Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Công nghệ Lớp 8

docx 11 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Công nghệ Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Công nghệ Lớp 8
PHẦN 2. CƠ KHÍ
Câu 1. Thép cứng hơn nhôm; đồng dẻo hơn thép là nói đến tình chất nào của vật liệu cơ khí?
A. Tính chất cơ học
B. Tính chất vật lý
C. Tính chất hóa học
D. Tính chất công nghệ
Câu 2. Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Chất dẻo, cao su, gốm sứ cách điện tốt là nói đến tình chất nào của vật liệu cơ khí?
A. Tính chất cơ học
B. Tính chất vật lý
C. Tính chất hóa học
D. Tính chất công nghệ
Câu 3. Thép, nhôm, đồng dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với muối ăn; chất dẻo không bị ăn mòn khi tiếp xúc với muối ăn là nói đến tình chất nào của vật liệu cơ khí?
A. Tính chất cơ học
B. Tính chất vật lý
C. Tính chất hóa học
D. Tính chất công nghệ
Câu 4. Thép dễ hàn hơn nhôm là nói đến tình chất nào của vật liệu cơ khí?
A. Tính chất cơ học
B. Tính chất vật lý
C. Tính chất hóa học
D. Tính chất công nghệ
PHẦN 3. KĨ THUẬT ĐIỆN
Câu 1. Nhà máy điện có chức năng biến đổi
A. Nhiệt năng thành quang năng
B. Điện năng thành cơ năng
C. Thủy năng thành nhiệt năng
D. Các dạng năng lượng: nhiệt năng, quang năng, phong năng, năng lượng nguyên tử, thủy năng thành điện năng
Câu2. Đường dây dẫn điện có chức năng
A. Truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ
B. Dẫn điện
C. Cung cấp điện cho các nhà máy, xí nghiệp và các khu dân cư
D. Biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác
Câu 3. Quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện
điện năng (1), máy phát điện (2), tua bin (3) nhiệt năng của than, khí đốt (4), hơi nước (5)
làm quay (a) phát (b), đun nóng (c)
A. 4c-5a-3b-2a-1
B. 4c-5a-3a-2b-1
C. 4c-5b-3a-2b-1
D.4c-5a-3b-2b-1
Câu 4. Điện năng là 
A. Công của nhà máy thủy điện
B. Công của dòng điện
C. Công của nhà máy nhiệt điện
D. Công của nhà máy điện hạt nhân	
Câu 5. Nhà máy thủy điện biến đổi dạng năng lượng nào sau đây thành điện năng
A. Nhiệt năng
B. Thủy năng
C. Quang năng
D. Phong năng
Câu 6. Nhà máy nhiệt điện biến đổi dạng năng lượng nào sau đây thành điện năng
A. Nhiệt năng
B. Thủy năng
C. Quang năng
D. Phong năng
Câu 7. Nhà máy điện gió biến đổi dạng năng lượng nào sau đây thành điện năng
A. Nhiệt năng
B. Thủy năng
C. Quang năng
D. Phong năng
Câu 8. Nhà máy điện hạt nhân biến đổi dạng năng lượng nào sau đây thành điện năng
A. Nhiệt năng
B. Thủy năng
C. Quang năng
D. Năng lượng nguyên tử
Câu 9. Trước khi sửa nồi cơm điện, ta phải:
A. Rút phích cắm điện
B. Rút nắp cầu chì
C. Cắt cầu dao tổng
D. Rút phích căm, rút nắp cầu chì, cắt cầu dao tổng
Câu 10. Trước khi sửa hoặc thay thế công tắc điện, ta phải:
A. Rút phích cắm điện
B. Rút nắp cầu chì
C. Cắt cầu dao tổng
D. Rút phích căm, rút nắp cầu chì, cắt cầu dao tổng
Câu 15. Trước khi sửa chữa hoặc kiểm tra mạng điện trong nhà, ta phải:
A. Rút phích cắm điện
B. Rút nắp cầu chì
C. Cắt cầu dao tổng
D. Rút phích căm, rút nắp cầu chì, cắt cầu dao tổng
Câu 16. Bút thử điện dùng để:
