Đề cương ôn tập môn Lịch sử & Địa lí 4 học kì II - Năm học 2017-2018

doc 11 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử & Địa lí 4 học kì II - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn Lịch sử & Địa lí 4 học kì II - Năm học 2017-2018
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LS-ĐL HỌC KÌ II
NĂM HỌC : 2017- 2018
 LỊCH SỬ
I.TRẮC NGHIỆM:
Câu 1:Tình hình nước ta vào cuối nhà Trần như thế nào?
A.Nhà Trần bước vào thời kì suy yếu .
B.Vua quan không quan tâm tới dân .
C.Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi.
D.Tất cả các ý trên.
Câu 2.Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược?
A.Sức mạnh quân đội yếu.
B.Quân xâm lược quá mạnh.
C. Không đoàn kết được sức mạnh toàn dân mà chỉ dựa vào quân đội.
D. Câu A và B đúng.
Câu 3:Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
A.Địa hình hiểm trở dễ phục kích đánh giặc.
B.Nơi đây có nhiều đồng lầy trống dễ đánh giặc
C.Có nhiểu sông dễ nghênh chiến với giặc
D.Tất cả ý trên đều đúng.
Câu 4.Bộ luật Hồng Đức ra đời vào thời nào?
A.Thời nhà Lý
B.Thời Hậu Lê
C.Thời nhà Trần
D.Thời nhà Hồ
Câu 5.Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
A.Mở Quốc Tử Giám ,dựng nhà Thái học
B.Giáo dục thời Hậu Lê có nề nếp và quy củ,trường học được mở ở nhiều nơi
C.Nhà Hậu Lê khuyến khích đào tạo nhân tài cho đất nước
D. Câu B và C đúng.
Câu 6: Nhà Hậu Lê suy yếu vào thế kỉ nào?
A.Đầu thế kỉ XVI
B.Giữa thế kỉ XVI
C.Cuối thế kỉ XVI
Câu 7: Cuối thế kỉ XVI chúa Nguyễn quan tâm tới việc gì ở Đàng Trong?
A. chuẩn bị lực lượng chống giặc ngoại xâm.
B.Khai hoang ruộng đất,mở rộng diện tích đất sản xuất, lập làng ,lập ấp.
C.Chuẩn bị tiến quân ra Thăng Long thống nhất đất nước.
D.Câu A và C đúng.
Câu 8:Theo em cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị vào thế kỉ XVI- XVII nói lên điểu gi?
A.Cuộc sống người dân rất vui vẻ.
B. Người dân rất đoàn kết với nhau.
C.Nước ta có nhiều thành thị đẹp.
D.Một số thành thị nước ta đã phồn thịnh, việc buôn bán diễn ra sôi nổi trong và ngoài nước.
Câu 9 : Các sự kiện lịch sử trong bảng sau gắng liền với nhân vật lịch sử nào? ( HS gạch nối A và B
B
Lê Thánh Tông
Nguyễn Ánh
Quang Trung
Lê Lợi
A
Chiến thắng Chi Lăng
Bản đồ Hồng Đức 
Đại phá quân Thanh 
Lật đổ triểu đại Tây Sơn
Câu 10 : Em hãy nối các sự kiện lịch sử cho phù hợp với thời gian trong bảng sau:
B
 Năm 1999
Năm 1428
 Năm 1786
Năm 1802
A
Tây Sơn tiến quân ra Thăng Long
Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới 
Lê Lợi lên ngôi 
Nhà Nguyễn thành lập
II.TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy nêu lại nội dung của bộ Luật Hồng Đức ?
Trả lời :Bảo vệ quyền lợi của vua , quan lại, địa chủ ; Bảo vệ chủ quyền quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
Câu 2:Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt?
Trả lời:Từ đầu thế kỉ XVI, chính quyền nhà Lê suy yếu.Các tập đoàn phong kiến xâu xé lẫn nhau tranh giành ngai vàng.Hậu quả là đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ.
