Đề cương ôn tập môn môn Tiếng Việt Lớp 5 - Bài đọc thầm

doc 13 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 3680Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn môn Tiếng Việt Lớp 5 - Bài đọc thầm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn môn Tiếng Việt Lớp 5 - Bài đọc thầm
BÀI ĐỌC THẦM :
(Học sinh đọc bài : “Cô bé làng Chăm” để làm bài kiểm tra đọc thầm)
CÔ BÉ LÀNG CHĂM
Đông Chiêu bẻ cục đất sét bằng nắm tay đặt lên mặt bàn nhỏ. Hai bàn tay em mềm mại, thoăn thoắt biến cục đất vô tri thành cái nồi xinh xắn, trong khi hai chân em không ngừng di chuyển xung quanh mặt bàn. Nét đặc biệt trong nghề gốm cổ truyền của làng Chăm là không dùng bàn xoay mà người thợ phải đi xoay quanh cái bàn.
Trên mảnh sân nhỏ, những chiếc nồi tròn vo, đều đặn như đúc từ một cái khuôn được tắm nắng trước khi đem nung. Ở quê Đông Chiêu, cách nung đồ gốm cũng khác lạ, không cần cho sản phẩm vào lò mà xếp xen kẽ với rơm rạ, củi khô thành nhiều lớp trên bãi đất trống ở đầu làng. Khi gió nổi, người thợ mới châm lửa cháy bùng, và chỉ cần mười lăm hai mươi phút đã đủ chín sản phẩm.
Có tiếng chim ríu ra ríu rít trên vòm nhãn đang ra đọt non. Những chiếc lá xanh mướt rưng rưng nhún nhảy theo nhịp chân khẳng khiu của con chim lẻ bạn. Đông Chiêu ngừng tay dõi mắt tìm con chim lạ đang thả tiếng hót say sưa. Đã chín giờ, Đông Chiêu lo ôn tập cho buổi học chiều. Như bao cô học trò Chăm nhỏ khác, ngoài việc học, em còn phải giúp đỡ cha mẹ nhiều việc để cải thiện cuộc sống vốn không mấy dư dả. Mở trang vở mới để làm bài tập tiếng Việt, Đông Chiêu chợt nhớ anh Đông Thuận. Anh Đông Thuận của Đông Chiêu đang học ở trường Trung học dân tộc nội trú trên tỉnh. Làng Chăm của em tuy còn nghèo nhưng thiếu niên hiếu học lắm, em nào cũng học xong bậc Trung học cơ sở ở làng rồi lên tỉnh học bậc Trung học, chứ không chịu bỏ học đâu!
Theo Hồ Việt Khuê
 / 5 đ
 / 0,5 đ
 / 0,5 đ
 / 0,5 đ
 / 0,5 đ
 / 0,5 đ
 / 0,5 đ
 / 0,5 đ
 / 0,5 đ
 / 0,5 
 / 0,5 đ
Em đọc thầm bài “Cô bé làng Chăm” để làm các bài tập sau:
(khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng và viết vào chỗ chấm () để trả lời các câu hỏi trong bài).
1/. Các thao tác của Đông Chiêu khi nặn đất sét: 
rất vụng về.
thật lúng túng.
rất thành thạo.
thật nhanh nhẹn. 
2/. Nét đặc biệt trong nghề gốm cổ truyền của làng Chăm là: 
Người thợ dùng một cái bàn xoay.
Người thợ phải đi xung quanh cái bàn.
Đồ vật được đúc bằng khuôn.
Người thợ đi xung quanh cái bàn xoay.
3/. Những người Chăm nung đồ gốm bằng cách: 
xếp sản phẩm trên sân và phơi nắng cho đến khi chin sản phẩm.
cho sản phẩm vào lò dùng củi đun từ mười lăm đến hai mươi phút đủ chin sản phẩm.
xếp sản phẩm xen kẽ với rơm rạ, củi khô thành nhiều lớp trên bãi đất trống. 
xếp sản phẩm xen kẽ với rơm rạ, củi khô thành nhiều lớp trên bãi đất trống. Khi gió thổi, người thợ mới châm lửa cháy bùng. 
4/. Tác giả nói những chiếc nồi của bạn Đông Chiêu làm ra như đúc từ cái khuôn vì: 
 những chiếc nồi được làm ra từ cùng một người. 
 những chiếc nồi làm ra từ một cái bàn xoay.
 những chiếc nồi tròn vo, đều đặn. 
 những chiếc nồi được đúc từ một cái khuôn.
5/. Qua bài đọc, em học được bài học gì gì từ bạn Đông Chiêu? 