A. Thử rò điện của một số đồ dùng điện
B. Thử chổ hở cách điện của dây dẫn điện, xác định dây pha của mạch, thử rò điện của một số đồ dùng điện.
C. Thử chổ hở cách điện của dây dẫn điện
D. Xác định dây pha của mạch
Câu 17. Khi sử dụng bút thử điện, tay cầm bút phải chạm vào
A. Đầu bút thử điện
B. Thân bút
C. Nắp bút
D. Kẹp kim loại ở nắp bút.
Câu 18. Cách xử lý khi gặp một nạn nhân bị dây điện đứt đè lên người
A. Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi dây điện
B. Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre (gỗ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân
C. Nắm áo nạn nhân kéo ra khỏi dây điện
D. Nắm tóc nạn nhân kéo ra khỏi dây điện
Câu 19. Vật liệu dẫn điện có điện trở suất nhỏ khoảng:
A. 10-1 đến 10-8 m
B. 10-2 đến 10-4 m
C. 10-4 đến 10-6 m
D. 10-6 đến 10-8 m
Câu 20. Vật liệu cách điện có điện trở suất lớn khoảng
A. 108 đến 1013 m
B. 1013 đến 1018 m
C. 1018 đến 1023 m
D. 1023 đến 1028 m
Câu 21. Cho các nhóm vật liệu sau:
(I): kim loại, hợp kim, than chì, dung dịch điện phân (axit, bazơ, muối) thủy ngân
(II): Thủy tinh, giấy cách điện, nhựa ebonic, sứ, mica, nhựa đường, cao su, amian, dầu các loại (biến áp, tụ điện, cáp điện), gỗ khô, không khí khô
(III): thép kĩ thuật điện, anico, ferit, pecmaloi
A. (I) dẫn từ, (II) cách điện, (III) dẫn điện
B. (III) dẫn điện, (II) cách điện, (I) dẫn từ
C. (II) cách điện, (III) dẫn từ, (I) dẫn điện
D. (III) dẫn từ, (I) cách điện, (II) dẫn điện
Câu 22. Anico thường dùng để làm:
A. anten
B. nam châm vĩnh cửu
C. lõi các biến áp trung tần trong các thiết bị vô tuyến điện 
D. Lõi các biến áp, động cơ điện chất lượng cao 
Câu 23. ferit thường dùng để làm:
A. anten, lõi các biến áp trung tần trong các thiết bị vô tuyến điện 
B. nam châm vĩnh cửu
C. lõi các biến áp trung tần trong các thiết bị vô tuyến điện 
D. Lõi các biến áp, động cơ điện chất lượng cao 
Câu 24. pecmaloi thường dùng để làm:
A. anten
B. nam châm vĩnh cửu
C. lõi các biến áp trung tần trong các thiết bị vô tuyến điện 
D. Lõi các biến áp, động cơ điện chất lượng cao 
Câu 25. Ưu điểm của đèn sợi đốt
Không cần chấn lưu (1), tiết kiệm điện năng (2), tuổi thọ cao (3), ánh sáng liên tục (4), Cần chấn lưu (5) không tiết kiệm điện năng (6), tuổi thọ thấp (7) ánh sáng không liên tục (8)
A. 4-1
B. 4-3
C. 4-2
D. 4-7
Câu 26. Nhược điểm của đèn sợi đốt
Không cần chấn lưu (1), tiết kiệm điện năng (2), tuổi thọ cao (3), ánh sáng liên tục (4), Cần chấn lưu (5) không tiết kiệm điện năng (6), tuổi thọ thấp (7) ánh sáng không liên tục (8)
A. 6-1
B. 6-3
C. 6-2
D. 6-7
Câu 27. Ưu điểm của đèn huỳnh quang
Không cần chấn lưu (1), tiết kiệm điện năng (2), tuổi thọ cao (3), ánh sáng liên tục (4), Cần chấn lưu (5) không tiết kiệm điện năng (6), tuổi thọ thấp (7) ánh sáng không liên tục (8)
A. 2-5
B. 2-8
C. 2-3
D. 2-7
Câu 28. Nhược điểm của đèn huỳnh quang
Không cần chấn lưu (1), tiết kiệm điện năng (2), tuổi thọ cao (3), ánh sáng liên tục (4), Cần chấn lưu (5) không tiết kiệm điện năng (6), tuổi thọ thấp (7) ánh sáng không liên tục (8)
A. 5-7
B. 5-6
C. 5-8
D. 5-2
Câu 1. Nhà máy điện có chức năng biến đổi:
a. Nhiệt năng thành điện năng	
b. Thủy năng thành điện năng
c. Năng lượng nguyên tử thành điện năng	
d. Nhiệt năng, thủy năng, năng lượng nguyên tử,  thành điện năng
Câu 2. Đường dây dẫn điện có chức năng:
a. Truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ
b. Biến đổi các dạng năng lượng thành điện năng
c. Biến đổi điện năng thành nhiệt năng
d. Thắp sáng bóng đèn	
Câu 3. Trong sản xuất và đời sống, điện năng không có có vai trò nào sau đây:
a. Là nguồn động lực, nguồn năng lượng
b. Quá trình sản xuất được tự động hóa.