Câu 3:Em hãy trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long?
Trả lời: Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc , tiến vào Thăng Long, tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng tới đó.Mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt.
Câu 4 :Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế và văn hóa , giáo dục của vua Quang Trung.
Trả lời: Vua Quang Trung đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế và văn hóa đất nước như:
- “ Chiếu khuyên nông” nhằm phát triển nông nghiệp.
- Đúc tiền đồng mới, mở cửa thông thương buôn bán nhằm phát triển kinh tế.
- “Chiếu lập học” lấy việc học làm đầu và đề cao chữ Nôm.
Câu 5. Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
 Sau khi vua Quang Trung qua đời ,triều đại Tây Sơn suy yếu dần.Lợi dụng thời cơ đó năm 1802 Nguyễn Ánh huy động lực lượng lật đổ triểu đại Tây Sơn lập ra nhà Nguyễn.
ĐỊA LÍ
I.TRẮC NGHIỆM 
Câu 1 :Đồng bằng lớn nhất nước ta là ?
A. Đồng bằng Bắc Bộ
B. Đồng bằng Nam Bộ
C. Đồng bằng duyên hải miền Trung
Câu 2 :Đồng bằng Nam bộ được bồi đắp bởi hai con sông nào?
A. Sông Hồng và sông Hậu
B. Sông Mê Công và Sông Đồng Nai 
C. Sông Tiền và Sông Đồng Nai
D.Sông Đồng Nai và sông Hậu
Câu 3 : Một số dân tộc sinh sống ở đồng bằng Nam Bộ thường là ?
A. Kinh, Chăm, khmer
B.Kinh, Hoa, Chăm
C.Kinh, Khmer,Chăm ,Hoa
D.Kinh và Hoa
Câu 4: Nhà ở của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì?
A. Làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh, gạch, nhà của đơn sơ.
B. Ở trong các nhà sàn , nhà rông.
C. Ở dọc các sường núi , họ xây nhà cửa rất kiên cố.
D. Họ xây nhà trong các buôn làng, xây nhà sát nhau.
Câu 5 :Đồng Bằng Duyên Hải Miền Trung có đặc điểm tự nhiên như thế nào?
A. Diện tích nhỏ, hẹp.
B. Ven biển thường có các cồn cát cao 20-30m, có các đầm phá.
C .Mùa hạ thường khô, nóng và bị hạn hán.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 6.Các hoạt động sản xuất của đồng bằng Duyên hải miền Trung là?
A.Trồng lúa, trồng mía,lạc
B.Trồng lúa, làm muối
C.Trồng lúa, trồng mía,lạc,làm muối, nuôi trồng đánh bắt thủy sản.
D.Làm muối, nuôi trồng đánh bắt thủy sản.
Câu 7 :Nhờ đâu mà Hếu trở thành thành phố du lịch?
A. Có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên
B.Có nhiều di tích văn hóa , lịch sử.
C.Có nhiều món ăn đặc sản của địa phương
D.Tất cả các ý trên.
Câu 8: Đà Nẳng nổi tiếng với ngành công nghiệp nào?
A.Sản suất ô tô,máy móc
B. Hàng may mặc
C. Đóng tàu
D.Đồ dùng sinh hoạt
Câu 9.Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh ( thành phố) nào?
A. Khánh Hòa	
B.Đà Nẵng
C.Quảng Bình
D.Hải Phòng
Câu 10 .Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh ( thành phố) nào?
A. Khánh Hòa	
B.Quãng Ngãi
C.Ninh Thuận
D.Bà Rịa - Vũng Tàu
Câu 11 .Nơi có nhiều đất mặn, đất phèn nhất là?
