưởng anh hùng của Từ Hải và ước mơ công lí của Nguyễn Du.
5.Nội dung và nghệ thuật của các bài Nỗi thương mình, Thề nguyền.
B.KIẾN THỨC VẬN DỤNG.
I. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ.
1. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
2. Có chí thì nên
3.Chim có tổ, người có tông.
4. Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
II. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
1. Đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.
2. Nói lời cảm ơn và xin lỗi.
3. Sử dụng lời ăn tiếng nói văn minh , lịch sự.
4. Ứng xử có văn hóa.
C. ĐỀ THI MINH HỌA.
I. ĐỌC – HIỂU.(4đ)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. ?
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân..
a. Xác định nội dung của văn bản?(1đ)
b. Xác định các biên pháp tu từ của văn bản trên ?(1đ)
c.Từ nội dung của văn bản trên, em hãy viết một bài văn nhắn trình bày suy nghĩ của mình về sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.(2đ)
II.LÀM VĂN(6đ)
Cảm nhận của em về tâm trạng đau khổ của Thuý Kiều trong 8 câu thơ sau:
“Khi tỉnh rượu , lúc tàn canh
Giật mình, mình lại, thuơng mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đuờng.
Mặt sao dày gió dạn suơng, 
Thân sao buờm chán ơng chuờng bấy thân.
Mặc ngưòi mưa sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì?” 
 ( Nỗi thuơng mình- Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Hết.
ĐÁP ÁN GỢI Ý ĐỀ MINH HỌA NGỮ VĂN HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2015-2016
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
 - Đọc đoạn văn trả lời câu hỏi.
4.0
1.
2.
3.
-Nội dung : tâm trạng đau khổ cũa Thúy Kiều khi phải sống trong cảnh lầu xanh. Nhớ về quá khứ êm đềm và hiện tại đau đờn , ê chề.
-Nghệ thuật : Điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, đối lập, so sánh, câu hỏi tu từ.
Dẫn nhập vấn đề.
-Giải thích: Đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.
+Phân tích, chứng minh: Mỗi người sống cần biết đồng cảm và sẻ chia với những số phận bất hạnh trong cuộc sống. Biết lựa chọn, phân tích các ví dụ.
+Bình luận: Đó là động lực tạo nên sức mạnh tập thể, vẻ đẹp nhân văn , truyền thống đạo lý của dân tộc.
-Bác bỏ: con người ích kỉ, cá nhân,hẹp hòi.
Kết lại vấn đề.
1.0
1.0
 2.0
II
Cảm nhận của em về tâm trạng đau khổ của Thuý Kiều trong câu thơ sau:
“Khi tỉnh rượu , lúc tàn canh
Giật mình, mình lại, thuơng mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đuờng.
Mặt sao dày gió dạn suơng, 
Thân sao bướm chán ong chuờng bấy thân.”
 ( Nỗi thuơng mình- Truyện Kiều- Nguyễn Du)
6.0
MB
Giới thiệu tác giả, vị trí đoạn trích, tâm trạng của Kiều khi rơi vào lầu xanh.
0.5
TB
Tái hiện hoàn cảnh, thân phận của Kiều, ý thức về nỗi đau thân phận.
Tiểu đối,điệp từ “mình”: sự ý thức về thân phận, phẩm giá của bản thân.
Cảm xúc tự thương của nhân vật, tư tưởng nhân đạo, sự đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du về thân phận tài mệnh tương đố, hồng nhan bạc mệnh của người phụ nữ trong XH PK.
Đối lập, ước lệ : quá khứ êm đẹp, hạnh phúc; hiện tại đau đớn, tủi nhục.
Thành ngữ, so sánh , tăng tiến nỗi đau đớn, cay đắng, xót xa
Điệp từ :”sao”: lời tự vấn dày vò, giằng xé tâm can.
Nỗi đau có sự dồn nén cao độ.
 => Tâm trạng đau khổ, nhục nhã ê chề của Thuý Kiều khi phải sống trong cảnh lầu xanh.
* Sử dung nghệ thuật tách từ: dày gió dạn suơng., buớm chán ong chuờng....
* Từ láy tan tác, xót xa.
* Giọng thơ: chì chiết, ngậm ngùi, cay đắng, chua chát
1.0
1.5
1.5
1.0
KB
Khẳng định giá trị đoạn trích: nỗi niềm xót thương,sự ý thức về phẩm giá.
Tác giả trân trọng, đề cao vẻ đẹp về nhân cách Thúy Kiều.
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_HOC_KI_II_KHOI_10.doc