c. Cuộc sống của con người văn minh và hiện đại hơn
d. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Câu 4. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm xảy ra tai nạn điện:
a. Do chạm trực tiếp vào vật mang điện
b. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp
c. Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất
d. Do đứng dưới đường dây dẫn điện vào nhà.
Câu 5. Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc an toàn trong khi sử dụng điện:
a. Thực hiện tốt cách điện của đồ dùng điện và dây dẫn điện
b. Thực hiện nối đất các thiết bị, đồ dùng điện
c. Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp
d. Sử dụng các vật lót cách điện, dụng cụ bảo hộ lao động.
Câu 6. Nguyên tắc nào không phải nguyên tắc an toàn trong khi sửa chữa điện:
a. Cắt nguồn diện trước khi sửa chữa
b. Sử dụng các vật lót, dụng cụ lao động
c. Sử dụng các dụng cụ kiểm tra
d. Nối đất các thiết bị điện
Câu 7. Cứu người bị tai nạn điện chúng ta cần phải:
a. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện và đưa đến bệnh viện
b. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện và làm hô hấp
c. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, rồi sơ cứu và đưa nạn nhân đến bệnh viện
d. Cho nạn nhân uống sữa hoặc ăn no rồi đưa vào bệnh viện.
Câu 8. Bút thử điện không dùng để:
a. Thử rò điện của một số đồ dùng điện
b. Thử chổ hở cách điện của dây dẫn điện
c. Xác định dây pha của mạch điện
d. Dẫn điện xuống đất
Câu 9. Vật liệu kĩ thuật điện được phân thành  loại.
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
Câu 10. Vật liệu dẫn điện có:
a. Điện trở suất nhỏ, dẫn điện kém
b. Điện trở suất nhỏ, dẫn điện tốt
c. Điện trở suất lớn, dẫn điện tốt
d. Điện trở suất lớn, dẫn điện kém
Câu 11. Dung địch điện phân, than chì, thủy ngân là
a. Vật liệu dẫn từ
b. Vật liệu dẫn điện
c. Vật liệu cách điện
d. Vật liệu dẫn nhiệt
Câu 12. Vật liệu dẫn từ dùng để chế tạo
a. Các phần tử dẫn từ
b. Các phần tử cách điện
c. Các phần tử dẫn điện
d. Các phần tử dẫn nhiệt
Câu 13. Vật liệu cách điện có:
a. Điện trở suất nhỏ, cách điện tốt
b. Điện trở suất nhỏ, cách điện kém
c. Điện trở suất lớn, cách điện tốt
d. Điện trở suất lớn, cách điện kém
Câu 14. Hợp kim pheronike, nicrom khó nóng chảy dùng để chế tạo:
a. Phần tử cho các đồ dùng điện – quang
b. Phần tử cho các đồ dùng điện – cơ
c. Phần tử cho các đồ dùng điện – nhiệt
d. Phần tử cho các đồ dùng điện – điện tử.
