Đề cương ôn tập môn Lịch sử & Địa lí, Khoa học - Lớp 4

doc 8 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử & Địa lí, Khoa học - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn Lịch sử & Địa lí, Khoa học - Lớp 4
   ĐỀ  CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ, KKOA HỌC - LỚP 4 
                                              I/ Phần Lịch sử:
   Bài 15: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
Câu 1:   Em hãy trình bày tình hình nước ta cuối thời Trần:
   Từ giữa thế kỉ thứ XIV tình hình đất nước ngày càng xấu đi.
-         Vua quan ăn chơi sa đọa.
-         Những kẻ có quyền thế vơ vét của cải của nhân dân làm giàu.
-         Cuộc sông nhân dân cơ cực.
-         Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
-         Nguy cơ ngoại xâm đang đe dọa
Câu 2:   Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân xâm lược
:-   Do Hồ Quí Ly không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến  mà chỉ dựa vào quân đội.
Câu 3:  Ai đã dâng sớ chém 7 tên quan đã lấn át quyền Vua
:TL -  Chu Văn An
Câu 4:   Hồ Quí Ly đã làm gì để thay đổi tình hình đất nước:
-  thực hiện nhiều cải cách
Câu 5:   Hồ Quí Ly truất ngôi vua Trần trong thời gian nào? Kinh đô đóng ở đâu? Tên nước là gì?
-   Năm 1400, Hồ Quí Ly truất ngôi vua Trần và đóng đô ở Tây Đô( Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), tên nước là Đại Ngu.
 Bài 16: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
Câu 1:     Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
-         Vì Ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ, hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm rất thuận lợi để bố trí trận địa mai phục.
Câu 2:    Em hãy kể lại trận mai phục của quân ta tại ải Chi Lăng:
Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân đánh vào Lạng Sơn. Mờ sáng, chúng đến cửa Ải Chi Lăng . Kị binh của ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên bỏ ra hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy . khi ngựa chúng đang bì bõm qua đầm lầy, thì bỗng nhiên một loạt pháo hiệu nổ như sấm dậy. . Lập tức hai bên sườn núi , những chùm tên lao vun vút phóng xuống. Lọt vào giữa trận địa “ mưa tên” Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết. quân bộ theo sau cũng bị  mai phục của ta từ hai bên sườn núi và lòng khe nhất tề xông ra tấn công. Quân địch hoản loạn, lại nghe Liễu Thăng bị giết cang khiếp sợ. hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.
Câu 3: Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chông quân Minh xâm lược?
    - Chiến thắng Chi Lăng góp phần quyết định thẵng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược  của nghĩa quân Lam Sơn.
Câu 4: Quân Lê Lợi đã dùng mưu gì  để diệt giặc?
- Kị binh ta ra nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
Câu 5: Lê lợi lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào, lấy niên hiệu là gì? mở đầu thời đại nào?
- 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ và mở đầu thời Hậu Lê.
 Bài 17: NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
Câu 1: Những sự việc nào thể hiện quyền tối cao của nhà vua?
  Đó là: - Vua có quyền tuyệt đối.
-         Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua.
-         Vua trực tiếp chỉ huy quân đội.
Câu 2: bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?
-         Bảo vệ quyền lợi của vua, quan, địa chủ.
-         Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
-         Khuyến kích phát triển kinh tế.
-         Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-         Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
Câu 3: Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế đóng đô ở đâu? Tên nước là gì?
Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Thăng Long, tên nước là ĐạiViệt.
Câu 4:  Thời Hậu Lê trải qua các đời vua nào? Đời vua nào phát triển cao nhất?
 Các đời vua trải qua đó là: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tôngvv. Đời vua nào phát triển cao nhất là đời vua Lê Thánh Tông ( 1460- 1497)
Câu 5: Nhà hậu Lê đặc biệt là vua Lê Thánh Tông đã làm gì để quản lí đất nước?
       Nhà Hậu Lê đã cho vẽ bản đồ Hồng Đức và soạn bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền dân tộc và trật tự xã hội.
Câu 6  Điểm tiến bộ của bộ luật Hồng Đức ở chổ nào?
-         Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
 Bài 21:     TRỊNH- NGUYỄN PHÂN TRANH
 Câu 1: Do đâu mà đầu thế kỉ XVI, nước ta đã lâm vào thời kì chia cắt?
Vào đầu thế kỉ XVI, nước ta đã lâm vào thời kì chia cắt vì:
-         chính quyền nhà Lê suy yếu, các tập đoàn phong kiến đã cấu xé, tranh giành ngai vàng.
Câu 2: Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?
Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả là nhân dân lao động cực khổ, đất nước bị chia cắt, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước.
Câu 3: Sông Gianh thuộc tỉnh nào?
-         thuộc tỉnh Quảng Bình
Câu 4: Đàng Ngoài do họ nào cai trị và đàng trong do họ nào cai trị?
