Đề cương ôn tập môn Công nghệ Lớp 9 - Năm học 2021-2022

doc 5 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 282Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Công nghệ Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn Công nghệ Lớp 9 - Năm học 2021-2022
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 9
Năm học: 2021 – 2022
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II MÔN CÔNG NGHỆ 9-NH:2022-2023
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Công tắc ba cực gồm các cực sau:
 A. Hai cực động, một cực tĩnh.	 C. Hai cực tĩnh, một cực động.
 B. Một cực tĩnh, mét cực động.	 D. Hai cực động, hai cực tĩnh.
Câu 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện được tiến hành theo mấy bước?
 A. 3 bước	B. 4 bước	 C. 5 bước	D. 6 bước
Câu 3: Tắc te là:
Công tắc đóng mở thủ công để đốt nóng điện cực
Cuộn dây quấn quanh lõi sắt.
Công tắc đóng mở tự động để đốt nóng điện cực.
Cuộn dây quấn quanh lõi thép.
Câu 4: Ánh sáng do đèn huỳnh quang phát ra có màu sắc phụ thuộc vào:
Chất lượng của tắc te và chấn lưu.
Thành phần hóa học của lớp bột huỳnh quang.
Điện áp của mạng đèn.
Cường độ dòng điện qua đèn.
Câu 5: Có thể có mấy công tắc hai cực điều khiển 1đèn?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6: Thiết bị nào được lắp trên bảng điện để bảo vệ mạch điện và đồ dùng điện?
 A. Công tắc 	B. Cầu dao	 C. Ổ cắm	 D. Cầu chì
Câu 7: Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện:
 A. Đèn huỳnh quang	.	
 B. Hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn. 
 C. Hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.
 D. Một công tắc ba cực điều khiển một đèn. 
Câu 8: Quy trình lắp đặt mạch điện đèn cầu thang được tiến hành như sau:
A. Vạch dấu, khoan lỗ bảng điện, nối dây mạch điện.
B. Vạch dấu, khoan lỗ bảng điện, nối dây mạch điện,kiểm tra.
C. Vạch dấu, khoan lỗ bảng điện, lắp đặt thiết bị của bảng điện,nối dây mạch điện,kiểm tra.
D. Vạch dấu, khoan lỗ bảng điện, lắp đặt thiết bị của bảng điện,nối dây mạch điện.
Câu 9: Khi mắc mạch đèn cầu thang có thể dùng:
	 A. 2 công tắc 2 cực.	 B. 2 công tắc 3 cực.
	 C. 3 công tắc 3 cực.	 D. 1 công tắc 2 cực, 1 công tắc 3 cực.
Câu 10: Hai bóng đèn 220V-60W được mắc theo sơ đồ sau, khi đóng công 
 tắc thì :
	 A. Đ1 sáng bình thường, Đ2 sáng mờ. 
 B. Đ1 sáng mờ, Đ2 sáng bình thường.
 C. Cả 2 bóng sáng như nhau. 	 
 D. Cả 2 bóng không sáng.
.Câu 11: Công tắc được mắc vào mạch điện như sau:
A. Mắc nối tiếp với đèn và cầu chì. B. Mắc nối tiếp với ổ cắm và cầu chì. 
C. Mắc nối tiếp cầu chì, song song với đèn . 	 D. Cả 3 cách mắc trên đều được.
Câu 12: Số liệu định mức của cầu chì phải với yêu cầu làm việc của mang điện.
A. Lớn hơn 	B. Nhỏ hơn	C.Thế nào cũng được D. Phù hợp
Câu 13: Công tắc 3 cực khác công tắc 2 cực ở điểm: 
	A. Cấu tạo bên ngoài, cấu tạo bên trong.	B. Cấu tạo bên ngoài.
	C. Giữa các cực tiếp điện.	 D. Cấu tạo bên trong.
Câu 14:Mạch điện dùng 1công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn nhằm mục đích
	A.	Chỉ để chiếu sáng bình thường.	B. Sử dụng lắp đặt mạch điện cầu thang.
	C.	Để an toàn điện.	 	D. Chuyển đổi thắp sáng luân phiên 2 đèn.
Câu 15:Để vẽ được một sơ đồ lắp đặt cần tiến hành theo:
 A.1bước.	B. 3 bước.	C. 4 bước	.	D. 2 bước.
Câu 16: Phát biểu sau đây đúng với yêu cầu kĩ thuật của lắp đặt mạng điện dây dẫn kiểu nổi là:
	A. Bảng điện phải cách mặt đất tối thiểu từ 0.5m - 1 m.
	B. Đường dây dẫn song song với vật kiến trúc.
	C. Tổng tiết diện của dây dẫn trong ống phải vuợt quá 40 % tiết diện ống.
	D. Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh không cần phải thêm kẹp ống.