Câu 15. Vật liệu cách điện dùng để chế tạo
a. Các phần tử dẫn từ
b. Các phần tử cách điện
c. Các phần tử dẫn điện
d. Các phần tử dẫn nhiệt
Câu 16. Khi quá nhiệt độ cho phép, tuổi thọ của vật liệu cách điện:
a. Giảm không đáng kể
b. Không còn
c. Chỉ còn một nửa
d. Tăng lên 5 lần
Câu 17. Vật liệu dẫn từ là:
a. Vật liệu cho dòng điện chạy qua
b. Vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua được
c. Vật liệu không cho dòng điện chạy qua
d. Vật liệu mà đường sức từ trường không chạy qua được.
Câu 18. Vật liệu dẫn từ có đặc tính:
a. Dẫn từ kém
b. Dẫn điện kém
c. Cách điện tốt
d. Dẫn từ tốt
Câu 19. Lõi của máy phát điện, động cơ điện, máy biến áp làm bằng vật liệu:
a. Đồng
b. Thép kĩ thuật điện
c. Nhôm
d. Nicrom
Câu 20. Vật liệu dẫn từ thường dùng là:
a. Hợp kim đồng, hợp kim nhôn, anico, ferit
b. Đồng, nhôm, pecmaloi, anico
c. Thép kĩ thuật điện, anico, ferit, pecmaloi
d. Chỉ có thép kĩ thuật điện
Câu 21. Anico là vật liệu thường dùng làm:
a. Lõi dẫn từ của máy biến áp
b. Lõi dẫn từ của nam châm điện
c. Nam châm vĩnh cửu
d. Anten
Câu 22. Đồ dùng loại điện – quang dùng biến đổi điện năng thành:
a. Quang năng
b. Nhiệt năng
c. Cơ năng
d. Điện tử
Câu 23. Đồ dùng loại điện – cơ dùng biến đổi điện năng thành:
a. Quang năng
b. Nhiệt năng
c. Cơ năng
d. Điện tử
Câu 24. Đồ dùng loại điện – nhiệt dùng biến đổi điện năng thành:
a. Quang năng
b. Nhiệt năng
c. Cơ năng
d. Điện tử
Câu 25. Các đại lượng định mức thường ghi trên đồ dùng điện là:
a. Điện áp định mức, công suất định mức và tần số dòng điện.
b. Điện áp định mức, dòng điện định mức và công suất định mức
c. Dòng điện định mức, công suất định mức và tần số dòng điện.
d. Công suất định mức , tần số dòng điện và dung tích sử dụng
Câu 26. Chọn mua bóng đèn cho bạn học có số liệu kĩ thuật nào sau đây?
a. 110V – 40W
b. 220V – 300W
c. 220V – 40W
d. 110V – 400W
Câu 27. Đèn LED là đồ dùng điện loại:
a. Điện – nhiệt
b. Điện – quang 
c. Điện – cơ 
d. Điện tử
Câu 28. Dựa vào nguyên lí làm việc, đèn điện được phân thành  loại chính.
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 29. Sợi đốt trong bóng đèn sợi đốt còn gọi là:
a. Dây tóc đèn
b. Dây điện trở
c. Dây niken
d. Dây chảy
Câu 30. Sợi đốt được làm bằng vật liệu:
a. Nike – crôm 
b. Vonfram
c. Feirit
d. Amian
Câu 31. Đèn sợi đốt có đặc điểm là:
a. Đèn phát ra ánh sáng lien tục, tuổi thọ cao
b. Đèn phát ra ánh sáng lien tục, hiệu suất phát quang cao
c. Đèn phát ra ánh sáng lien tục, hiệu suất phát quang thấp, tuổi thọ thấp
d. Đèn phát ra ánh sáng không lien tục, hiệu suất phát quang cao.
Câu 32. Nhược điểm của đèn sợi đốt:
a. Hiệu suất phát quang thấp, phát ra ánh sáng liên tục
b. Phát ra ánh sáng liên tục, tuổi thọ thấp
c. Hiệu suất phát quang thấp, tuổi thọ thấp
d. Ít phát nhiệt ra môi trường, tuổi thọ cao.