   - Đàng Ngoài do họ Trịnh  cai trị
   - Đàng trong do họ Nguyễn cai trị
              Bài 22: CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
Câu 1:   Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong diễn ra như thế nào?
-         Từ cuối thế kỉ XVI công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong xúc tiến mạnh mẽ. Nông dân, quân lính được phép đem cả gia đình vào phía nam khẩn hoang , lập ấp. Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nữa năm cùng một số nông cụ, rồi chia thành từng đoàn đi khai phá đất hoang. Đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào nam từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hòa, đến nam trung bộ, Tây Nguyên, đoàn người cứ tiếp tục đi sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng, lập ấp mới đến đó
Câu 2:    Tác dụng của cuộc khẩn hoang:
     Cuộc khẩn hoang đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, xóm làng hình thành và phát triển. Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt.
Bài 2 : Những chính sách về kint tế và văn hóa của Vua Quang Trưng
Chiếu khuyến nông, đúc đồng tiền mới, mở cửa biển, yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới, Chiếu lập học, đề cao chữ Nôm
Bài 2 : Nhà Nguyễn thành lập
Nhà Nguyễn do Nguyễn Ánh thành lập năm 1802 . lấy niên hiệu là Gia Long . Định đô ở Phú Xuân. Ban hành luật Gia Long tập trung quyền hành vào tay nhà vua
 I/ Phần Địa Lí:  
                        BÀI 17:  ĐỒNG BĂNG NAM BỘ
Câu 1: Đồng bằng Nam bộ  nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa các sông nào bồi đắp nên?
-         Đồng bằngNambộ  nằm ở phía nam nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp tạo nên.
Câu 2: Em hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng nam bộ?
-         Là đồng bằng lớn nhất nước ta, diện lớn gấp ba lần diện tích đồng  bằng Bắc Bộ.
-         Phần tây nam bộ có nhiều đất trũng dễ bị ngập nước như đồng Tháp Mười,Kiên Giang, Cà Mau.
-         Có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
-     Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, không có đê ven sông đẻ ngăn lũ như Đồng bằng bắc bộ.
-         Mùa khô kéo dài, đồng bằng rất thiếu nước ngọt.
Câu 3:   Tại sao gọi là sông Cửu Long : Vì nó đổ ra biển bằng chín cửa.
    BÀI 24: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Câu 1: Em hãy nêu thứ tự từ bắc đến nam các đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Các đồng bằng duyên hải miền Trung:
-         ĐB Thanh Nghệ- Tĩnh
-         ĐB Bình- Trị - Thiên
-         ĐB Nam- Ngãi
-         ĐB Bình Phú- Khánh Hòa
-         ĐB Ninh Thuận- Bình Thuận.
Câu 2: Vì sao ĐBằng Duyên Hải Miền Trung nhỏ, hẹp?
Vì :  - Các dãy núi ở đây lan ra sát biển và do các con sông ngắn tạo nên.
Câu 3: Em hãy nêu một số đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung:
-         Diện tích nhỏ, hẹp.
-         Ven biển thường có các cồn cát cao 20-30m, có các đầm phá.
-         Đất kém màu mỡ hơn đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ.
Câu 4: Người dân ở Đồng Bằng duyên hải miền Trung trồng phi lao để làm gì?
  Để: ngăn gió di chuyển các cồn cát ven biển vào sâu đất liền, phủ lấp lên nhà cửa, ruộng vườn, đường sá.
Câu 5: hãy nêu đặc điểm khí hậu vùng duyên hải Miền Trung:
  TL: -  Phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh, Phía nam dãy Bạch Mã nóng quanh năm.
        - Mùa hạ thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và dễ gây ngập lụt.
                 NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC THÀNH PHỐ
                            A.   Thành phố Hồ Chí Minh:
1/ Đặc điểm, vị trí :
-  Ở phía Đông bắc của đồng bằng Nam Bộ.
- Giáp biển đông và các tỉnh: Bà Rịa, vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
-  Từ thành phố Hồ Chí Minh đi đến các tỉnh khác bằng đường Ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường không.
2/ Hãy kể tên các ngành công nghiệp chính ở thành phố Hồ Chí Minh:
-         Điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng.
3/ Một số nơi vui chơi giải trí ở thành phố Hồ Chí Minh:
-         Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên.vv
4/ Thành phố Sài Gòn được mang tên Bác năm nào? -  Năm 1976
5/ Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên con sông nào?  - sông Sài Gòn
6/ Vì sao nói Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, khoa học, văn hóa lớn:
  Vì: - Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều ngành công nghiệp đa dạng như điện, điện tử, hóa chấtHoạt động thương mại rất phát triển, nhiều chợ và siêu thị lớn, có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn và cảng biển lớn bậc nhất cả nước.