A. Đồng bằng Bắc Bộ
B. Đồng bằng Nam Bộ
C. Đồng bằng duyên hải miền Trung
Câu 12. Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp:
B
Nuôi trồng,đánh bắt thủy sản, làm muối
Nhiểu đất đỏ ba dan, trồng nhiều ca phê nhất nước
Vựa lúa thứ hai, trồng nhiều rau xanh xứ lạnh
Sản xuất nhiều lúa gạo,trái cây, thủy sản lớn nhất.
A
 Tây Nguyên
Đồng bằng Bắc Bộ
Đồng bằng Nam Bộ
Đồng bằng duyên hải miền Trung
II.TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản suất lúa gạo ,trái cây,thủy sản lớn nhất cả nước.
 - Nhờ có đất đai màu mỡ ,khí hậu thuận lợi, người dân cần cù trong lao động .
 - Vùng biển có nhiều cá ,tôm , mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi để nuôi trồng đánh bắt hải sản.
Câu 2.Hãy nêu đặc điểm dân cư và một số hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Ở đồng bằng duyên hải miền Trung dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh và người Chăm.
- Nghề chính của họ là nghề nông, làm muối, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Câu 3.Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch?
 Đà Nẵng hấp dẫn khách du lịch bởi có nhiều bãi biển đẹp như Mĩ Khê, Bãi Nam, Non Nước....cảnh núi non hùng vĩ. Có nhiều di tích lịch sử của người Chăm cổ xưa.
Câu 4 . Hãy kể tên một số Đảo và Quần đảo của nước ta mà em biết.
 Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trưởng Sa, Quần đảo Côn Đảo, Đảo Phú Quốc, Đảo Thổ Chu,...
Câu 5: Nước ta có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp nếu được đi tham quan theo em cần làm việc gì để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi đó?
+Nênlàm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+Không nên làm :...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐỀ CƯƠNG ÔN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN KHOA HỌC
ÐÐ ] ÑÑ
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khí cần cho sự cháy là:
	A. Khí các-bô-níc
	B. Khí ni-tơ
	C. Khí Ô-xi
	D. Khí gas
Câu 2: Một số động vật và thực vật sống dưới nước được vì:
	A. Không khí có thể hòa tan trong nước động vật và thực vật có khả năng lấy ô-xi trong nước để thở.
	B. Động vật và thực vật sống dưới nước không cần khí ô-xi.
	C. Động vật và thực vật sống dưới nước không cần hô hấp. 
Câu 3: Biện pháp nào sau đây không áp dụng để phòng chống bão:
	A. Theo dõi bản tin thời tiết.
	B. Cắt điện, tàu, thuyền không được ra khơi.
	C. Đến nơi trú ẩn an toàn.
	D. Chặt phá cây cối vì bão đi nhanh hơn.
Câu 4: Không khí bị ô nhiễm là không khí:
	A. Chứa khói, khí độc, các loại bụi và vi khuẩn.
	B. Không khí trong suốt, không màu, không mùi và không vị.
	C. Tất cả các ý trên đều đúng.
	D. Tất cả cá ý trên đều sai
Câu 5: Vật phát ra âm thanh khi nào?
	A. Khi uốn cong vật.
	B. Khi nén vật.
C. Khi làm vật rung động
D. Khi giãn vật ra
Câu 6: Âm thanh lan truyền được qua các chất nào?
	A. Chỉ truyền qua được trong chất khí.
	B. Chỉ truyền qua được trong chất lỏng và chất rắn.
	C. Truyền qua được trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.
	D. Chỉ lan truyền được trong môi trường chân không.
Câu 7: Âm thanh khi lan truyền ra xa thì:
	A. Khi lan truyền ra xa thì sẽ mạnh lên.
	B. Càng đứng xa nguồn âm thanh thì càng nghe nhỏ.
	C. Càng đứng xa nguồn âm thanh thì âm thanh không thay đổi.
Câu 8: Vật nào tự phát sáng?