	6/. Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ “dư dả” và đặt câu với từ em vừa tìm được. 
7/. Câu ghép sau đây: “Nét đặc biệt trong nghề gốm cổ truyền của làng Chăm là không dùng bàn xoay mà người thợ phải đi xoay quanh cái bàn” được nối với nhau bằng cách: 
dùng từ ngữ nối “là”.
dùng từ ngữ nối “mà”.
nối trực tiếp.
dùng quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tăng tiến.
8/. Chủ ngữ trong câu: “Như bao cô học trò Chăm nhỏ khác, ngoài việc học, em còn phải giúp đỡ cha mẹ nhiều việc để cải thiện cuộc sống vốn không mấy dư dả.” là: 
Như bao cô học trò Chăm nhỏ khác, ngoài việc học 
ngoài việc học, em 
em còn phải giúp đỡ cha mẹ 
em 
9/. Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tăng tiến nói về lòng nhân ái của con người. 
10/. Là học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước, em hãy nêu những hành động phù hợp với lứa tuổi của mình để góp phần xây dựng đất nước ta. 
BÀI ĐỌC THẦM :
(Học sinh đọc bài : “Phần quan trọng nhất trên cơ thể” để làm bài kiểm tra đọc thầm)
PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT TRÊN CƠ THỂ
Mẹ tôi đã ra một câu đố: “Đố con biết phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể?”.
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: “Không phải đâu con. Có rất nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu”.
Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng con người muốn sinh hoạt bình thường thì phải nhìn thấy xung quanh nên mắt là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: “Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì”. Đã bao lần tôi muồn mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ chỉ trả lời tôi: “Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ”.
Rồi đến khi bà nội yêu quý của tôi qua đời. Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?”. Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai”. Tôi hỏi lại: “Có phải vì nó đã đỡ cái đầu con không hả mẹ?”. Mẹ lắc đầu: “Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào.”
	Theo HẠT GIỐNG TÂM HỒN
 /5đ
Em đọc thầm bài “Phần quan trọng nhất trên cơ thể” để làm các bài tập sau:
(khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu câu 1, 2, 3, 4, 7, 9 và viết vào chỗ chấm () cho các câu trả lời câu 5, 6, 8, 10).
 /0,5đ
1/. Lúc nhỏ, mẹ cậu bé ra một câu đố là:
Cơ thể của ai quan trọng nhất?
Cơ thể có tất cả mấy phần quan trọng?
Trên cơ thể phần nào là quan trọng nhất?
Cơ thể người được chia làm mấy phần?
 /0,5đ
2/. Cậu bé cho rằng tai là bộ phận quan trọng vì:
Cậu nghĩ âm thanh là quan trọng đối với con người.
Cậu nghĩ thấy được hình ảnh sẽ nghe được âm thanh.
Cậu nghĩ tai biết lắng nghe chia sẻ của người khác.
Cậu nghĩ mọi người trên thế giới này đều có đôi tai biết lắng nghe.
 /0,5đ
3/. Người mẹ cho cậu bé biết bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể là:
Tai.
Mắt.
Cái vai.
Tai, mắt và vai đều là các bộ phận quan trọng như nhau.
 /0,5đ
4/. Người mẹ giải đáp cho cậu bé như vậy vì:
Vì đôi vai dùng để đỡ cái đầu.
Vì bà nội cậu bé qua đời.
Vì cậu bé bị sốc.
Vì đôi vai để người khác nương tựa lúc họ gặp khó khăn, cần giúp đỡ.
 /0,5đ
5/. Lời giải thích của người mẹ trong câu chuyện muốn nhắc nhở em những điều gì trong cuộc sống?
 /0,5đ
6/. Tìm một động từ có trong câu: “Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống.”
Động từ trong câu là: 	
 /0,5đ
7/. Từ gạch dưới trong hai câu “Rồi đến khi bà nội yêu quý của tôi qua đời.” và “Ông tôi mất sau một cơn bệnh nặng.” là :
Từ đồng âm.
Từ đồng nghĩa.
Từ nhiều nghĩa.
Từ trái nghĩa.
 /0,5đ
8/. Xác định các đại từ trong câu sau: “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?”
Các đại từ là: 	
 /0,5đ
9/. Cặp quan hệ từ trong câu “Vì âm thanh quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất.” thể hiện quan hệ :
Nguyên nhân – kết quả
Điều kiện – kết quả
Tương phản
Tăng tiến
 /0,5đ
10/. Đặt một câu ghép có dùng cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả nói về chủ đề “an toàn giao thông”.