Câu 17: Công dụng của ống nối tiếp là:
	A. Nối 2 ống vuông góc với nhau.
	B. Được dùng để nối tiếp 2 ống luồn dây với nhau.
	C. Được sử dụng để phân nhánh dây dẫn.
	D. Kẹp đỡ ống.
 Câu 18: Kẹp đỡ ống luồn dây dẫn dùng để:
	A. Nối 2 ống vuông góc.	B. Cố định ống luồn dây dẫn.
	C. Nối tiếp 2 ống luồn dây lại với nhau.	D. Để phân nhánh dậy dẫn.
 Câu 19: Công dụng của ống chữ T là:
	A. Để phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng nối rẽ.
	B. Để phân nhánh dây dẫn.
	C. Để nối tiếp 2 ống luồn dây.
	D. Để khi nối 2 ống luồn dây vuông góc với nhau.
Câu 20: Khi bật công tắc về vị trí 1 đèn 1 sáng, đèn 2 tắt và ngược lại, là nói về nguyên lí hoạt động của mạch điện: 
 	A. 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.	
 	B. Không có mạch điện nào.
 	C. 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn	 
 	D. 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn.
Câu 21: Thiết bị vừa đóng cắt vừa bảo vệ mạch điện là:
	A. Cầu chi	B. Công tắc 	C. Cầu dao 	D. Aptomát. 
Câu 22: Bảng điện của mạng điện trong nhà phải cách mặt đất tối thiểu là 
	A.	1 m - 2 m.	B.	B. 1,3 m - 1,5 m.	 C. 2,3 m - 3,3 m.	D. 0,5 m - 1 m.
Câu 23:Biện pháp sai khi kiểm tra cầu chì là:
	A. Cầu chì được lắp ở dây pha.
	B. Cầu chì không cần có nắp che, để hở.
	C. Kiểm tra sự phù hợp của số liệu định mức cầu chì.
	D. Cầu chì phải có nắp che.
Câu 24:Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm có nhược điểm 
	A. Khó sửa chửa.	B. Tránh được ảnh huởng xấu của môi trường.
	C. Dễ sửa chửa	D. Mĩ thuật.
B.TỰ LUẬN:
1) Nêu yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi?
	- Đường dây phải song song với vật kiến trúc (tường, cột, xà ), cao hơn mặt đất 2.5m.
	- Tổng tiết diện của dây dẫn trong ống không vượt quá 40% tiết diện ống.
	- Bảng điện cách mặt đất tối thiểu từ 1.3-1.5m.
	- Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh phải tăng thêm ống kẹp.
	- Không luồn các đường dây khác cấp điện áp vào chung một ống.
	- Đường dây xuyên qua tường, trần nhà phải luồn qua ống sứ.
2) So sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà?
Phương pháp lắp đặt
Nổi
Ngầm
Ưu điểm
- Đảm bảo yêu cầu mĩ thuật.
- Tránh tác động xấu của môi trường đến dây dẫn.
- Dễ sửa chữa.
- Đảm bảo yêu cầu mĩ thuật.
- Tránh tác động xấu của môi trường đến dây dẫn.
Nhược điểm
- Nếu bố trí không hợp lý sẽ làm mất mỹ quan, chiếm nhiều không gian lắp đặt.
- Khó lắp đặt với kiểu nhà có kiến trúc phức tạp.
-Khó sửa chữa
-Lắp đặt dây dẫn điện thường phải tiến hành song song khi xây lắp nhà ở.
3) Khi kiểm tra bảo dưỡng mạng điện,cần phải kiểm tra những phần tử nào?
Khi kiểm tra bảo dưỡng mạng điện,cần phải kiểm tra những phần tử:
- Kiểm tra dây dẫn.
- Kiểm tra cách điện của mạng điện:
	+ Kiểm tra ống luồn dây dẫn;
	+ Kiểm tra rò điện.
- Kiểm tra thiết bị điện:
	+ Cầu dao, công tắc;
	+ Cầu chì;
	+ Ổ cắm điện và phích cắm điện.
- Kiểm tra các đồ dùng điện.
4) Tại sao cần phải kiểm tra định kì về an toàn mạng điện trong nhà?
 	 Để mạng điện trong nhà sử dụng an toàn và hiệu quả,chúng ta cần phải kiểm tra mạng điện theo định kì và tiến hành thay thế sửa chữa các bộ phận,thiết bị hư hỏng nhầm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra,dảm bảo an toàn cho người và tài sản .
5) Vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt cách mạch điện sau:
Mạch điện 2 cầu chì , 1 ổ cắm, 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn:
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn:
Mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn: ( mạch điện cầu thang)
 Sơ đồ lắp đặt
Mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn:
 Sơ đồ lắp đặt Sơ đồ nguyên lí

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_cong_nghe_lop_9_nam_hoc_2021_2022.doc