	A. Tờ giấy trắng
	B. Mặt trời
	C. Mặt trăng
D. Trái đất
Câu 9: Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
	A. Khi vật phát ra ánh sáng.
	B. Khi mắt ta phát ra ánh sáng chiếu vào vật.
	C. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
	D. Khi vật nằm trong bóng tối
Câu 10: Vật nào cho ánh sáng đi qua được
	A. Đất sét
	B. Than đá
	C. Nước khoáng
	D. Bảng chống lóa
Câu 11: Bóng tối được tạo thành như thế nào?
	A. Phía sau vật cản ánh sáng (khi được chiếu sáng) có bóng tối của vật đó.
	B. Khi ánh sáng chiếu vào vật bị phản chiếu. Bóng tối chính là ánh sáng phản chiếu này.
	C. Bóng tối là do vật chiếu các tia màu đen tới tạo thành.
	D. Phía trước vật cản ánh sáng (khi được chiếu sáng) có bóng tối của vật đó.
Câu 12: Có thể làm bóng tối của vật thay đổi bằng cách nào sau đây?
	A. Dịch vật ra xa nguồn sáng.
	B. Dịch nguồn ánh sáng ra xa vật.
	C. Dịch nguồn sáng lại gần vật.
	D. Tất cả các cách trên.
Câu 13: Việc làm nào sau đây không nên làm để tránh tác hại của ánh sáng gây ra đối với mắt.
	A. Đội mũ vành hoặc che ô, đeo kính khi đi ra đường.
	B. Không nhìn trực tiếp vào đèn pha xe máy đang bật sáng.
	C. Không nhìn trực tiếp vào ánh lửa hàn.
	D. Bịt mắt một bên khi muốn nhìn trực tiếp vào mặt Trời.
Câu 14: Việc làm nào nên làm để bảo vệ mắt
	A. Học bài nơi có ánh sáng phù hợp.
	B. Học bài nơi tối để rèn mắt có thể nhìn trong bóng tối
	C. Thức khuya học bài để rèn mắt nhìn rõ hơn
	D. Nhìn vào lửa hàn để mắt thích nghi với ánh sáng mạnh
Câu 15: Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, ta thấy mát lạnh. Đó là vì:
	A. Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta làm ta thấy lạnh.
	B. Có sự tỏa nhiệt từ tay ta sang vật nên tay ta cảm thấy lạnh.
	C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 16: Các vật nào sau đây dẫn nhiệt tốt:
	A. Đồng, nhôm, sắt
	B. Không khí
	C. Vải, bông, len
	D. Nhựa, cao su
Câu 17: Vì sao khi trời rét, đặt tay vào một vật bằng đồng ta thấy lạnh hơn so với đặt tay vào vật bằng gỗ?
	A. Vật bằng đồng có nhiệt độ thấp hơn vật bằng gỗ
	B. Đồng tỏa nhiệt lạnh cho tay nhiều hơn gỗ
	C. Đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ
	D. Đồng có chất lạnh, gỗ không có
Câu 18: Việc làm nào sau đây nên làm:
	A. Tắt bếp khi sử dụng xong.
	B. Để bình xăng gần bếp.
	C. Tranh thủ ra ngoài làm việc khác trong khi đang đun nấu.
	D. Để trẻ em chơi đùa gần bếp.
Câu 19: Ý nào sau đây sai
	A. Nước là một trong những thành phần chính cấu tạo nên cơ thể thực vật
	B. Nước có thể thay thế chất khoáng mà thực vật cần
	C. Nhờ nước mà thực vật có thể hấp thụ được các chất khoáng hòa tan trong đất
	D. Nhờ nước mà cây cối xanh tốt
Câu 20: Trong các cây sau cây nào có nhu cầu ít nước nhất:
	A. Cây lúa
	B. Cây phượng vĩ
	C. Cây xương rồng
D. Cây sen
Câu 21: Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào?
	A. Mới cấy
	B. Đẻ nhánh
	C. Làm đòng
	D. Chín
Câu 22: Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí nào?
	A. Khí ô-xi
	B. Khí ni-tơ
	C. Khí các-bô-níc
Câu 23: Trong các động vật sau, động vật nào là loài vật ăn thịt.