Câu 33. Bóng đèn có ghi 220V – 15W, các số này có ý nghĩa :
a. Điện áp và công suất định mức
b. Công suất định mức và tần số dòng điện
c. Điện áp và dòng điện định mức
d. Dòng điện và công suất định mức
Câu 34. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang là:
a. Có hiện tượng nhấp nháy gây mỏi mắt và cần mồi phóng điện
b. Phát nhiệt ra môi trường xung quanh
c. Có hiện tượng nhấp nháy gây mỏi mắt và hiệu suất phát quang thấp
d. Cần mồi phóng điện và không tiết kiệm điện năng
Câu 35. Đâu là ưu điểm của đèn huỳnh quang?
a. Cần chấn lưu
b. Ánh sáng không liên tục
c. Không tiết kiệm điện năng
d. Cần mồi phóng điện.
Câu 36. Tuổi thọ của đèn huỳnh quang khoảng  giờ
a. 1000
b. 5000
c. 7000
d. 8000
Câu 37. Chấn lưu và tắc te được mắc như thế nào với đèn ống huỳnh quang?
a. Chấn lưu mắc song song, tắc te mắc nối tiếp với đèn huỳnh quang.
b. Chấn lưu mắc song song, tắc te mắc song song với đèn huỳnh quang.
c. Chấn lưu mắc nối tiếp, tắc te mắc nối tiếp với đèn huỳnh quang.
d. Chấn lưu mắc nối tiếp, tắc te mắc song song với đèn huỳnh quang.
Câu 38. Thiết bị nào thuộc loại đồ dùng điện – nhiệt?
a. Đèn chiếu sáng
b. Tủ lạnh, quạt điện 
c. Bơm nước, máy giặt
d. Bàn ủi điện, nồi cơm điện
Câu 39. Nguyên lí làm việc của đồ dụng điện nhiệt là dựa vào tác dụng của dòng điện chạy trong giây đốt nóng.
a. từ
b. hóa học
c. nhiệt
d. quang
Câu 40. Năng lượng đầu vào của đồ dụng điện – nhiệt là:
a. Cơ năng
b. Nhiệt năng
c. Điện năng
d. Quang năng
Câu 41. Năng lượng đầu ra của đồ dụng điện – nhiệt là:
a. Cơ năng
b. Nhiệt năng
c. Điện năng
d. Quang năng
Câu 42. Dây đốt nóng của bàn là điện được làm bằng vật liệu:
a. Đồng
b. Niken – crôm
c. Vonfram
d. Phero – crôm
Câu 43. Khi sử dụng bàn là chúng ta không làm điều gì sau đây?
a. Sử dụng đúng điện áp định mức của bàn là
b. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với vật dụng được là
c. Giữ mặt đế sạch và nhẵn, đảm bảo an toàn về điện và nhiệt
d. Để mặt đế bàn là trực tiếp lên bàn.
Câu 44. Trên nồi cơm điện có ghi 220V – 700W. Con số đó có ý nghĩa gì?
a. Điện áp định mức và công suất định mức
b. Dòng điện định mức và công suất định mức
c. Điện áp định mức và dòng điện định mức.
d. Điện áp định mức và công suất tiêu thụ
Câu 45. Động cơ điện 1 pha có  bộ phận chính
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 46. Hai bộ phận chính của động cơ điện 1 pha là:
a. Stato và dây quấn
b. Stato và rôto 
c. Rôto và dây quấn
d. Lõi thép và dây quấn
Câu 47. Rôto của động cơ điện quay dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
a. Tác dụng từ
b. Tác dụng hóa học
c. Tác dụng nhiệt 
d. Tác dụng phát sáng
Câu 48. Quạt điện gồm  bộ phận chính
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 49. Động cơ điện biến đổi điện năng thành:
a. Cơ năng
b. Nhiệt năng
c. Điện năng
d. Quang năng
Câu 50. Máy biến áp một pha dùng để biến đổi .. của dòng điện xoay chiều một pha.
a. Cường độ dòng điện.
b. Hiệu điện thế
c. Điện trở
d. Công suất 
Câu 51. Máy biến áp một pha gồm  bộ phận chính
a. 5
b. 4
c. 3
d. 2
Câu 52. Cấu tạo chính của máy biến áp một pha gồm:
a. Stato và dây quấn
b. Stato và rôto 
c. Rôto và dây quấn
d. Lõi thép và dây quấn
Câu 53. Máy biến áp một pha có  loại dây quấn
a. 5
b. 4
c. 3
d. 2
Câu 54. Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng trong ngày từ:
a. 17 giờ đến 22 giờ
b. 18 giờ đến 22 giờ
c. 19 giờ đến 22 giờ
d. 22 giờ đến 5 giơ.