BÀI ĐỌC THẦM :
(Học sinh đọc bài : “Cô giáo và hai em nhỏ” để làm bài kiểm tra đọc thầm)
CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ
Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ, Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na nhưng 
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba tối, cô dạy Nết học.
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho học trò của mình nghe về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng, bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cảnh cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn. 
	Theo Tâm huyết nhà giáo	
 /5đ
Em đọc thầm bài “Cô giáo và hai em nhỏ” để làm các bài tập sau:
(khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 1 đến 9 dưới đây).
 /0,5đ
1/. Hoàn cảnh Nết có gì đặc biệt ?
Nết bị chậm phát triển trí tuệ.
Nết bị tật bẩm sinh ở bàn chân phải.
Gia đình khó khăn nên không cho Nết đi học được.
Nết bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.
 /0,5đ
2/. Na là một cô bé như thế nào ?
Na thương chị Nết, hay kể chuyện ở trường cho chị nghe.
Na lười biếng học hành.
Na vẽ không được đẹp.
Na không thích đến trường học.
 /0,5đ
3/. Trong tiết học vẽ, Na đã vẽ gì ?
Na vẽ chị Nết khỏi bệnh và đi lại được.
Na vẽ cô tiên gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị Nết.
Na vẽ chị Nết vui tươi đi đến trường cùng Na.
Na vẽ một cô gái cầm đôi đũa nhỏ.
 /0,5đ
4/. Tại sao bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường đặc cách cho Nết vào học lớp Hai ?
Vì bố mẹ Nết mừng khi Nết được đến trường đi học như bao đứa trẻ bình thường.
Vì bố mẹ Nết mừng khi cô bé đã biết chữ.
Vì bố mẹ Nết mừng khi Nết được cô giáo quan tâm.
Vì bố mẹ Nết mừng khi Nết viết chữ đẹp
 /0,5đ
5/. Học tập được ở Nết tính ham học, em sẽ làm gì để việc học của mình tốt hơn ?
 /0,5đ
6/. Trong câu “Vì đôi chân Nết không may bị liệt nên bạn phải ngồi xe lăn.” có cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ :
Nguyên nhân – kết quả
Tương phản
Tăng tiến
Điều kiện – kết quả
 /0,5đ
7/. Trong câu : “Nết sinh ra đã bất hạnh bởi vì bàn chân trái thiếu ba ngón.” Hai vế được nối với nhau bằng :
Cách trực tiếp.
Một quan hệ từ.
Cặp quan hệ từ.
Từ “ vì “.
 /0,5đ
8/. Hai câu: “Cô giáo kể về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy chẳng may bị liệt” được liên kết với nhau bằng :
.
 /0,5đ
9/. Đặt một câu ghép có cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ điều kiện kết quả:
...........................................................................................................................................
 /0,5đ
10/. Trong cuộc sống, có những bạn gặp hoàn cảnh không may, Em sẽ làm gì để chia
 sẻ nỗi đau, giúp đỡ những bạn ấy?
................
.
..
BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ
Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.
Bầu trời ngoài của sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cành ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những "búp vàng". Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
Ôi! Khung của sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên của sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích "Ngày xửa, ngày xưa..."
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Khi ngắm bên ngoài bầu trời, Hà có thể đoán biết được thời tiết qua sự vật gì? (0,5 điểm)
a. Ánh nắng
b. Mặt trăng
c. Sắc mây
d. Đàn vàng anh
Câu 2: Qua khung cửa sổ, Hà cảm nhận được hình ảnh và âm thành nào? (0,5 điểm)
a. Bầu trời đầy ánh sáng, màu sắc, đàn vàng anh sắc long óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
b. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, những cành cây vật vã trong gió, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
c. Nắng như đổ lửa, trâu nằm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
d. Đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
Câu 3: Bầu trời bên ngoài cửa sổ được so sánh với những gì? (0,5 điểm)
a. Như một câu chuyện cổ tích.
b. Như một đàn vàng anh.
d. Như một khung cửa sổ.
d. Như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách.
Câu 4: Hà thích làm điều gì bên cửa sổ? (0,5 điểm)
a. Ngắm nhìn bầu trời không chán
b. Ngửi hương thơm của cây trái.
c. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích.
d. Ngắm đàn chim đi ăn
Câu 5: Trong câu "Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân" Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? (1 điểm)
a. So sánh
b. Nhân hóa
c. Cả so sánh và nhân hóa
Câu 6: Qua bài đọc trên em hiểu nội dung câu chuyện như thế nào? (1 điểm)
a. Tả cảnh vật, bầu trời qua khung cửa sổ
b. Tả cảnh vật, bầu trời, đàn chim qua khung cửa sổ
c. Tả cảnh bầu trời nắng.