	A. Con hổ
	B. Con bò
	C. Con dê
	D. Con hươu
Câu 24: Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy, cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn. Hãy chọn lời giải thích mà em cho là đúng nhất.
	A. Khi úp cốc lên, không khí bị cháy hết nên tắt nến.
	B. Khi nến cháy, khí ô-xi bị mất đi, khi ta úp cốc không có thêm không khí để cung cấp khí ô-xi nên nến tắt.
	C. Khi nến cháy khí các-bô-níc bị mất đi, khi ta úp cốc không có thêm không khí để cung cấp khí các-bô-níc nên nến tắt.
Câu 25 : Để sống và phát triển bình thường, thực vật cần:
A. Có đủ nước, ánh sáng và không khí.
B. Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn và không khí.
C. Có đủ nước, ánh sáng và thức ăn.
D. Có đủ không khí.
Câu 26: Lau khô thành ngoài cốc rồi cho vào cốc mấy cục nước đá. Một lát sau, sờ vào thành ngoài cốc ta thấy ướt. Ý nào sau đúng
	A. Nước đá bốc hơi đọng lại ở thành cốc
	B. Hơi nước trong không khí ở chỗ thành cốc bị lạnh nên ngưng tụ lại
	C. Nước đá đã thấm từ trong cốc ra ngoài.
	D. Lớp ngoài thành cốc tan ra thành nước.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy nêu một số biện pháp chống tiếng ồn. Xử lí tình huống “ Khi gặp hai bạn vừa chạy vừa la lớn khi đi trên cầu thang. Trong trường hợp đó em sẽ làm gì?”.
	" Một số biện pháp chống tiếng ồn như:
	 + Có những quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng.
	 + Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn truyền đến tai.
	 Xử lí tình huống: Các em tự suy nghĩ và thực hiện.	
Câu 2: Hãy nêu một số vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người và động vật.
	" Đối với đời sống của con người: giúp chúng ta có thức ăn, được sưởi ấm, có sức khỏe và giúp chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên.
	 Đối với động vật: cần ánh để di chuyển, tìm thức ăn, nước uống và phát hiện những nguy hiểm cần tránh.
Câu 3: Nối tên các con vật với thời gian kiếm ăn của chúng.
Tên con vật
Thời gian kiếm ăn
Tên con vật
Sư tử
Hươu
Gà
Ban ngày
Chó sói
Chuột
Nai
Trâu, bò
Ban đêm
Mèo
Cú
Vịt
Câu 4: Đánh mũi tên và điền các chất sau đây để hoàn thành sơ đồ sau:
(Các chất khoáng, khí ô-xi, nước, khí các-bô-níc, các chất khoáng khác, hơi nước)
.
.
.
Thực vật
.
.
.
Hấp thụ
Thải ra
Câu 5: Động vật cần gì thì mới có thể tồn tại và phát triển bình thường.
	" Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại và phát triển bình thường.
Câu 6: Hãy thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật: xác chết đang bị phân hủy (vi khuẩn), thỏ, cỏ và cáo bằng sơ đồ.
	" Sơ đồ sách giáo khoa khoa học 4 trang 133
Câu 7: Em hãy nêu một số cách chống ô nhiễm không khí. Xử lí tình huống “ Trong giờ ra chơi, em thấy bạn em ăn trái bắp, ăn xong bạn liền vứt bỏ phần còn lại lên sân trường. Trong trường hợp đó em phải làm gì?”
	" Một số cách phòng chống ô nhiễm không khí như: Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí, giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ và của nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh.
	 Xử lí tình huống: Mời các em suy nghĩ và thực hiện.
Câu 8: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
	" Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá, nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
Câu 9: Em hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng nguồn nhiệt? Theo tại sao chúng ta phải tiết kiệm nguồn nhiệt?

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_dia_li_4_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017.doc