Câu 55. Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải của giờ cao điểm tiêu thụ điện
a. Điện năng tiêu thụ rất lớn
b. Khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện không đủ.
c. Điện áp của mạng điện bị giảm xuống
d. Cường độ dòng điện tăng lên quá mức ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện.
Câu 56. Biện pháp nào không tiết kiệm điện năng
a. Sử dụng đồ dụng điện có hiệu suất cao.
b. Sử dụng đồ dùng điện có công suất lớn.
c, Giảm tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm
d. Không sử dụng lãng phí điện năng (tắt khi không sử dụng)
Câu 57. Hiện nay, để chiếu sáng trong nhà, lớp học,  chúng ta nên dùng loại đèn nào sau đây để tiết kiệm điện năng
a. Đèn huỳnh quang
b. Đèn copac huỳnh quang
c. Đèn LED
d. Đèn năng lượng mặt trời
Câu 58. Công thức tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện là:
a. A = U.t
b. A = P.t
c. A = I.t
d. A = R.t
Câu 59. Đổi từ 1kWh =..Wh
a. 1000
b. 10000
c. 100000
d. 1000000
Câu 60. Mạng điện trong nhà ở nước ta có cấp điện áp bằng:
a. 110V
b. 220V
c. Từ 110V đến 220V
d. 270V
Câu 60. Yêu cầu nào sau đây không phải là yêu cầu của mạng điện trong nhà
a. Cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện và dự phòng
b. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và ngôi nhà
c. Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.
d. Biến đổi điện áp của mạng điện thành cấp điện áp 220V
Câu 61. Mạng điện trong nhà không có phần tử nào sau đây:
a. Công tơ điện, dây dẫn điện
b. Các thiết bị điện (đóng – cắt, bảo vệ và lấy điện)
c. Đồ dùng điện (TV, nồi cơm điện,)
d. Máy phát điện
Câu 62. Bộ phận qua trọng nhất trong cầu chì là:
a. Vỏ cầu chì
b. Các cực giữ dây chảy
c. Dây chảy
d. cả a, b, c đều quan trọng.
Câu 63. Áp – to – mát thực hiện chức năng của:
a. Cầu chì và công tắc
b. Cầu chì và cầu dao
c. Cầu chì và ổ điện
d. Cầu dao và công tắc
Câu 64. Sơ đồ điện là:
a. Hình biểu diễn các phần tử của một mạch điện
b. Hình biểu diễn kí hiệu các phần tử của một mạch điện.
c. Hình biểu diễn quy ước của một mạch điện
d. Hình biểu diễn thực tế của một mạch điện.
Câu 65. Sơ đồ điện được phân thành hai loại như sau:
a. Sơ đồ lắp đặt, sơ đồ đấu dây.
b. Sơ đồ đấu dây, sơ đồ quy ước
c. Sơ đồ lắp đặt, sơ đồ quy ước
d. Sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt
Câu 66. Sơ đồ nguyên lí mạch điện là sơ đồ:
a. Nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện
b. Biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử trong mạch điện
c. Nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện và thể hiện cách lắp đặt của chúng trong thực tế.
d. Nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt của chúng trong thực tế.
Câu 67. Sơ đồ lắp đặt mạch điện là sơ đồ:
a. Nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện
b. Biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử trong mạch điện
c. Nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện và thể hiện cách lắp đặt của chúng trong thực tế.
d. Nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt của chúng trong thực tế.
Câu 68. Sắp xếp thành trình tự thiết kế mạch điện
1. Xác định nhu cầu sử dụng điện.
2. Chọn những phần tử thích hợp của mạch điện
3. Đưa ra các phương án thiết kế mạch điện và chọn phương án thích hợp.
4. Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng yêu cầu cần thiết không.
a. 1-2-3-4
b. 1-3-2-4
c. 1-2-4-3
d. 1-3-4-2

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_cong_nghe_lop_8.docx