Câu 7: Em hãy viết hai câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta? (1 điểm)
Câu 8: Viết tiếp vế câu thích hợp để tạo nên câu ghép: (0,5 điểm)
a. Nếu các em chăm học................................................................
b. ....................................nhưng Hà vẫn đi học chuyên cần.
Câu9: Đặt một câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng " càng.....càng"? (1 điểm)
Câu 10 (1điểm) Các câu văn sau liên kết với nhau bằng cách nào?
Bà nhỏ nhẹ kể cho các bạn nghe câu chuyện “Cây khế”. Câu chuyện cổ tích bạn nào cũng biết, cũng thuộc mà lần này mới thấy thấm, mới hiểu hết ý của nó chê trách sự vô ơn và lòng tham lam.	
b- Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt. Dường như chúng đang cùng nhau khoe hương, khoe sắc.
..	
HAI BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN
	Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong.
	Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy ở bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo mát quanh hồ.
	Khi người nằm viện cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng.
	Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa ông đi và ông qua đời. Người nằm ở giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn.
Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp:
	 - Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi!
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Vì sao hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phòng? 1
 a. Vì họ phải ở trong phòng để chữa bệnh.
 b. Vì họ ra khỏi phòng thì bệnh sẽ nặng thêm.
 c. Vì cả hai đều bị mắc bệnh rất nặng.
 d, Vì cả hai người đều cao tuổi và bị ốm nặng.
2. Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài cửa sổ như thế nào? 1
 a. Cuộc sống thật náo nhiệt, tươi vui.
 b. Cuộc sống thật vui vẻ, yên bình.
 c. Cuộc sống thật nhôn nhịp, ồn ào.
 d. Cuộc sống thật buồn chán.
3. Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong lại cảm thấy rất vui? 2
 a. Vì ông được nghe những lời văn miêu tả bằng từ ngữ rất sinh động. 
 b.Vì ông được nghe giọng nói dịu dàng, tràn đầy tình cảm của bạn.
 c. Vì ông cảm thấy đang chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài.
 d. Vì ông cảm thấy đang được động viên để mau chóng khỏi bệnh.
4. Khi được chuyển ra nằm gần cửa sổ, người bệnh nằm giường phía trong thấy ngạc nhiên về điều gì?1
 a. Cảnh tượng bên ngoài không đẹp như lời người bạn miêu tả.
 b. Cảnh tượng bên ngoài còn đẹp hơn lời người bạn miêu tả.
 c. Ngoài cửa sổ chỉ là một bức tường chắn, không có gì khác.
 d. Ngoài cửa sổ chỉ là khoảng đất trống không có bóng người.
5. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của người bị bệnh mù trong câu chuyện?
 a. Thích tưởng tượng bay bổng, có tâm hồn bao la rộng mở.
 b. Có tâm hồn bao la rộng mở, thiết tha yêu quý cuộc sống.
 c. Yêu quý bạn, muốn đem niềm vui đến cho bạn cùng phòng.
 d. Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác.
6. Câu thứ ba của đoạn 2 ("Người nằm trên giường kia dạo mát quanh hồ.") là câu ghép có các vế câu được nối theo cách nào?
 a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
 b. Nối bằng một quan hệ từ.
 c. Nối bằng một cặp quan hệ từ.
 d. Nối bằng một cặp từ hô ứng.
7. Các vế câu ghép "Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và ông ta qua đời." được nối theo cách nào ?
 a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
 b. Nối bằng một quan hệ từ.
 c. Nối bằng một cặp quan hệ từ.
 d. Nối bằng một cặp từ hô ứng.
8. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ tuyệt vời?
 a. tuyệt trần, tuyệt mĩ, tuyệt đối.
 b. tuyệt mĩ, tuyệt diệu, kì lạ.
 c. tuyệt diệu, tuyệt trần, tuyệt tác.
 d. tuyệt trần, tuyệt diệu, đẹp đẽ.
9. Dòng nào dưới đây có từ đồng âm ?
 a. mái chèo, chèo thuyền.
 b. chèo thuyền, hát chèo.
 c. cầm tay, tay ghế.
 d. nhắm mắt, mắt lưới.
10. Câu thứ hai của bài văn "Họ không được phép ra khỏi phòng của mình." liên kết với câu thứ nhất bằng cách nào ?
 a. Bằng cách lặp từ ngữ.
 b. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng đại từ).
 c. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng từ ngữ đồng nghĩa)
 d. Bằng từ ngữ nối.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_mon_tieng_viet_lop_5_bai_doc_tham.doc