-         Có nhiều viện nghiên cứu, trường Đại học,có nhiều khu vui chơi giải trí hấp dẫn như: Đầm sen, suối Tiênvv
                                 B.thành phố Hải Phòng:
Câu 1: thành phố Hải Phòng nằm ở phía nào của đồng bằng bắc bộ? Giáp với tỉnh nào?
-         Thành phố Hải Phòng nằm ở Đông bắc đồng bằng Bắc Bộ.
-         Giáp với Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình
Câu 2:  Em hãy kể các cửa sông ở Hải Phòng:
-         Cửa Nam Triệu, cửa Cấm, cửa Lạch Tray, cửa văn Ức, cửa Thái Bình.
Câu 3: hãy nêu điều kiện để thành phố Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn cả nước.
-   Hải Phòng có cảng biển lớn do nằm bên bờ sông Cấm, cách biển khoảng 20 km thuận tiện cho việc ra vào, neo đậu của tàu biển.
-  Có những cầu tàu lớn để cập bến, có bãi rộng và nhà kho chứa hàng và nhiều phương tiện cho việc bốc dỡ hàng hóa dễ dàng, nhanh chóng.
+ là trung tâm du lịch vì:
-     Có bãi biển đẹp; Đồ Sơn, đảo Cát Bà với nhiều phong đẹp và hang động kì thú, các di tích Lịch sử
-   các lễ hội như: Hội chọi trâu, hội Đua thuyền trên biển
-    Hệ thộng khách sạn, nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi.
Câu 4: Em hãy nêu tên các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng và các sản phẩm của các nhà máy trên?
-         các nhà máy : Bạch Đằng, Cơ khí Hạ Long, Cơ khí Hải Phòng.
-         Các sản phẩm: đóng mới và sửa chữa các loại sà lan, ca nô, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở khách trên sông và trên biển, tàu vận tải hàng vạn tấn
	Bài tập : nối
Môn: Khoa học - Lớp 4
Câu 1: Tại sao có gió? Nêu tác hại do bão gây ra đối với đời sống con người và cách phòng chống bão.
  Không khí chuyển động từ nơi lạnh sang nơi nóng tạo thành gió.
Bão làm thiệt hại về người và của. Để phòng chống bão cần theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất; Cắt điện. Ở vùng biển, tàu thuyền không nên ra khơi và phải đến nơi trú ản an toàn
Câu 2: Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm và một số cách phòng chống ô nhiễm không khí.
    Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,là những nguyên nhân làm khong khí bị ô nhiễm. Chúng ta có thể sử dụng một số cách chống ô nhiễm không khí như: Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí, giảm lượng khí thải độc hại của xe động cơ và của nhà máy; giảm bụi, khói đun bếp; bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh,
Câu 3: Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với con người và động, thực vật?
-Đối với đời sống con người: Ánh sáng giúp con người có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khỏe
-Đối với động vật: Ánh sáng giúp động vật di chuyển, kiếm ăn và tránh kẻ thù.
-Đối với thực vật : Ánh sáng giúp thực vật duy trì sự sống.
Câu 4: Nước và các chất lỏng khác sẽ như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt và một số vật dẫn nhiệt kém.
            -Nước và các chất lõng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
            -Các chất dẫn nhiệt tốt như: đồng, nhôm, kẽm,
            -Các chất dẫn nhiệt kém như: không khí, các vật xốp như bông, len,
 Câu 5: Nêu vai trò của nhiệt đối với đời sống con người, động và thực vật. 
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động thực vật. Mỗi loại động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp. Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được thì mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người.
 Câu 6: Thực vật cần gì để sống? Nhu cầu về các yếu tố cần cho sự sống như thế nào?
    Những yếu tố duy trì sự sống của thực vật là: nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng.. Mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng khác nhau.
 Câu 7: Trình bày sự trao đổi chất của thực vật với môi trường.
   Thực vật phải thường xuyên lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-nic, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khi ô-xi và các chất khoáng khác.
Câu 8: Trình bày sự trao đổi chất của động vật với môi trường.
            Động vật phải thường xuyên lấy từ môi trường nước, khí ô-xi, các chất hữu cơ có trong thức ăn (lấy từ thực vật hoặc động vật khác) và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu.
Câu 9: Vẽ sơ đồ trao đổ chất ở thực vât.
 Hấp thụ Ánh sáng mặt trời Thải ra
Thực vật
Câu 10: Quá trình hô hấp và quang hợp của thực vật có gì khác nhau
 Câu 11: Động vật cần gì để sống?..........................................................................................................
Câu 12: Kể tên một số động vật ăn thịt, ăn sâu bọ, ăn cỏ, lá cây
a), Ăn thịt:..
b)Ăn sâu bo:.
c) Ăn cỏ, lá cây..
Câu 13: : Vẽ sơ đồ trao đổ chất ở động vât.
 Hấp thụ Thải ra
 Động vật
Câu 14: Vẽ 3 chuỗi thức ăn trong tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_dia_li_khoa_hoc_lop_4.doc